24/05/2017, 12:29

Bài văn hay thuyết minh về đặc sản quê em

Đề: Hãy giới thiệu một đặc sản của quê em. ''Ngày xưa, nếp rồng là loại nếp tiến cho nhà vua. Hạt nếp phải to, tròn, không hề có chút xây xát. Nhặt xong, nếp được đổ vào bốn cái thông sứ to vẽ hình rồng...'' Bài làm NẾP RỒNG QUÊ TÔI (Giới thiệu một đặc sản) Vùng quê ...

Đề: Hãy giới thiệu một đặc sản của quê em. ''Ngày xưa, nếp rồng là loại nếp tiến cho nhà vua. Hạt nếp phải to, tròn, không hề có chút xây xát. Nhặt xong, nếp được đổ vào bốn cái thông sứ to vẽ hình rồng...''

Bài làm

NẾP RỒNG QUÊ TÔI (Giới thiệu một đặc sản)

Vùng quê tôi, vụ chiêm chỉ toàn lúa tẻ. Vụ mùa có nhiều loại nếp, nhưng nối tiếng nhất là nếp rồng. Trong nam ngoài bắc, không ở đâu có loại nếp này, mà chỉ có ở Nghệ Tĩnh. Ngày nay ở Nghệ Tĩnh, chỉ bà con nông dân quanh vùng núi Hai Vai mới có tập quán lâu đời và cấy nhiều loại nếp rồng. Năng suất nếp rồng thấp so với các loại nếp khác, càng rất thấp so với lúa tẻ. Nhà nghèo, ít đất ruộng, không dám cấy. Chi nhữngnhà có chừng dăm sào trở lên mới dám dành một ít đế cấy.

Lúa nếp rồng nơ nhiều dảnh, to khóm, lá xanh đậm. Khi hạt đã bắt đầu ngậm sữa là mùi hương thoang thoảng bay lên. Khi hạt chín, đi qua thửa ruộng nếp rồng là biết ngay, hương thơm tỏa khắp cả một khoảng đồng. Trên đường làng, gánh nếp rồng theo người đến đâu là hương thơm đến đấy. Hương vương dọc bờ tre làng. Hương ướp lên mái tóc cô gái. Hương thấm đậm vào từng giọt mồ hôi.

Một nhà đồ xôi nếp rồng là tất cả các nhà láng giềng đều biết. Hơi bốc lên tỏa ngát qua bờ giậu, đánh thức khứu giác của mọi người một cách nhạy bén. Ngày giỗ, ngày tết nếu cúng xôi bằng các loại nếp khác, người ta đơm cả một cỗ đầy, lót lá chuối tươi, đặt ở giữa một con gà trống luộc. Nhưng nếu cúng bằng xôi nếp rồng, người ta chi đơm vào đĩa. Tại sao xôi nếp rồng chỉ đơm vào đĩa? Lẽ thứ nhất, vì nếp rồng hiếm. Lẽ thứ hai, là khi xôi nếp rồng nguội thì không được dẻo như các loại xôi nếp khác, cho nên người ta chỉ đơm đĩa đế

cúng tượng trưng, phần còn lại vAn ú nóng. Sau khi lô bAi tổ tiên, hạ mâm xuống, rá xôi được mở ra, mọi người ngồi xếp hằng xung quanh, xôi phả lên mùi hương đặc biệt khắp gian nhà càng làm âm áp thím tình nghĩa gia tộc.

Sự tích về hạt nếp rồng khá hấp dẫn.

Sau khi ông Đùng đã dẹp yên thú rừng, giặc giã và đã phân định đất đai cho các trang ấp, Trời sai chim thần bay về nhả hạt. Nhưng loại nếp rồng là đặc sản chỉ để dành cho những buổi lễ tê ử thiên đình, tuyệt nhiên không ai được dùng vào bất kỳ một công việc nào khác. Chim thần vô ý ngậm nhầm mấy hạt và đã thả nhầm xuống vùng đất ông Đùng ở núi Di Sơn, núi Hai Vai. Khi dân chúng nấu ăn, thấy bốc lên mùi thơm khác lạ, ai cũng nghĩ rằng Ngọc Hoàng thương dân vùng này vất vả, nên đã cho một loại hạt giống đặc biệt như thế. Ngờ đâu, cuối năm, ông Táo lên chầu Trời, tâu cho Ngọc Hoàng biết rằng: dân vùng Di Sơn có nếp rồng. Ngọc Hoàng bất chim thần hỏi tội và bỏ vào ngục, rồi sai một vị thần xuống trần gian đòi lại giống nếp rồng. Dân họp lại, cử một bô lão cao tuổi nhất đến khấn khoản xin thần. Thần lắc đầu: "Ta chỉ làm theo lệnh Ngọc Hoàng. Các người muôn xin thì lên tận thiên đình mà xin". Thế lả vị bô lão đành phải mang cơm nắm với cà pháo muối, theo thần lên thiên đình.

