13/01/2018, 16:44

Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Văn hay lớp 11

Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Văn hay lớp 11 Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi tỉnh Hà Giang Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn của văn học Việt Nam thời trung đại, được nhân dân, đặc biệt là ...

Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Văn hay lớp 11

Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi tỉnh Hà Giang

Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn của văn học Việt Nam thời trung đại, được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ này vào khoảng sau năm 1850, khi ông đã bị mù, về mở trường dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Nội dung dựa trên cơ sở các mô típ của văn học dân gian và truyện trung đại kết hợp với một số tình tiết có thật trong cuộc đời tác giả.

Truyện kể về Lục Vân Tiên, một chàng trai văn võ song toàn, trên đường đi thi đã đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga, một tiểu thư con quan. Nguyệt Nga tự nguyện xin gắn bó với chàng để đáp đển ân nghĩa. Trước khi thi, được tin mẹ đã qua đời, Lục Vân Tiên phải về chịu tang. Chàng thương khóc mẹ đến mù hai mắt. Trịnh Hâm, một kẻ xấu bụng vì ghen tài nên đã lừa đẩy Lục Vân Tiên xuống sông. Chàng được vợ chồng ông Ngư cứu sống, về đến quê nhà, chàng bị cha con Võ Thể Loan (vợ chưa cưới) trở mặt bội ước, đem bỏ chàng trong hang núi nhưng chàng được Thần, Phật giúp đỡ. Cuối cùng, mắt chàng sáng ra, thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi đánh giặc ô Qua.

Nguyệt Nga một lòng chung thủy với Vân Tiên. Bị Thái sư bắt đi cống cho giặc, nàng đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng được cứu sống. Sau đó, nàng bị cha con Bùi Kiệm ép duyên, phải bỏ trốn. Cuối cùng, Vân Tiên thắng trận trở về, tình cờ gặp lại Nguyệt Nga và cùng nàng kết duyên chồng vợ.

Đoạn trích Lẽ ghét thương (từ câu 473 đến 504) kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Lục Vân Tiên cùng bạn là vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và vương Tử Trực gian lận. ông Quán nhân đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời.

Đoạn trích là lời cảm khái than đời của ông Quán trước bọn tiểu nhân Trịnh Hâm, Bùi Kiệm huênh hoang, khoác lác, bất tài mà bụng dạ lại xấu xa. Đó chính là việc tầm phào mà ông Quán ghét. ông Quán là nhân vật tiêu biểu cho các nhà Nho mai danh ẩn tích, cũng như ông Ngư, ông Tiều, lấy nghề nghiệp mưu sinh làm tên. Có thể coi đây là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của tác gỉả.

Quán rằng: “Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"

Câu nói của ông Quán cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa hai loại tình cảm ghét – thương trong trái tim Đồ Chiểu. Hay ghét không phải vì những nỗi niềm riêng tư cá nhân trước cuộc đời. Hay ghét không phải vì không tha thiết lòng thương. Lí giải cho căn nguyên của tất cả những căm ghét sôi trào hóa ra lại xuất phát từ tấm lòng yêu thương trĩu nặng đối với cuộc đời: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương. Câu thơ tuyên ngôn về lẽ ghét thương của ông Quán như một yêu cầu về đạo đức và lí tưởng của con người. Thương và ghét là hai mặt đối lập của một tình cảm thống nhất. Đã thương cái tốt đẹp tất phải ghét cái xấu xa. Lẽ ghét thương mà ông Quán nhắc đến gắn với lòng thương dân sâu sắc. Hóa ra ghét chỉ là một biểu hiện khác của tình yêu thương mà thôi.

Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng và chí nguyện bình sinh nên ông Quán càng căm ghét những kẻ hại dân, hại đời, nhẫn tâm đẩy dân chúng vào cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Giữa cuộc đời đầy rẫy bất công, ngang trái, trái tim yêu thương của nhà thơ không thể không cất lên tiếng nói bất bình, căm hận những gì lỗi đạo trời, trái đạo người. Vì chưng hay ghét cũng là hay thương – đó là đỉnh cao tư tưởng nhân văn của Nguyễn Đình Chiểu.

Tiếp sau câu trả lời khái quát này, ông Quán đã chứng minh cho điều mình nói. Cái gốc của lẽ ghét thương xuất phát từ tỉnh yêu thương. Không có cái gốc của thương, mọi cái ghét dường như có nguy cơ trở thành thái độ hằn học với cuộc đời. Do đó nó sẽ không có ý nghĩa nhân văn cao cả và không có động lực đấu tranh.

Phần nói về lẽ ghét gồm mười câu:
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.

Câu thơ thứ nhất đã hé mở cho chúng ta thấy nguyên nhân quyết định thái độ yêu ghét của ông Quán và cũng là của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Thấp thoáng sau từng chữ, từng câu là một trái tim tha thiết yêu thương. Tình thương ấy thể hiện qua hai chữ hay thương giản dị, mộc mạc mà xúc động lòng người.

Tám câu thơ tiếp theo chia làm bốn cặp, cứ câu trên nêu lên đối tượng bị ghét thì câu dưới tả cảnh khổ của dân:

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời u, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.

Ông Quán đã Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm các triều đại và những nhân vật đại diện cho các triều đại đó như vua Kiệt thời nhà Hạ, vua Trụ đời nhà Thương bạo ngược, vô đạo, hoang dâm nhất trong lịch sử vua chúa Trung Quốc. Sử sách còn ghi lại chuyện vua Kiệt cho: Xây núi thịt, rừng thịt khô, đào ao đựng rượu, đi thuyền trong ao, đào hầm làm Trường Dạ cung (cung đêm dài) để nam nữ tạp giao. Vua Trụ cuối nhà Thương lấy thịt người nuôi thú dữ, moi tim trung thần là 77 Can để xem bảy khiếu…

Đời u, Lệ đa đoan tức là u vương và Lệ vương, những tên vua khét tiếng tàn bạo, say mê tửu sắc. Bao Tự, người đàn bà đẹp mà u vương say đắm thường buồn rầu, chẳng bao giờ cười. Để mua tiếng cười của Bao Tự, u Vương đã sai người lấy hàng trăm tấm lụa quý trong kho để xé, tạo ra âm thanh “vui tai” cho Bao Tự nghe. Liều lĩnh hơn, nhà vua còn cho đốt đài phong hoả trên núi Lư Sơn để các nước chư hầu tưởng có biến, vội vàng kẻo quân đến cứu. Đang dự yến tiệc trên lầu cao, nhìn các nước chư hầu hốt hoảng kéo tới rồi chưng hửng ra về, Bao Tự đã vỗ tay cười.

