Chứng minh trăng là người bạn tri âm, tri kỷ của HCM trong thơ văn
Có ý kiến cho rằng: ''Trong thơ Hồ chí Minh, trăng là người bạn tri âm, tri kỷ''. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Bài làm Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, ánh trăng đã làm tốn biết bao giấy mực của các thi nhân: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,... ...
Có ý kiến cho rằng: ''Trong thơ Hồ chí Minh, trăng là người bạn tri âm, tri kỷ''. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, ánh trăng đã làm tốn biết bao giấy mực của các thi nhân: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,... Nhưng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt. Trăng trò chuyện với Người, giúp Người tự tin, lạc quan hơn trong những ngày bị tù hãm. Trăng làm cho người dịu êm tinh thần trong thời gian Người ở chiến khu Việt Bắc. Chính vì thế có ý kiến cho rằng:
"Trong thơ Hồ Chí Minh, trăng là người bạn tri âm, tri kỷ
Thây vậy, đêm đêm ở nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch, các bạn tù đã ngủ say, Người vẫn ung dung ngồi ngắm trăng:
"Trong tù không rượu củng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hữnghờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng, một ngày ở tù nghìn thu ở ngoài. Ở tù vừa thiếu thốn vừa khổ sở trăm bề. Thế mà Hồ Chí Minh lại có nguồn thi hứng dạt dào đến như vậy! Đây là một hiện tượng hiếm hoi. Hồ Chí Minh đã làm một cuộc vượt ngục về tinh thần, kẻ thù không giam hãm được trí óc của Người, Người nhìn trăng, trăng nhìn Người. Ôi! Thi vị biết bao.
Và mùa thu đến: Mùa thu với những làn gió nhẹ mơn man. Mùa thu với những đám mây lang thang trong nắng hanh vàng. Mùa thu làm vàng hoa cúc,.... Hơn nữa, mùa thu là mùa của trăng. Nhưng Hồ Chí Minh vẫn còn bị giam hãm nên không được thưởng thức vẻ đẹp của cỏ, cây, hoa, lá. Trăng vẫn làm bạn với Người vào dịp Trung thu về:
I
Trung thu vành vạnh mảnh gương thu,
Sáng khắp nhân gian bạc một màu;
Swn họp nhà ai ăn tết đó,
Chẳng quên trong ngục kể ăn sầu.
II
Trung thu ta củng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
(Trung thu)
Bài thơ cho chúng ta thấy tâm trạng bất bình của Hồ Chí Minh. Bên cạnh cuộc đời, mọi người tự do, ở trong nhà tù, Bác vộ cớ bị giam hãm. Vì vậy, nhà nhà ăn Tết, Bác "ăn sầu". Tuy thế, Bác vẫn gửi trọn tâm hồn mình đến ánh trăng thu sáng như gương. Trăng làm bạn với Bác, giúp Bác vơi bớt nỗi đắng cay, bất bình.
Mặt khác, có những đêm trời trở lạnh, Người nằm co ro trong bốn bức tường không đệm, không chăn. Trăng đã đến sẻ chia cùng Người:
"Đêm thu không đệm, củng không chăn Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc Đẩu đã năm ngang".
(Đèm lạnh)
Đọc bài thơ, chắc có lẽ ai trong chúng ta không xót xa, đau đớn cho nghịch cảnh của Bác. Vì yêu giống nòi mà tuổi già vô cớ bị ngồi tù, ngủ chẳng an giấc.
Dù ở tù hay ở ngoài đời, Bác thường mất ngủ. Những ngày được trả tự do, Người trỏ' về Việt Bắc lập căn cứ địa cách mạng. Người mất ngủ không phải do thiên nhiên lạnh lẽo nữa mà vì Người chưa muốn ngủ. Ánh trăng trong những đêm khuya thanh tĩnh ở núi rừng Việt Bắc hiện lên gần gũi thi vị:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lổng cổ thụ bóng lổng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
(Cảnh khuya -1947)
Ánh trăng đan xen vào vòm cây cổ thụ, bóng trăng, bóng cây lồng vào bóng hoa tạo thành bức tranh chập chồng, lung linh, mang đậm màu sắc cổ điển. Trăng vừa hòa hợp với cỏ cây, hoa lá của núi rừng, vừa quấn quýt bên Bác. Trăng và Người tuy hai mà một.
Nếu như ở bài Cảnh khuya, ánh trăng ấm áp, mơ huyền thì ở bài Rằm tháng giêng ánh trăng xuân hiện lên sáng lồng lộng, bát ngát trên sông nước và khoang thuyền:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thềm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền".
(Rằm tháng giêng - 1948)
Bài thơ mỏ' ra không gian thoáng đãng. Trên trời, vầng trăng tháng giêng khúc xạ xuống dòng sông đang lững lờ trôi. Dòng nước xuân chỏ' ánh trăng xuân đi đến tận chân trỗ'i xa làm cho khắp thế gian tràn trề sức sống của mùa xuân. Giữa dòng sông khói sóng mịt mờ có một con người đang bàn việc quốc gia. Con thuyền lững lờ đi về giữa đêm khuya, chỏ' đầy ánh trăng. Thật thú vị biết bao, hỡi bạn trăng tri âm, tri kỷ.
Dường như Bác ỏ' đâu, đi đâu trăng cũng theo Người để bầu bạn và tìm sự đồng điệu của hai tâm hồn. Có lần, Bác đang bận suy nghĩ lo lắng việc quân, việc nước, trăng len qua khung cửa sổ "đòi thơ" Bác:
"Trăng vào của sô' đòi thơ Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu Ây tin thắng trận, liên khu báo về".
{Tin thắng trận - Huy Cận dịch 1948)
Có thể nói, thời gian Bác ở chiến khu Việt Bắc đế’ lãnh đạo cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc là thời gian vô cùng vất vả, gian khổ. Bác thường thức trọn đêm để lo cho vận mệnh của đất nước, mặc dù tuổi càng ngày càng cao, sức càng ngày càng yếu:
"Dòng sông lặng ngắt như tờ Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo Bổn bề phong cảnh vắng teo Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan Lòng riêng riềng những bàng hoàng Lo sao khôi phục gian san Tiên Rồng Thuyền về trời đã rạng đông Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi".
{Đi thuyền trên sông Đáy - 1949)
Nếu không có trăng đi theo thuyền của Bác suốt cuộc hành trình trên dòng sông Đáy, chắc có lẽ Bác sẽ mệt và buồn lắm. Sự sông của Bác và ánh trăng thật diệu kỳ!
Chúng ta đọc những bài tho' viết về trăng của Bác, ít khi gặp hình ảnh Bác ngủ ngon giấc. Nhưng đây là một trường hợp đặc biệt:
"Ngoài sân, trăng rọi cây sân,
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân, việc nước bàn xong Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm".
{Đối trăng - Nam Trân dịch)
Bác thức bàn việc quân, việc nước đến lúc trăng sáng khắp sân nhà, len ánh trăng tươi mát qua khung cửa sổ thì vừa xong. Đêm nay, trăng canh giấc ngủ cho Bác giống như hai người bạn thân canh giác ngủ cho nhau sau những phút giây suy nghĩ căng thăng.
Tóm lại, người ta thường nói rằng thơ hay bởi lòng người dẹp.
Thật đúng như vậy, tâm hồn Bác đẹp như trăng sáng nên trăng trong thơ Bác bao giờ cũng là người bạn tri âm, tri kỷ. Trăng giúp hồn thơ của Bác cất cánh bay xa, vượt qua nỗi đọa đày của ngục tù cũng như nỗi gian khố’ của cách mạng.