Thuyết mình về đặc điểm thơ lục bát
Đề: Hãy giới thiệu, thuyết minh về những đặc điếm của thơ lục bát. Vì sao khi nói rằng thơ lục bát bằng phẳng, đểu đều, đơn điệu là chưa chính xác? Bài làm A. Những đặc điểm của thơ lục bát: - Câu trên 6 "tiếng" (câu lục) Câu dưới 8 "tiếng" (câu bát) ...
Đề: Hãy giới thiệu, thuyết minh về những đặc điếm của thơ lục bát. Vì sao khi nói rằng thơ lục bát bằng phẳng, đểu đều, đơn điệu là chưa chính xác?
Bài làm
A. Những đặc điểm của thơ lục bát:
- Câu trên 6 "tiếng" (câu lục)
Câu dưới 8 "tiếng" (câu bát)
Và cứ như vậy kế tiếp nhau.
- Cách hiệp vần: tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát, rồi tiếng cuối câu bát lại vần với tiếng cuối câu lục. Như vậy câu bát có vần lưng ở tiếng 6 và vần chân ở tiếng thứ 8.
Ví dụ 1:
Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao.
(Ca dao)
- Ngắt nhịp: nhịp chần là chủ yếu, trong đó nhịp độ là co' sở. Đôi khi có những linh hoạt.
Ví dụ 2:
Yêu nhau / cởi áo / cho nhau Về nhà / dối mẹ / qua cầu / gió bay.
(Ca dao)
Ví dụ 3:
Ôi Kim Lang! / Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi / thiếp đã phụ chàng / từ đây!
(Nguyễn Du)
- Thanh: tiếng thứ hai thanh bằng, tiếng thứ tư thanh trắc, tiêng thứ sáu và tiêng thứ tám thanh bằng, còn các tiếng ở vị trí lẻ tự do theo luật "nhất, tam, ngũ bất luận".
1 fi9.
Nếucó tiểu đối ở câu lục thì có thế’ thay đổi thanh.
Vi dụ 4:
Khi tính rượu, lúc tàn canh Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
(Nguyễn Du)
Ở đây tiếng thứ hai thanh trắc (tỉnh), tiếng thứ tư thanh trắc (lúc)
Lưu ý: về thanh, còn có luật cao thấp. Nếu tiêng thứ sáu của câu bốt là thanh ngang thì tiếng thứ tám của câu thơ ấy là thanh huyền và ngược lại.
Ví dụ 5:
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bẽn rừng thổi sáo một (7mT) Kim (^5ong) (Thê Lữ) thanh ngang thanh huyền
Ví dụ 6:
Thông reo bờ suôi rì rào
Chim chiều chíu chít ai (nao) kêu (Tố Hữu)
thanh huyền thanh ngang
B. Khi nói rằng thơ lục bát bằng phẳng, đều đều, đơn điệu là chưa chính xác ví:
Ta thử phân tích ví dụ sau:
Ví dụ 7:
Cái ngủ / mày ngủ / cho lâu Mẹ mày / đi cấy / đồng sâu / chưa về.
(Ca dao)
-» Cặp lục bát này có cách ngắt nhịp 2/2/2 (câu lục) và 2/2/2/2 (cAi bát). Nhịp thơ như thế là bằng phẳng, đều đều, đơn điệu.
Ví dụ 8:
Bắt phong trần / phải phong trần,
Cho thanh cao / mới được phần / thanh cao.
(Nguyễn Du)
-> Cặp lục bát này có cách ngắt nhịp 3/3 (câu lục) và 3/3/2 (câu bát). Nhịp thơ như thế là rất linh hoạt, diễn tả được cái trắc trở, dâu bể hay sung sướng của số phận con người do định mệnh và đấng tối cao (trời) quyết định.
Tóm lại, thơ lục bát bằng phẳng, đều đều, đơn điệu là do tài năng của người làm thơ chứ không phải do thể thơ. Chẳng hạn, những câu thơ lục bát của thiên tài Nguyễn Du, của nhà thơ Tô' Hữu, của Nguyễn Bính luôn luôn đậm đà tính dân tộc, giàu nhạc điệu, say lòng người và bất tử với thời gian.