Đời Ngũ bá phân vân mà ông Quán nhắc đến là đời nhà Chu năm vua chư hầu kế tiếp nổi lên làm bá chủ. Họ kéo bè, kết cánh, đánh nhau liên miên gây nên cảnh loạn lạc, điêu đứng cho dân chúng. Đời thúc quỷ phân bảng, vua và các lãnh chúa cuối đời Đường sớm đầu tối đánh, hỗn chiến kéo dài khiến triều đình chia lìa, suy thoái.

Tất cả các triều đại trên đều giống nhau ở một điểm là vua chúa say đắm tửu sắc, hoang dâm vô độ, quan lại chia phe phái tranh giành, quyển lợi, không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân mà còn làm hại dân, đẩy dân vào cảnh lầm than khổ cực. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ có tác dụng nhấn mạnh những điểu đáng ghét và thể hiện thái độ căm phẫn cao độ của nhân vật ông Quán. Qua lời ông Quán, người đọc có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu đã đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức để lên án bọn vua chúa bạo ngược, bất nhân và lũ quan lại sâu dân mọt nước.

Trong phần nói về lẽ thương, ông Quán đã dẫn những chuyện về các bậc hiền tài phải chịu số phận lận đận, ước nguyện phò vua giúp đời không thành. Hoài bão và cảnh ngộ của họ dường như có những điểm giống với tác giả của truyện Lục Vân Tiên. Bởi vậy tiếng thơ là lời đồng cảm sâu sắc xuất phát từ đáy lòng, đâu phải chi là chuyện xem trong kinh sử đã từng. Nguyễn Đình Chiểu khi viết truyện Lục Vân Tiên đã trải qua bao bất hạnh của số phận, lại đứng trước một thời buổi nhiễu nhương, loạn lạc.

Nói đến lẽ thương thì những nhân vật mà ông Quán thương là đức thánh nhân Khổng Tử, ông tổ của Nho giáo đã lận đận cả đời trỏng sự nghiệp hành đạo của mình. Khổng Tử muốn truyền bá tư tưởng, thực hiện hoài bão cứu đời nhưng tới nước nào cũng không được tin dùng, có những lần còn suýt bị hãm hại. Thầy Nhan tử dở dang tức là Nhan Uyen, học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử, rất hiếu học, đức độ, song yểu mệnh: Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh. Gia Cát (Khổng Minh) thời Tam Quốc dốc tài làm quân sư cho Lưu Bị nhằm khôi phục cơ đồ nhà Hán nhưng lại không gặp thời, gặp vận, trước khi mất, sự nghiệp vẫn chưa thành. Đổng Tử tức Đổng Trọng Thư, bậc đại Nho thời nhà Hán, học rộng, tài cao, ra làm quan mà không được trọng dụng, không có điều kiện để thi thố tài năng. Nguyên Lượng tức Đào Tiềm, người có tính cách cao thượng, không màng danh lợi và rất giỏi thơ văn. Đào Tiềm đã nhận một chức quan nhỏ nhưng vì không chịu khom lưng uốn gối trước quan trên nên đã lui về ẩn dật, đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn (tạc tỉnh canh điền), để giữ trọn khí tiết của mình. Hàn Dũ là nhà văn nổi tiếng đời Đường, khi làm quan trong triều vì dâng biểu khuyên vua không nên quá tin đập Phật nên đã bị giáng chức và đày đi xa. Thầy Liêm, Lạc là Chu Đôn Di ở Liêm Khê và Trình Hạo, Trình Di người Lạc Dương, đều là những triết gia nổi tiếng đời Tống, ra làm quan nhưng bất đổng quan điểm với vua nên lui vể dạy học.

Như vậy, lẽ thương của ông Quán bắt nguồn từ tình thương dân, thương đời. Cảnh ngộ của Nguyễn Đình Chiểu khi viết tác phẩm Lục Vân Tiên ít nhiều giống những nhân vật lịch sử mà ông Quán đã dẫn trong đoạn trích. Là một nho sĩ, Nguyễn Đình Chiểu cũng từng mơ ước lập thân để trả nợ nước non, nhưng mới bước chân vào đời ông đã gặp bao nỗi bất hạnh, Cho nôn, trong niềm thương những bậc hiền tài kia cũng có một phần là thương mình.
Địểm lại tất cả những đối tượng ghét và thương của ông Quán, chúng ta có thể thấy điều mà tác giả quan tâm chính là cuộc sống lầm than của đông đảo dân chúng dưới ách thống trị của bọn vua chúa bạo ngược và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp thời, gặp vận. Các dẫn chứng tuy lấy từ sử sách của Trung Quốc cổ nhưng đều được lựa chọn để ngụ ý nói về hiện tình xã hội Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn. Chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của nhà Nguyễn đã đẩy nhân dân vào cuộc sống đói khổ cùng cực. Không ít hiền tài chẳng những không được tin dùng mà còn bị vùi dập, đoạ đày. Cao Bá Quát là người tài cao mộng lớn nhưng thi nhiều lần mà chi đỗ đạt thấp. Bất mãn trước xã hội thối nát, ông đã tham gia phong trào khởi nghĩa của nông dân chống lạí triều đình nên bị giết chết. Bùi Hữu Nghĩa vì cương trực mà không tránh khỏi ngục tù. Nguyễn Công Trứ “một niềm trung trinh báo quốc” cuối cùng cũng bị biến thành “con rối làm trò cười cho thiên hạ”. Đằng sau những chuyện tác giả mượn từ sử sách xa xưa thấp thoáng bóng dáng hiện thực đang diễn ra trước mắt.

