24/05/2017, 12:29

Thuyết minh về sự giản dị trong bài thơ Gánh nước đêm

Tạp chí ''Nam Phong'' tháng 05 - 1921, có một bài viết nhận xét về bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải như sau: ''Bài thơ Gánh nước đêm lời văn giản dị mà ỷ tứ sâu xa biết bao nhiêu...''. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. Bài làm Trong những năm hai mươi của ...

Tạp chí ''Nam Phong'' tháng 05 - 1921, có một bài viết nhận xét về bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải như sau: ''Bài thơ Gánh nước đêm lời văn giản dị mà ỷ tứ sâu xa biết bao nhiêu...''. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

Bài làm

Trong những năm hai mươi của thế kỷ XX, nền văn học Việt Nam xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn giàu lòng yêu nước như Hồ

Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Tản Đà, Nguyễn Bá Học, Á Nam Trần Tuấn Khải,... Cùng với Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải đã mạnh dạn đưa các điệu hát dân gian vào tho' để diễn tả tâm sự những người yêu nước lo đời kín đáo mà thiết tha. Bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải được in trong tập Duyên nợ phù sinh, quyển I - năm 1921 là một bài thơ hay được truyền tụng rộng rãi. Tạp chí Nam Phong tháng 05 - 1921, có bài viết nhận xét nét đặc sắc của bài thơ như sau:

"Bài thơ Gánh nước đèm lời văn giản dị mà ý tứ sâu xa biết bao nhiều..”.

Chúng ta hãy đọc lại bài thơ này:

GÁNH NƯỚC ĐÊM

Em bước chân ra,

Con đường xa tít,

Non sông mù mịt,

Bên vai kĩu kịt,

Nặng gánh em trở về,

Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya...

Vì chưng nước cạn, nặng nể em dám kêu ai!

Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá trời,

Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?

Nước non gánh nặng,

Cái đức ông chồng hay hỡi, có hay?

Em trở vai này...!.

Chỉ cần đọc qua một lần, độc giả sẽ nhận ra bài thơ có tính nhạc. Những thanh bằng trắc khi trầm, khi bổng như những làn điệu dân ca ngọt ngào êm ái. Bởi thế, trong tập thơ Duyên nợ phù sinh, bài thơ được xếp vào mục "Câu hát Vặt" - những điệu hát dân gian rất phổ biến trong tầng lớp bình dân. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng bài thơ viết theo điệu "bồng mạc vỉa sang sa mạc" có nguồn gốc từ những làn điệu dân ca ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, "phóng túng về cấu trúc, sáng tạo về âm thanh", là dạng biến thể của thơ lục bát, là bài thơ "hay nhất, trứ danh của Á Nam".

Bài thơ nói lên tâm sự của người phụ nữ gánh nước giữa đêm

khuya thanh vắng, đường sá xa xôi, đòn gánh nặng oằn trên đôi vai bé nhỏ. Hình ảnh người phụ nữ càng lúc càng khuất dần trong màn đêm bủa giăng thật cảm động.

Nhưng chỉ hiểu nội dung bài thơ một cách "giản dị” như thế thì cái hay của bài thơ sẽ giảm đi nhiều lắm.

Thật ra, bài thơ này có hai tầng nghĩa: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn chính là tâm sự muốn gửi gắm của Trần Tuấn Khải. Muốn hiểu được cái ý tứ sâu xa ấy, chúng ta cần tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử nước Việt Nam đương thời và tác động của nó đến văn học.

Như trên đã nói, năm 1921 tập thơ được in nhưng Trần Tuấn Khải đã sáng tác bài thơ này năm 1917. Trước đó khởi nghĩa của binh lính Huế (1916) do Thái Phiên và Trần Cao Vân cầm đầu đã thất bại. Vua Duy Tân bị giặc bắt và bị đày ra đảo Rê-uy-ni-ông ở châu Phi. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị xử tử. Ngay năm 1917, cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Trịnh Văn cấn (Đội Cấn) cầm đầu nổ ra đêm 30, rạng sáng ngày 31 - 08 - 1917 thất bại. Trịnh Văn Cấn tự sát. Còn Nguyễn Ái Quốc, đang bôn ba khắp châu Phi, Mỹ, Âu để tìm đường giải phóng cho dân tộc. Đến tháng 12 - 1917, Nguyễn Ái Quốc đã trở lại Pháp.

Xét về đặc điểm chung của Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng Tám - 1945, chúng ta thấy Trần Tuấn Khải thuộc nhóm văn học công khai, hợp pháp nhưng vẫn chịu sự kiểm tra giám sát rất gắt gao của bọn thực dân Pháp. Do đó, nhà thơ, nhà văn nào muốn nói lên lòng yêu nước của mình cũng đều phải diễn đạt trong thơ văn bằng những lời lẽ xa xôi, bóng gió.

Như vậy hình ảnh "nước" trong bài Gánh nước đèm ngoài ý nghĩa là "nước" còn có ý nghĩa là "đất nước". Từ "gánh" không chỉ là một động tác cụ thể mà còn là "gánh vác", đảm đương, ... Trong bài thơ, cô gái "Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya.." chính là trông chờ người tài giỏi ra gánh vác việc nước. Nhưng tâm trạng cô buồn bã, chua xót:

"Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá trời,

Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?".

Theo thần thoại Trung Quốc, Nữ Oa là một nữ thần khổng lồ, đã làm một chuyện hết sức phi thường là đội đá vá trời. Còn "dã tràng" là loài động vật giáp xác nhỏ giống như cua, sống ở bãi biển, thường đào lỗ rê cát thành những viên tròn nhỏ nhưng nước triều lên lại xoá sạch. Hình ảnh ”Nữ Oà' và "con dã tràng" đã nói lên sự thất vọng chán chường của cô gái trước thời cuộc. Phải chăng các cuộc khởi nghĩa cứu nước của binh lính chìm trong biển máu đã làm cô bi quan? Phải chăng sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo đã khiến lòng cô gái dao động, thiếu tự tin?

Có thể nói rằng, bằng hình ảnh ẩn dụ, Trần Tuấn Khải đã kí thác tâm trạng của mình qua nỗi lòng của cô gái gánh nước đêm. Cái nhìn của nhà thơ về vận mệnh đất nước có phần tiêu cực. Tuy nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ vẫn tràn đầy. Nhà thơ kêu gọi mọi người dù "nước non gánh nặng đến mấy” vẫn phải tiếp tục "gánh vác" chứ không được bỏ cuộc giữa đàng.

Tóm lại, càng hiểu được "ý tứ sâu xà' của bài thơ Gánh nước đêm, chúng ta càng yêu quý thơ văn yêu nước của Á Nam Trần Tuấn Khải nhiều thêm. Chúng ta hoàn toàn chia sẻ lời nhận định của tạp chí Nam Phong về tập thơ Duyên nợ phù sinh cũng như bài này: "Túng sử cả tập thơ chỉ được có mệt bài này củng đáng khen, huống chi còn nhiều bài hay nữa". Và chúng ta hãy nhiệt liệt ủng hộ quan điểm sáng tác văn chương cao đẹp của Á Nam Trần Tuấn Khải:

"Đời không duyên nợ thà không sống Văn có non sông mới có hồn".

Nguồn:
0