Trước lúc bô lão đi, bà con họp bàn với nhau phải mang theo lễ vật quý như vàng, bạc, đá ngọc. Bô lão gật đầu: "Thế là phải đạo với thượng giói". Tới nơi, bô lão lễ phép quỳ xuống phủ phục kêu xin: "Dân chúng tôi đói khổ quanh năm, chỉ có loại nếp rồng này là ngon nhất, trong một năm mỗi người chỉ được ăn một lần. Xin Ngọc Hoàng đừng lấy lại giống. Ngọc Hoàng cần gì, chúng con xin phụng". Tiếp đó, bô lão mở khăn gói, dâng lên nào đá ngọc, nào vàng, nào bạc. Ngoe Hoàng lắc đầu: "Những thứ này ta có đầy kho, đầy lẫm, nhà ngươi hãy mang về, và đem giống nếp trả lại cho ta ngay".

Bô lão buồn thiu, lủi thủi ngồi nghỉ ở cửa nhà Trời, giở cơm nắm ra ăn với cà pháo. Một tên thiên binh trông thấy, chạy vào thưa với Ngọc Hoàng: "Cái ông lão người trần kia đang ăn một quá gì rất giòn và ngon lắm". Ngọc Hoàng liền sai thiên binh gọi lão vào: "Nhả ngươi đang ăn thứ quả gì?" Bô lão sợ hãi, giấu vội mấy quả cà vào túi:

"Dạ... dạ... Đây là thứ quả chỉ dùng để cho người nghèo ăn với cơm". Ngọc Hoàng bảo: "Người đưa ta xem thử". Bô lão tái xanh mặt, run run tay dâng lên mây quả cà. Ngọc Hoàng cầm ngắm nghía ra vẻ lạ lùng, rồi ăn thử. Bỗng gương mặt Ngọc Hoàng tươi tỉnh, mừng rỡ. Bô lão sướng đến run người. Không ngờ Ngọc Hoàng lại thích cái của khỉ 4 này! Ngọc Hoàng hỏi: "Ớ dưới trần có loại quả này à? Ngon lắm. Nhà ngươi về mang giông quả lên đây; ta sẽ không đòi lại giống nếp rồng".

Thế là từ dó dân vùng Di Son được vĩnh viễn gieo cấy nếp rồng.

Ngày xưa, nếp rồng là loại nếp tiến cho nhà vua. Hạt nếp phải to, tròn, không hề có chút xây xát. Nhặt xong, nếp được đổ vào bốn cái thông sứ to vẽ hình rồng. Mỗi thống bốn người khiêng. Cả đoàn gồm chừng năm chục người đế thay nhau khiêng và một lý trưởng.

Dằng dặc ngàn dặm đường trường từ quê nhà tới kinh đô. Cơm nắm cơm đùm mang theo. Ê ẩm đôi vai. Rã rời đôi chân. Lắm lúc mệt mỏi, đói lả, hoa mắt, vẫn phải từng bước cẩn thận, nhỡ trượt chân, thống vỡ, nếp đổ, nhà vua biết được dễ bị chém đầu như chơi.

Người ta bảo "đi kinh một lần là già mất mười tuổi". Có nhiều tráng đinh, lúc ra đi, thân hình vạm vỡ, lúc trở về, mặt mũi, chân tay hốc hác. Cuộc đời một con người chỉ dám một lần gánh nếp lên kinh tiến vua.

Chuyện cổ về hạt nếp rồng tôi SƯU tập được cách đây gần bốn mươi năm tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Của ngon thường hiếm. Năng suất nếp rồng và nhiều loại nếp khác thường thấp hơn nhiều so với gạo tẻ. Cho nên, nếp rồng và nhiều loại gạo ngon khác ở miền Bắc bị thu hẹp diện tích canh tác rất nhiều, có loại hầu như bị mất giống.

Chẳng lẽ nếp rồng chỉ thơm trong truyện cổ tích?

Một trí thức Pháp, từng ở Việt Nam trước năm 1945, gần đây có * quay lại Việt Nam. Vào ở trong một khách sạn, ông nói: "Tôi không cần thực phẩm nhiều, tôi chỉ cần một nắm xôi nếp rồng và một bát cơm gạo tám".

Nguồn:
0