Tất cả những điều đáng ghét, đáng thương trong cuộc sống thường xuyên dội vào tâm tư Đồ Chiểu, con người nặng tình với dân với đời, khiến ông phải xót xa, đau đớn. Cho nên không có gì lạ khi nói tới chuyện đạo lí, kinh sử đời xưa mà giọng điệu ông Quán lại không nén được nỗi buồn giận, đắng cay. Tâm trạng của ông Quán được thể hiện qua những từ ngữ mộc mạc nhưng đầy sức mạnh và giàu cảm xúc, nóng hổi hơi thở của cuộc sống như: ghét cay ghét đắng, sa hầm sẩy hang, lằng nhằng rối dân, phui pha, ngùi ngùi… Lối dùng điệp ngữ dồn dập, cụm từ Thương ông, Thương thầy cũng lặp lại chín lần ở mười bốn câu, rất có hiệu quả trong việc diễn đạt thái độ ghét, thương dứt khoát, phân minh của tác giả. Ngoài ra, đoạn thơ còn sử dụng nghệ thuật tiểu đối trong câu, ví dụ như: Vì chưng hay ghét >< cũng là hay thương, sa hầm >< sẩy hang, sớm đầu >< tối đánh, Chí thời có chi >< ngôi mà không ngôi, Sớm dâng lời biểu >< tối đày đi xa,… làm cho câu thơ nhịp nhàng, cân đổi, mang vẻ đẹp cổ điển. Tuy nhiên, phần lớn lời thơ trong Truyện Lục Vân Tiên mang tính chất khẩu ngữ cho nên mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.

Đoạn trích Lẽ ghét thương qua lời ông Quán đã thể hiện tập trung tư tưởng thương dân, thương đời sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Vì thương dân, thương đời mà ông ghét bọn hôn quân, bạo chúa bất nhân. Vì thương dân, thương đời mà ông kính mến và xót xa cho các bậc hiền tài, tiếc rằng họ không có dịp đem tài năng để giúp đời. Đằng sau lẽ ghét thương là tấm lòng nhân ái sâu sắc, bao la của nhà thơ mù nổi tiếng đất Lục tĩnh Nam Kì.

Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 2

Xuân Diệu đã nhận xét rất đúng: “Nguyễn Đình Chiểu đã viết đoạn thơ thương ghét trứ danh. Thật ra từ ngàn đời trước, đó là tình cảm phổ biến của nhân dân, và nhiều thi sĩ trước kia đã có những vần thơ về tà, chính; nhưng viết ra tập trung thành mấy chục câu thơ giản dị, phân minh, rõ ràng, sắc nét, có nhạc điệu, có tâm tình, khiến ai cũng phải thuộc, thì ai đã viết một cách điển hình như vậy ngoài Nguyễn Đình Chiểu”

Đây là đoạn trích lời phát biểu của ông Quán khi chứng kiến cảnh Vân Tiên, Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm thi tài xướng họa tại quán của ông. Kiệm, Hâm bất tài, làm thơ không ra, lại nghi hoặc đổ thừa cho Tiên và Trực làm thơ nhanh là do chép thơ cổ nhân, ông Quán bật cười, khuyên Tiên nên biết chọn bạn. Tiên xin ông nói cho lẽ ghét thương ở đời, nhân đó mà ông Quán có đoạn phát biểu như trong đoạn trích “Lẽ ghét thương"

Trong đoạn văn trên ông Quán đã trình bày 10 dòng về ghét, 14 dòng về thương và kết lại hai câu “nửa phần ghét, nửa phần thương” ở đời.

Ồng Quán đã ghét những gì? Qua bốn điều ghét: ghét đời Kiệt, Trụ, ghét đời u, Lẽ, ghét đời Ngũ Bá, ghét đời Thúc Quý, ta thấy ông Quán ghét các chế độ xã hội thối nát, đạo đức suy đồi, dối trá, hèn hạ, dâm dục… đã làm cho nhân dân điêu đứng “sa hầm sẩy hang”. Qua bốn điều ghét ta cũng thấy Nguyễn Đình Chiếu đã có một tiêu chuẩn về cái đáng ghét rất rõ ràng: Cái gì làm khổ dân, nhũng nhiễu dân, gây hại cho dân đều đáng ghét cả.

Mức độ căm ghét của ông cũng hết sức sâu sắc. Mấy chữ sau đây nghe như dao khắc vào đá, sâu đậm, không phai mờ:

Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.

Ông Quán đã thương những gì? Qua bảy điều thựơng ta thấy ông thương toàn nhà nho nổi tiếng, từ Khổng Tử, Nhan Hồi, Đổng Trọng Thư, Gia Cát Lượng, cho đến Đào Tiềm, Hàn Dũ, Chu Hi, Trình Di, Trình Hiệu đời Đường-Tống. Vì sao lại thương họ? Ông thương đời họ dở dang, gặp bước gian truân, không có điều kiện phát huy đầy đủ tài năng và đức độ của họ. Nhìn chung lại ông Quán thương người có tài, có đức gặp khó khăn bị dang dở, bị hãm hại. Qua mấy điều thương này ta thấy ông Quán hết sức thương xót những bậc có tài cao, đức trọng ở đời.

Điều đáng chú ý nhất trong đoạn văn này là trong ghét có thương, trong thương có ghét. Khi nói tới ghét các đời đa đoan lời văn đã để lộ một niềm thương yêu lớn: thương dân. Khi nói tới niềm thương, lời văn toát ra niềm ghét, ghét kẻ tiểu nhân xua đuổi kẻ hiền tài.

Tổng hợp lại ông Quán thương nhân dân, thương hiền tài, ghét xã hội thối nát, ghét kẻ tiểu nhân đê tiện, cội nguồn của mọi bất hạnh trong đời.

Lẽ ghét thương của ông Quán cũng chính là lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu, chứng tỏ nhà thơ hoàn toàn đứng về phía nhân dân, chính nghĩa.

