Thuyết minh cách làm diều – Văn mẫu lớp 8
Nội dung bài viết1 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 1 2 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 2 3 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 3 4 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 4 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 1 Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã ...
Nội dung bài viết1 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 1 2 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 2 3 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 3 4 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 4 Thuyết minh cách làm diều – Bài số 1 Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các fessival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này. Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau. Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều. Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay. Ngày nay, khung diều còn có thể làm bằng kim loại mỏng, vô cùng chắc chắn, làm cho con diều có khả năng bay lên cao hơn bình thường và có thể thích nghi hơn với thời tiết, khi gió lớn một chút cũng không bị quật ngã mà vẫn có thể bay như bình thường. Bộ phận thứ hai không thể thiếu của diều chính là giấy diều, hay còn được gọi nôm na là phần áo của diều. Khi xưa, điều kiện còn thiếu thốn, phần áo diều này được làm từ những mảnh giấy báo thừa, chúng sẽ được dính lại với nhau, dán xung quanh phần khung của diều. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bởi đó chính là phần giúp cho diều đón gió và có thể bay lên. Ngày nay, khi thả diều đã trở thành một bộ môn nghệ thuật thì phần khung hay phần áo diều cũng được thiết kế tỉ mỉ hơn, ngoài giấy thì chất liệu được ưa thích hơn cả chính là ni lông, vải dù, trên đó có những màu sắc vô cùng bắt mắt, độc đáo, có thể là những hình thù khác nhau, có thể là hình cánh bướm, hình chim công, chim đại bàng…. Những hình thù của cánh diều được sản xuất đa dạng để phục vụ cho mục đích sử dụng của nhiều người. Phần cuối cùng không thể thiếu của diều chính là phần dây diều, phần dây diều thường là dây dù, đây là loại dây nhẹ, mảnh, chắc chắn có thể giữ chắc con diều giữa không trung và đủ nhẹ để đưa con diều bay lên cao. Ngày nay, sự phát triển của bộ môn thả diều đã thu hút ngày càng đông đảo lượng người tham gia, mọi người thường tập trung lại với nhau thành những tổ chức, những câu lạc bộ thả diều lớn. Đó chính là nơi những ngườ yêu thích thả diều có thể chia sẻ niềm đam mê với bộ môn này cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà mình biết về thả diều. Họ tham gia thi đấu, tổ chức các fessival để những người có cùng sở thích có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình, mục đích chính không phải giải thưởng mà là sự giao lưu, chia sẻ. Thả diều là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn nghệ thuật được đông đảo người Việt Nam yêu thích, lựa chọn. Thuyết minh cách làm diều – Bài số 2 Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay. Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người Thuyết minh cách làm diều – Bài số 3 Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều. Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính lá sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền. Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều. Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung. Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằn ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng… Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét. Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo. Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia. Thuyết minh cách làm diều – Bài số 4 Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới thật sự là thú vui của người chơi thả diều. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây: nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; Sáo (chỉ cần khi làm sáo diều to). Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người… Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế ta hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất. Đầu tiên ta phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản: Đầu: Ta chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn. Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa. Khi đã có khung cả rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự. Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là ta đã có một con quạ giấy rồi. Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, ta đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc. Nguyễn Tuyến tổng hợp Thuyết minh cách làm diều – Văn mẫu lớp 8Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmthuyết minh về cách làm diềucác nguyên vật liệu để làm diều vảithuyết minh cách làm chiếc diềuthuyết minh cách làm diều Có thể bạn quan tâm?Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hà Tiên) – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về một giống vật nuôi (Con trâu) – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về con chó – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về cây lúa – Văn mẫu lớp 8Hãy nói không với các tệ nạn xã hội – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về cây cà phê – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về hoa sen – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về cây chuối – Văn mẫu lớp 8
Thuyết minh cách làm diều – Bài số 1
Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các fessival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này.
Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau.
Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều.
Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay.
Ngày nay, khung diều còn có thể làm bằng kim loại mỏng, vô cùng chắc chắn, làm cho con diều có khả năng bay lên cao hơn bình thường và có thể thích nghi hơn với thời tiết, khi gió lớn một chút cũng không bị quật ngã mà vẫn có thể bay như bình thường. Bộ phận thứ hai không thể thiếu của diều chính là giấy diều, hay còn được gọi nôm na là phần áo của diều. Khi xưa, điều kiện còn thiếu thốn, phần áo diều này được làm từ những mảnh giấy báo thừa, chúng sẽ được dính lại với nhau, dán xung quanh phần khung của diều. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bởi đó chính là phần giúp cho diều đón gió và có thể bay lên.
Ngày nay, khi thả diều đã trở thành một bộ môn nghệ thuật thì phần khung hay phần áo diều cũng được thiết kế tỉ mỉ hơn, ngoài giấy thì chất liệu được ưa thích hơn cả chính là ni lông, vải dù, trên đó có những màu sắc vô cùng bắt mắt, độc đáo, có thể là những hình thù khác nhau, có thể là hình cánh bướm, hình chim công, chim đại bàng…. Những hình thù của cánh diều được sản xuất đa dạng để phục vụ cho mục đích sử dụng của nhiều người. Phần cuối cùng không thể thiếu của diều chính là phần dây diều, phần dây diều thường là dây dù, đây là loại dây nhẹ, mảnh, chắc chắn có thể giữ chắc con diều giữa không trung và đủ nhẹ để đưa con diều bay lên cao.
Ngày nay, sự phát triển của bộ môn thả diều đã thu hút ngày càng đông đảo lượng người tham gia, mọi người thường tập trung lại với nhau thành những tổ chức, những câu lạc bộ thả diều lớn. Đó chính là nơi những ngườ yêu thích thả diều có thể chia sẻ niềm đam mê với bộ môn này cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà mình biết về thả diều. Họ tham gia thi đấu, tổ chức các fessival để những người có cùng sở thích có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình, mục đích chính không phải giải thưởng mà là sự giao lưu, chia sẻ.
Thả diều là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn nghệ thuật được đông đảo người Việt Nam yêu thích, lựa chọn.
Thuyết minh cách làm diều – Bài số 2
Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.
Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam.
Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết.
Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam.
Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người
Thuyết minh cách làm diều – Bài số 3
Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.
Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính lá sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.
Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.
Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.
Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằn ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng… Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.
Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.
Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.
Thuyết minh cách làm diều – Bài số 4
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới thật sự là thú vui của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây: nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; Sáo (chỉ cần khi làm sáo diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người… Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế ta hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.
Đầu tiên ta phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi.
Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:
Đầu: Ta chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.
Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là ta đã có một con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, ta đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
Nguyễn Tuyến tổng hợp