Sự lặp lại những từ “ghét đời”, “thương là”, “thương người”… có ý nghĩa như một dấu hiệu liệt kê. Sau mỗi tiếng ấy người đọc đợi chờ thêm một hiện tượng đáng ghét, điều thương ở đời.

Sự lặp lại gây tác dụng biêu cảm, biểu hiện một nguồn tình cảm dào dạt, lai láng tuôn chảy không thôi trong trái tim ông Quán và trái tim nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu.

Mấy câu thơ:

Quán rằng: ghét việc tầm phào

Ghét cay, ghét đáng, ghét vào tận tâm

Là những câu rất hay. Hai câu thơ mà bốn chữ ghét, nói lên cường độ sâu đậm của tình cảm. Hơn nữa mấy chữ ghét lại được sắp xếp theo nhịp điệu tự nhiên, nhịp nhàng có tác dụng khắc sâu. Cách dùng từ diễn đạt lại là cách dùng khẩu ngữ: “ghét cay ghét đắng”, “ghét chuyện tầm phào”, hồn nhiên, bộc trực, không một chút quanh co. Vẻ đẹp của câu thơ Nguyễn Đình Chiểu là vẻ đẹp bộc trực, thẳng thắn, dứt khoát, và do đó mà mạnh mẽ.

Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 3

Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam. Các sáng tác của ông đã thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Đặc biệt vấn đề về đạo đức của con người được nhà thơ quan tâm và thể hiện ở nhiều góc độ. Và Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Đó là điều cốt lõi, là khát vọng xây dựng mối quan hệ bè bạn giữa người với người. Trong hệ thống nhân vật lí tưởng của tác phẩm, ông Quán là một nhân vật hấp dẫn. Đó là một nhà Nho ở ẩn, thực chất cũng chính là bản thân Đồ Chiểu tự bộc bạch tình cảm của mình trước sự đời.

Lục Vân Tiên không phải là tác phẩm đề cao trung, hiếu, tiết, hạnh mà là tác phẩm đề cao nhân nghĩa và phê phán tất cả những cái gì là bất nhân, bất nghĩa. Bao trùm tác phẩm là những tình cảm rất đẹp đẽ, hồn nhiên của những con người biết cứu giúp nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau lúc khó khăn, những con người sống chí tình chi nghĩa. Ngòi bút của nhà thơ bao giờ cùng sôi nổi, tràn đầy yêu thương. Viết Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu như có ý muôn nêu lên những tấm gương về luân lí đạo đức. Mà nói đến đạo đức phong kiến thì đều cơ bản là ái quốc. Trung quân là trung với nước, với lẽ phải, với lương tri con người.

Đoạn trích Lẽ ghét thương trong Lục Vân Tiên gồm hai mươi sáu câu thơ lục bát, là lời của ông Quán. Trong lời ông Quán ta thấy rõ tư tưởng trung quân của Nguyễn Đình Chiểu trước hết không phải xuất phát từ vua mà từ dân, từ lợi ích của dân. Nhà thơ thấy chỉ có thể trung với những ông vua tốt, biết chăm lo cho dân, chứ đối với những tên vua xấu, vua ác làm hại dân, gây đau khổ cho dân thì ông lên án gay gắt. Bởi vậy cái ghét, tình thương của ông xuất phát từ một tấm lòng yêu thương sâu xa nồng thắm:

Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương

Lẽ ghét thương là những lời tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu. Trong đoạn trích nói về lẽ ghét thương có hai sáu mươi câu thơ trong đó có mười câu nói về lẽ ghét, mười sáu câu nói về tình thương, về lẽ thương (dài gần gấp đôi so với lời nói về ghét). Ta thấy căn nguyên, gốc rễ của cái ghét: ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm, những cái tầm phào, những cái đa đoan, những cái dối trá, những cái mê dâm là vì chúng làm dối dân, làm dân nhọc nhằn, dân luống chịu lầm than muôn phần, làm dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. Như vậy căn nguyên của cái ghét là bởi vì tình thương sâu sắc đỗi với người dân. Những kẻ có quyền, có ô lọng đã lợi dụng chỗ dựa để lừa gạt, làm hại dân.. Thực ra là những ông vua bạo ngược, những kẻ kéo bè kéo phái gây chiến tranh hại dân… đời Kiệt, Trụ; đời U, Lệ; đời Ngũ Bá, đời Thúc, Quý.

Trong số mười câu thơ nói về lẽ ghét thì bốn câu có từ dân nói về nỗi khổ của dân:

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.

Khiển dân luống chịu lầm than muôn phần.

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.

Sớm đâu tối đánh lằng nhằng dối dân.

Nỗi ghét được giãi bày sâu đậm, cao độ. Bằng việc sử dụng điệp từ ghét trong câu thơ tám tiếng:

Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.

Đã diễn tả thái độ căm thù, khinh bỉ cực sâu. Đặc biệt nghệ thuật tăng cấp: cay – đắng – vào tận tâm tả cụ thể màu sắc, mùi vị và độ sâu tăng dần của cái ghét: Từ cái ghét có vị cay, sang cái ghét có vị đắng, đến cái ghét có độ sâu của lòng người: ghét vào tận tâm. Như vậy, nhà thơ đã vận dụng quy luật chuyển đổi cảm giác: Từ vị giác (cay – đắng kết hợp với từ ghét tạo nên một thứ cảm xúc đặc biệt: ghét cay, ghét đắng, đến ghét vào tận tâm. Với cách diễn đạt tăng cấp này, Nguyễn Đình Chiểu cho thấy cái ghét của ông Quán chính là lòng căm cao độ, sâu cay. Ông căm thù tất cả những kẻ làm tổn hại đến cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân. Chính điều này đã thể hiện rõ tính nhân dân sâu sắc của thơ Đồ Chiểu).

Từ lẽ ghét, ông Quán bộc lộ tình thương bao la. Lời tự bạch của ông qua mười sáu câu thơ đã tỏ rõ thái độ kính yêu, trân trọng và tấm lòng cảm thương sâu sắc với những bậc hiền tài, đức hạnh, những người làm việc giúp dân. Mở đầu là ông nói tình thương của mình đối với Khổng Tử vất vả, gian lao trong công việc truyền đạo Nho:

Thương là thương đức thánh nhân

Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.

Sau đó ông bộc lộ tình thương với thầy Nhan Tử, với Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm, Lạc. Đó là những hiền nhân, quân tử, kiểu mẫu của đạo Nho, muốn hành đạo giúp vua cứu đời, cứu dân nhưng rút cục là gặp bất hạnh hoặc chết yểu, hoặc không được vua tin dùng… mơ ước và nguyện vọng hành đạo, cứu đời, cứu dân của họ không thành. Như vậy tình thương của ông Quán với những bậc quân tử cuối cùng cũng bởi tình thương dân, vì thương dân mà thương những người bị thất bại trong việc cứu giúp dân.

Nếu đoạn thơ mười câu nói về lẽ ghét của ông Quán thì ở đoạn thơ mười sáu câu ông Quán lại bộc lộ lòng thương yêu trực tiếp đối với những người có tài caochí lớn, muốn cứu đời, giúp dân… mà gặp rủi ro bất trắc nên nguyện vọng cứu đời, cứu dân không thực hiện được trọn vẹn.

Đoạn thơ mười sáu câu đã thể hiện rõ tính chất bác ái, nhân bản bao la, vẫn là nghệ thuật điệp từ thương lặp lại 9 lần với những cặp câu đối xứng hài hòa. Đặc biệt, mở đầu đoạn thơ nhà thơ dùng hai từ thương: Thương là thương đức thánh nhân.. Từ thương lặp lại nhiều lần đã biểu hiện niềm yêu thương tha thiết của ông Quán đối với Khổng Tử khi gặp gian nan, vất vả trên đường hành đạo.

Lòng thương của ông Quán rộng lớn bao la, thương cả những người chết yểu khi công danh còn dang dở:

Thương thầy Nhan Tử dở dang

Ba mựơi mốt tuổi tách đàng công danh.

Thương cả những người không gặp may trên đường đời:

Thương ông Gia Cát tài lành

Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.

Và cả những người bị oan khiên bị giáng chức, ngồi tù: Đổng Tử, Nguyên Lượng…

Từ tình thương những người cụ thể, ông Quán bộc lộ tình thương đến số phận cay đắng của con người trước những quy luật khắc nghiệt của tạo hóa và xã hội. Đó cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt với nhân dân mà cốt lõi là mong cho dân tộc được hạnh phúc, bình an.

Đoạn trích có bố cục chặt chẽ, mạch lạc và lô-gích. Có câu mở đầu nói về nỗi ghét:

Quán rằng: Ghét việc tầm phào

Ghét cay, ghét dắng, ghét vào tận tâm.

Đối lập lại là nhừng câu nói về tình thương và cũng có câu mở đầu:

Thương là thương đức thánh nhân

Kết cho cả hai đoạn là câu nói về cả ghét – thương:

Xem qua kinh sử mấy lần

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

Những điệp từ ghét – thương trong các ý nhỏ vừa tách biệt, vừa liên kết các ý đã làm cho đoạn thơ liền mạch, chặt chẽ… tạo nên giọng thơ vừa trang nghiêm, vừa thống thiết xót xa.

Thông qua lời ông Quán, Nguyền Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Lời giãi bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu – ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thế khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ.

Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 4

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, cuộc đời của ông đã gắn bó với rất nhiều thể loại văn học và cũng có công rất lớn tạo nên sự phong phú cho thể loại văn học ở Việt Nam, tiêu biểu cho những sáng tác đó là tác phẩm Lẽ Ghét Thương.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước cả cuộc đời của ông gắn bó với sự nghiệp văn học và những đóng góp lớn của ông đó là góp phần tạo nên những điều kì diệu trong nền văn học Việt Nam. Ông là một người rất quang minh và chính đại nên những lẽ ghét thương trong quan niệm của ông rất rõ ràng, trong tác phẩm này ông đã nói về những lẽ ghét thương đối với dân chúng và đối với kẻ thù xâm lược. Bao nhiêu nỗi lòng của tác giả đã được thể hiện rất chi tiết mở đầu câu thơ đầu tiên tác giả đã nói về những nỗi tầm phào và ông ghét những điều tầm phào đó, ông là một người có tấm lòng yêu nước thương dân vì vậy những việc không đem lại quyền lợi cho dân chúng ông đều căm ghét, đó là những điều thật tuyệt vời trong quan điểm của ông, những điều đó ông đã và đang thực hiện ngày càng tốt và đó là quan điểm sống của ông, một người biết lo cho dân cả đời gắn bó với nhân dân ông luôn mong đợi những điều tốt đẹp nhất cho nhân dân. Trong lẽ ghét thương đó ông đã rất rõ ràng và nó thể hiện những điều nhất định quan trọng, ông thương dân chúng lầm than, và ông ghét những chuyện tầm phào và không đem lại lợi ích cho nhân dân, dân đen vẫn đói khổ và ở đây cần có những chính sách và lợi ích đe lại cho dân chúng những lợi ích cao đẹp nhất cho nhân dân, ông mong cho nhân dân được bình an, có một cuộc sống bình an và hạnh phúc dân chúng thái bình, không phải chịu áp bức bóc lột mà luôn được sống một cuộc sống hạnh phúc nhất.

Trong cuộc đời của ông ông luôn phấn đấu để phục mọi điều tốt đẹp nhất cho nhân dân, những điều ông thương đó là đều là phục vụ quyền lợi cho nhân dân, ông đã phấn đấu để làm cho nhân dân có cuộc sống bình an và hạnh phúc, ông luôn luôn phấn đấu để có những điều tốt đẹp nhất cho nhân dân, ông thương dân chúng lầm than, đói khổ, và ông cũng căm ghét những bọn chỉ biết lo cho quyền lợi của bản thân mình mà không biết đến dân chúng, lúc nào cũng chỉ biết đến ăn chơi xa đọa mà không biết phục vụ cho cuộc sống của nhân dân, cả cuộc đời của ông đã phục vụ cho dân chúng, ông ghét bọn quan lại chỉ biết làm những điều tầm phào và không đem lại quyền lợi gì cho nhân dân, ông đã chỉ ra những nỗi ghét thương của chính mình và đó là quan điểm chính trị của một người yêu nước thương dân và có quan điểm thật rõ ràng và đậm chất yêu nước.

Những điều ông thương và những điều ông ghét nó cũng mang đậm những nét tương quan sâu sắc bên cạnh những điều thương thiết đó ông luôn tự ý thức được những điều mình cần làm cho dân chúng, ngoài thương những người dân đen lâm vào cơ cực khổ đau ra ông còn thương những người hiền tài luôn phải chịu những cảnh ngộ éo le và thời vận loạn lạc làm cho cuộc đời của họ cũng rất bất hạnh, những điều đó đã tác động đến mỗi người và chính bản thân ông cũng là người hiền tài nhưng phải chịu những nỗi đau đớn về mặt thể xác khi tuổi già ông bị bệnh và nó đã làm cho ông mất đi hai con mắt, ông phải lui về ở ẩn ở quê nhà, nhưng ông cũng vô cùng đau đớn và những điều đó làm cho tâm hồn ông cảm thấy thật nặng nề khi ông luôn gia sức để phục vụ cho dân chúng, về ở ẩn nhưng trong lòng không lúc nào không nhớ tới dân chúng, cuộc đời gắn bó với dân với nước, về ở ẩn và vẫn dạy học và phục vụ cho dân, không nguôi nghỉ ngày nào, ông vẫn luôn cố gắng phục vụ cho dân cho nước, những điều đó đã tạo nên cho ông một nhân cách cao đẹp, có số phận bạc mệnh nên những điều ông phấn đấu đã có công lớn lao trong sự nghiệp văn học của nước nhà.

Những hình ảnh của ông Quán đã thể hiện được niềm tự hào về những người hiền tài của dân tộc, ông đại diện cho những hình ảnh của đất nước đã trải qua bao đau thương và vất vả nhưng ông không ngừng vươn lên để bảo vệ đất nước, cả cuộc đời của ông gắn bó với dân chúng, những vẫn thơ của ông đã mang những giai điệu rất hùng vĩ và nó những lời đanh thép để chiến đấu lại với kẻ thù xâm lược, ông đã làm cho đất nước của mình bớt cực khổ, dân chúng lầm than nay cũng bớt đi phần nào, ông mong muốn cho dân tộc của mình được bình an và hạnh phúc, những điều mà ông gắn bó đã tạo nên cho cuộc sống của người dân được thái bình bình an. Ông là một người đã có nhiều đóng góp cho cả dân chúng và sự nghiệp văn chương của ông nó được coi là một công cụ để phục vụ nhân dân, dân chúng đang phải chịu nhiều đau khổ và lầm than thì ông đã dành hết công sức và khả năng của mình để phục vụ cho dân cho nước, cuộc đời của ông không bao giờ nghĩ cho bản thân mình mà suốt đời vì dân vì nước, khi về già bệnh tật nhưng bản thân ông vẫn luôn cố gắng hết mình phục vụ những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình cho dân cho nước.

Hạnh phúc của ông đã mang lại cho dân chúng những điều thật bổ ích nó góp phần tạo nên những điều có ích và nhân dân bớt đi cực khổ, những cực khổ khó khăn đó đã làm cho lòng yêu nước của ông được dâng cao và hình ảnh về lòng yêu nước đó đã thúc dục tâm hồn của ông và mang trong đó là bao cảm xác và những hình tượng thật tuyệt vời, ông đại diện và là ngôi sao sáng của nền văn học Việt Nam, những hình ảnh gợi tả nhiều cảm xúc đặc biệt và đó là hình ảnh của những hình ảnh cao đẹp và nó gợi tả những nỗi nhớ mong và thương xót trong tâm hồn của tác giả, cuộc đời đó đã tạo nên cho ông những danh vọng vẻ vang, những điều đó làm cho mọi người biết đến con người tài chí và đức hạnh như ông, là một người anh hùng của dân tộc nên ông luôn phấn đấu vì dân chúng và những điều đáng quý trong cuộc đời của ông đó là những điều khó khăn vô cùng nhưng ông vẫn cố gắng vượt qua, cuộc đời trôi nổi nhưng ông không ngừng phấn đấu để bảo vệ đất nước, một người đã hết lòng vì dân chúng và hình ảnh đó đã tạo nên những cuộc đời có nhiều bấp bênh và nó đã đưa đến cho ông những bất hạnh.

Hình ảnh vì chưng hay ghét cũng là hay thương nó đã thể hiện rõ được tính cách của con người như ông, đó là những điều thật đáng quý khi trong con người của ông hai lẽ ghét thương rất rõ ràng, ông thương dân chúng và ông căm ghét những tên tham quan và nó đã thể hiện được phẩm chất cao quý của ông, ông luôn cố gắng để tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho dân chúng, mỗi ngày ông sống đều mong muốn cho dân chúng của mình được ấm no, và ông căm ghét những điều không đem lại lợi ích và có góp phần gì cho dân chúng, điều đó đã tạo nên cho ông những điều thật tuyệt vời về con người cũng như phẩm chất cao quý trong con người của ông, hình ảnh chưng ghét đã nổi bật trong tác phẩm của ông, nó đã mang đậm dấu ấn và nổi bật trong câu thơ của ông, nó mang âm điệu nhẹ nhàng và có đóng góp làm vũ khí đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.

Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Bài làm số 5

Thật dễ tìm thấy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu những ví dụ để chứng minh ông là một nhà thơ đạo lí (bên cạnh nhà thơ yêu nước). Nhưng ví dụ vào loại tiêu biểu nhất và thường được người ta nhớ trước hết là đoạn thơ bàn về lẽ ghét thương trong Truyện Lục Vân Tiên. Đã bao nhiêu độc giả tìm thấy ở đây một bài học làm người thấm thìa, một tiêu chuẩn khen chê, đánh giá dáng tin cậy đối với các hạng người trong xã hội và đối với mọi hành vi chính tà, thiện ác ứ dời. Đặc biệt, qua đoạn thơ, độc giả có thể thấy rõ tư tưởng vì dân, vì đời của một con người đã được nhìn nhận như là biểu tượng của lương tâm đất nước trong giai doạn lịch sử nửa cuối thế kỉ XIX.

Đi vào đoạn thơ, điều cơ bản phải tìm hiểu là lẽ ghét thương được trình bày qua lời ông Quán, bao hàm trong đó tương quan biện chứng giữa thương và ghét ; đối tượng cụ thể cùng gốc rễ của thái độ thương ghét ; khả năng tác động của lẽ ghét thương đối với việc giáo dục con người và chấn hưng tình trạng suy đổi của đạo lí trong xã hội,… Nhưng trước hết ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu hành trạng ông Quán. Ông là ai mà đạo lí do ông nêu lên được độc giả một thời mặc nhiên xem là chân lí, và đến hôm nay, vẫn còn có ý nghĩa, sức sống nhất dịnh? Ông Quán chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện thoáng qua trong Truyện Lục Vân Tiên. Nhưng ấn tượng mà ông để lại là khá sâu đậm. Mới sơ kiến, Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực đã thấy ông là người rất dáng nể trọng, có thể chí giáo cho họ về kinh nghiệm sống ở đời. Với Vương Tử Trực, ông chính là Phật vàng trong chùa rách, là kẻ có tài kinh luân ẩn ngụ ở nơi hèn mọn, tầm thường. Theo lô gích nghệ thuật riêng của loại truyện Nôm xưa vốn phân chia nhân vật ra hai phe chính, tà rõ rệt, một người được các nhân vật anh hùng, nghĩa hiệp như Tiên, Trực khen không tiếc lời hẳn phải thật sự đáng ca ngợi, và lời ông ta do vậy tất yếu phải có giá trị như châm ngôn. Khi đã xác định sẵn vị thế, tư cách như vậy cho ông Quán trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có thể thoải mái nhờ ông phát biểu hộ những suy nghĩ của mình xung quanh vấn để đạo lí. Trong trường hợp này và riêng ở khía cạnh này, hoàn toàn có thể xem ông Quán chính là hiện thân của nhà thơ. Lời ông Quán nói thống nhất với lời tác giả, thể hiện trung thành tư tưởng của tác giả. Nhưng tác giả hiện diện qua đoạn thơ không phải với tư cách một cá nhân mà với tư cách người nhân danh đạo lí truyền thống. Thật là điéu tự nhiên khi rất nhiều ví dụ đã được rút ra từ kinh sử, tức là từ những tác phẩm có ý nghĩa thiêng liêng trong thời Nho học thịnh hành. Đây lại là một lí do nữa khiến lời của ông Quán có thêm nhiều trọng lượng, có thể được độc giả tiếp nhận không một chút nghi ngờ. Bắt đầu lời bàn về lẽ ghét thương của mình, ông Quán nói ra một điều không phải là dễ hiểu, khiến Lục Vân Tiên thấy cần hỏi lại cho rõ. Đó là "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Hay ghét, hay thương là gì? Tại sao lại cũng là? Có thể hiếu rằng các cụm từ hay ghét, hay thương tự ông Quán dùng đã phản ánh rất chính xác độ nhạy của phản ứng ghét thương ở ông (từ hay trong văn cảnh này mang nghĩa chính là luôn xảy ra). Đối diện với cuộc đời và những con người cụ thể, tình cảm ghét thương cúa ông thường được biểu lộ tức thì, nồng nàn và rành mạch. Điều này cho thấy ông bề ngoài thì lánh đời nhưng bề trong thì luôn thao thức với thế sự, hằng bận tâm, bận trí về những điều đang xảy ra trong cõi nhân gian. Nhưng với cụm từ cũng là đặt giữa hay ghét và hay thương, ta hiểu điều cơ bản mà ông Quán muốn nói là mối quan hệ giữa hai phạm trù tình cảm này. Trong nhận thức phổ biến của người xưa, con người chí có thể và chỉ nên có một sự lựa chọn duy nhất, theo một hệ giá trị duy nhất.

Bới vậy mới có "chuyện" cũng là – ghét bỏ, phản đối kẻ này, chuyện này cũng là biểu hiện của việc thương yêu, ủng hộ kẻ kia, chuyện kia mà thôi, tất cả cùng quy về một điểm. Dĩ nhiên, thương là gốc rễ của mọi thứ tình cảm khác. Nó bao trùm lên tất cả. Trong các yếu tố làm nên tình cảm thương, ngoài thương ra thì còn có ghét. Hiểu vấn đề như vậy, ta thấy dù cụm từ cũng là có vó đã đặt dấu bằng (=) giữa hai phạm trù thương và ghét, nhưng không thể hoán vị hai vế của "phương trình" theo lô gích toán học được! Nói cách khác, nếu xem "Vì chưng hay gqhét cũng là hay thương" là một định lí, thì định lí đảo của nó sẽ mang một nội dung sai lầm hoặc phiến diện. Sau cụm từ cũng là hình như có một từ vì (cũng là vì) được nhà thơ cho ẩn đi. Được Vân Tiên hỏi, ông Quán trước hết nói về sự ghét của mình: Quán rằng: "Ghét việc tầm phào, Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. Ghét đời u, Lệ đa đoan, Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. Ghét đời Ngũ bá phân vân, Chuộng hề dối trá làm dân nhọc nhằn. Ghét đời thúc quỷ phân băng, Sớm dầu tối đánh lằng nhằng rối dân”. Mọi đối tượng, sự việc bị ông Quán ghét mang một tính chất chung được chính ông thâu tóm trong hai từ tầm phào, hàm chứa ý vớ nghĩa lí. Đối với những thứ, những chuyện tầm phào đó, sự ghét được đẩy lên đến mức tuyệt đối. Có cảm tưởng khi kể với Vân Tiên, Tử Trực về chúng, lửa giận vẫn còn bừng bừng trong ông Quán. Giọng nói, lời thơ toát lên một sắc thái đay đả, chỉ chiết rất đặc biệt: "Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm". Thật là lời nói biểu thị một cá tính mạnh, có vẻ cực đoan, và hơn thế, biểu thị một lập trường dứt khoát, kiên định. Điêu đáng chú ý là tất cả những kẻ đáng ghét được ông nêu lên làm "dẫn chứng" đều thuộc tầng lớp cai trị, tầng lớp "hôn quân, bạo chúa" vốn có những hành dộng mê dâm, đa đoan, dối trá,…bị sử sách và người đời nguyền rủa. Tác hại của những hành động đó thật ghê gớm: để dân,…sa hầm sẩy hang, khiến dân…chịu lầm than muôn phần, làm dân nhọc nhằn, làm rối dân… Bao nhiêu lần từ dân được nhắc đến trong đoạn thơ! Điều này thể hiện rõ tư tưởng vì dân của ông Quán và đằng sau đó là của Nguyễn Đình Chiểu. Nhà thơ cùng với nhân vật của mình đã lấy quyền lợi của dân làm căn cứ đánh giá, thẩm xét việc làm của giai cấp thống trị.

Và như vậy, mối tương quan giữa ghét và thương được nêu khái quát ở đoạn đầu lời ông Quán đến đây đã được chứng minh. Ta không chỉ đọc thấy từ doạn thơ thái độ "Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" mà còn cả niềm xót xa thương cảm nữa. Ông Quán nói tiếp về những đối tượng khiến mình thương: Thương là thương đức thánh nhân, Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông. Thương thầy Nhan Tử dở dang, Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh. Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha. Thương thầy Đổng Tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu, tôi dày đi xa. Thương thầy Liêm, Lạc đã ra, Bi lời xua đuổi vê nhà giáo dân. Độc giả hẳn không thấy ngạc nhiên khi những người ông Quán "thương" và nêu tên đều là những danh nhân mà cuộc đời và sự nghiệp đã được ghi rõ trong sử sách. Chẳng phải ông đang xác nhận với Vân Tiên, Tử Trực rằng mình là người đã từng dọc thông kinh sử đó sao? (Trong truyện, trước lời của ông Quán là lời của Trực:…"lời nói hữu duyên – Thế trông kinh sử có tuyền cùng chăng?"). Nhưng điều đáng lạ là chuyện kinh sử thông qua lời thuật kể nồng nàn của ông bỗng trở nên vô cùng sống động. Với lòng thương của kẻ hậu bối (từ thương vừa mang nghĩa cảm thông, thương xót, thương yêu, vừa mang nghĩa kính trọng, tôn thờ), những cái tên tưởng khô cứng ngày xưa đã hoá thành những hình ảnh, những con người thật cụ thể, gần gũi, tưởng như đang sống đâu đó quanh ta. Ta đọc thấy đằng sau mỗi lời thơ một mối đồng cảm sâu sắc đối với những con người hết lòng vì dân vì nước nhưng không được toại chí. Nếu đặt đoạn thơ này vào bối cảnh thời cuộc khi Nguyễn Đình Chiếu viết Truyện Lục Vân Tiên, ta còn nhận ra mối ưu tư của nhà thơ về việc nhiều người thức thời, có chí canh tân đất nước dã không được triều đình trọng dụng. Xã hội Việt Nam đang ở trong tình trạng bê bối và bao nhiêu người tài giỏi có thể giúp đời đã phải chịu số phận bi kịch. Muôn dân cũng vì thế mà phải sống trong cảnh đau khổ triền miên.

Tuy trong đoạn thơ vừa trích, từ dân chỉ được nhắc tới một lần nhưng ta hiểu hình ảnh người dân chưa bao giờ thôi ám ảnh tâm trí ông Quán – nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông Quán kết thúc lời bàn về lẽ ghét thương của mình bằng một câu: Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. Vẫn là cái ý trọng tâm đã nêu lên từ đầu bây giờ được láy lại mà thôi. Tuy nhiên, nếu câu "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương" nặng tính chất sự lí thì câu "Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương" nặng phần tình cảm, cảm xúc. Từ lại diễn tả rất hay trạng thái không cầm lòng được của một con người đã "trót" có tâm. Toát lên từ đây là một nỗi ngậm ngùi – cái ngậm ngùi của kẻ có học và trải sự đời. Chút xa vắng của tâm sự riêng hoà lẫn vào lời đàm luận về lẽ ghét thương khiến cho câu chuyện của ông Quán càng có thêm sức ám ảnh. Ông đang trầm giọng và cái giọng trầm ấy củng cố thêm trong ta ấn tượng: ta đang nghe không phải một bài giáo huấn đúng đắn nhưng khô khan mà đang nghe những lời tâm huyết không nổi ra không được hoặc "cực lòng nên phải nói ra". Thì đúng là theo chuyện kể, có phải ông Quán – một kẻ tâm sáng, trí sáng, có "tài lành" của bậc chính nhân quân tử về ẩn thân ở chốn dân dã – bỏng dưng mà mỡ miệng bàn thế sự đâu? Rõ ràng, những tâm sự vốn chôn sâu đáy lòng, khi được nói ra, luôn mang theo một âm sắc đặc biệt, gợi lên rất nhiều suy nghĩ. Ở trên đã nói, quan điếm thương ghét của nhân vật ông Quán cũng chính là quan điểm thương ghét của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Nó thuộc hệ thống tư tướng đạo lí của nho gia và không hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, việc nhà thơ nêu lại nó trong bối cảnh xã hội rối ren thời ông sáng tác Truyện Lục Vân Tiên, tại vùng dất mới Nam Bộ, vẫn mang một ý nghĩa hết sức tích cực. Chuyện thương ghét của muôn đời, cuối cùng, đã được nhà thơ cấp cho một nội dung lịch sử cụ thế cùng với điểm nhấn ở thái độ vì dân.

Đoạn thơ Lẽ ghét thương có một vẻ đẹp mộc mạc rất đặc trưng của Truyện Lục Vân Tiên và thậm chí là của toàn bộ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp mộc mạc ấy toát lên từ tính cách bình dân của nhân vật; từ lời thoại bộc trực, thật thà ; từ lối dùng đại từ thể hiện lòng ngưỡng mộ chân thành thuần phác đối với những bậc tài đức (đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đ

0