29/01/2018, 21:23

Phân tích bài Bàn luận về phép học – Văn mẫu lớp 8

Nội dung bài viết1 Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 1 2 Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 2 3 Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 3 Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 1 "Bàn luận về phép học" là đoạn văn trích từ bài tấu của ...

Nội dung bài viết1 Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 1 2 Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 2 3 Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 3 Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 1 "Bàn luận về phép học" là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791. Lúc bấy giờ Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng, viện Sùng Chính, phụ trách việc biên soạn sách và xây dựng Trung đô Phượng Hoàng (Nghệ An), một công việc vô cùng to lớn và hết sức nặng nề. Bài tấu này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc chấn hưng nền quốc học, nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Các vấn đề như mục đích việc học, nội dung học tập và phương pháp học tập đã được Nguyễn Thiếp trình bày một cách ngắn gọn và tường tận. Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: ''Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyền Thiếp nói đến là đạo làm người. Ông than phiền "nền chính học đã bị thất truyền". Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lí "không cồn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần". Ví dụ, cuối thời Lê – Trịnh, tệ nạn buôn quan bán tước hoành hành, sử sách cho biết: năm 1750, đời vua Lê Hiển Tông, vì Nhà nước thiếu tiền, đã đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hễ ai nộp ba quan thì được đi thi hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng nộp quyển vào thi, rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài; kẻ thuê học mười người không được một (theo Dương Quáng Hàm). Sống trong thời kì đen tối, loạn lạc ấy, Nguyễn Thiếp vô cùng đau buồn, thở than: "Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy". Nguyễn Thiếp đã có một cách nói trầm tĩnh, ôn hòa mà sâu sắc. Phần thứ hai, tiên sinh nói đến nội dung và phương pháp học tập. Học ở đâu? – Trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại "đều tùy đâu tiện đấy mà đi học". Học cái gì? Tác giả bài tấu cho hay: "Nhất định theo Chu Tử (1130-1200) – một học giả đời Nam Tống. Nội dung học tập: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử". Điều đó cho thấy, nội dung học tập mà Nguyễn Thiếp nêu lên không có gì mới, ông chưa vượt qua được những hạn chế của lịch sử và của thời đại. Sách Tàu đã mấy nghìn năm vẫn được tôn thờ! Vẫn coi trọng thơ văn, chưa hướng tới khoa học. Về phương pháp học, ý kiến của Nguyễn Thiếp rất xác đáng và tiến bộ. Coi trọng vấn đề thiết yếu cơ bản: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn". Học phải đi đôi với hành "theo chiếu học mà làm". Niềm mong ước của ông rất đẹp và chân thành: "Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, Nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua". Tiên sinh đã khẳng định tầm quan trọng của đạo học, ý nghĩa to lớn của đạo học: "Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị". Đúng là việc học góp phần đào tạo nhân tài, mở mang dân trí, góp phần xây dựng đất nước thịnh trị. Chiến lược "trồng người" được tiên sinh nói lên thật sáng tỏ. Phần cuối, Nguyễn Thiếp giãi bày lòng mình. Bài tấu nói về phép học là những lời "thành thật", chứ không phải "lời nói vu vơ", ông khiêm tốn và cung kính "cúi mong Hoàng thượng soi xét". Nguyễn Thiếp đức trọng tài cao, được người đương thời kính ái gọi là La Sơn phu tử. Tài năng của ông chưa kịp thi thố, thì vua Quang Trung băng hà. Ông đã từ chức và lui về núi cũ rừng xưa ở ẩn. Ông đã qua đời năm 81 tuổi, thanh bạch và thanh cao. Bài tấu "Bàn luận về phép học" với nhũng ý kiến của tiên sinh về mục đích học tập, phương pháp học tập rất đúng đắn tiến bộ, về nội dung học tập, ý kiến của tiên sinh chưa vượt qua được hạn chế của lịch sử và thời đại. Có điều nhiệt tâm của La Sơn phu tử đối với nước, với dân, đối với sự nghiệp trồng người đã để lại nhiều ngưỡng mộ cho hậu thế. Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 2 Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, ở phần “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành. “Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý, Hóa, Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục. Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “nước mất nhà tan”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”. Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế. Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 3 Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.Ý kiến đó của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử, một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc Học: là tiếp thu kiến thức, hiểu biết mới từ sách vở, từ cuộc sống xung quanh làm giàu thêm vốn tri thức của mỗi cá nhân. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc… Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học. Hành: là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ được những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người.Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành. Học đi đôi với hành là việc học lí thuyết và thực hành đều quan trọng và cần thiết như nhau, song song với nhau. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy, nhầm lẫn thậm chí dẫn tới sai sót. Mối quan hệ giữa học và hành: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường. Trong học tập, học sinh muốn học tốt, đạt kết quả cao không những phải nắm vững bài học mà còn chăm chỉ luyện tập, rèn luyện kĩ năng làm bài thành thạo, xử lí các vấn đề, liên kết tri thức. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, kinh nghiệm, vận dụng tri thức hạn hẹp mà không có lí thuyết soi sáng thì hiệu quả công việc không coa, có thể dẫn đến sai lầm, gây ra thiệt hại lớn. Làm theo thói quen, kinh nghiệm, bí quyết truyền đời chỉ thích hợp với những công việc đơn giẩn, ít biến đổi, không cần nhiều đến trí tuệ. Ngày nay, nền khoa học kĩ thuật phát triển cao, lượng tri thức tăng nhanh đòi hỏi con người không những không ngừng học tập nâng cao tri thức thức, kiện toàn bản thân mà còn phải biết hợp tác, liên kết, thực hành thực tế nhiều lần để thành công trong công việc. Có làm được như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Nếu học tập có vai trò tích lũy tri thức thì thực hành sẽ hoàn chỉnh, khẳng định tri thức ấy. Người giỏi lí thuyết mà không biết vận dụng thực hành chỉ giỏi nói suông, khoe khoang, sáo rỗng, thường hay gặp trở ngại, thất bại trong cuộc sống. Người giàu có tri thức, học tập bài bản, thực hành kiện toàn kĩ năng thường khiêm tốn, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, dễ thành công hơn người khác. Mỗi sai lầm có thể sẽ phải trả giá bằng mọt sự nghiệp, đôi khi là cả tính mệnh, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến nhiều người khác. Bởi thế, để tránh thất bại, chúng ta cần phải biết kết hợp chặt chẽ học và hành. Lấy việc học làm nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức nền tảng. Lấy thực hành làm nhiệm vụ thực chứng, kiểm chứng lí thuyết, hoàn thiện bản thân hướng đến tính hiệu quả trong công việc. Dĩ nhiên, đó là một nhiệm vụ khó khăn, không dễ gì hoàn thành. Thế nhưng, nếu chúng ta biết nỗ lực, phấn đấu trong thời gian dài, không ngại vất vả, gian nan thì điều đó lại hết sức dễ dàng. Học và hành là hai mặt của một vấn đề. Không thể hành động một chiều mà có thể đem lại kết quả tốt đẹp. Bởi thế, không được xem nhẹ mặt nào. Khẳng định học phải đi đôi với hành: Thực tế cho thấy ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở… phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích bài Bàn luận về phép học – Văn mẫu lớp 8Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Phân tích tác phẩm Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) – Văn mẫu lớp 8Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” – Văn mẫu lớp 8Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió – Văn mẫu lớp 8“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang không hay không, dân tộc …” – Văn mẫu lớp 8Phân tích truyện Cô bé bán diêm – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về cái đồng hồ – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về kính đeo mắt – Văn mẫu lớp 8Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – Văn mẫu lớp 8

Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 1

"Bàn luận về phép học" là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791. Lúc bấy giờ Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng, viện Sùng Chính, phụ trách việc biên soạn sách và xây dựng Trung đô Phượng Hoàng (Nghệ An), một công việc vô cùng to lớn và hết sức nặng nề.

Bài tấu này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc chấn hưng nền quốc học, nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Các vấn đề như mục đích việc học, nội dung học tập và phương pháp học tập đã được Nguyễn Thiếp trình bày một cách ngắn gọn và tường tận.

Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: 'Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyền Thiếp nói đến là đạo làm người. Ông than phiền "nền chính học đã bị thất truyền". Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lí "không cồn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần". Ví dụ, cuối thời Lê – Trịnh, tệ nạn buôn quan bán tước hoành hành, sử sách cho biết: năm 1750, đời vua Lê Hiển Tông, vì Nhà nước thiếu tiền, đã đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hễ ai nộp ba quan thì được đi thi hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng nộp quyển vào thi, rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài; kẻ thuê học mười người không được một (theo Dương Quáng Hàm). Sống trong thời kì đen tối, loạn lạc ấy, Nguyễn Thiếp vô cùng đau buồn, thở than: "Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy". Nguyễn Thiếp đã có một cách nói trầm tĩnh, ôn hòa mà sâu sắc.

Phần thứ hai, tiên sinh nói đến nội dung và phương pháp học tập. Học ở đâu?

– Trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại "đều tùy đâu tiện đấy mà đi học". Học cái gì? Tác giả bài tấu cho hay: "Nhất định theo Chu Tử (1130-1200) – một học giả đời Nam Tống. Nội dung học tập: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử". Điều đó cho thấy, nội dung học tập mà Nguyễn Thiếp nêu lên không có gì mới, ông chưa vượt qua được những hạn chế của lịch sử và của thời đại. Sách Tàu đã mấy nghìn năm vẫn được tôn thờ! Vẫn coi trọng thơ văn, chưa hướng tới khoa học.

Về phương pháp học, ý kiến của Nguyễn Thiếp rất xác đáng và tiến bộ. Coi trọng vấn đề thiết yếu cơ bản: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn". Học phải đi đôi với hành "theo chiếu học mà làm". Niềm mong ước của ông rất đẹp và chân thành: "Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, Nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua".

Tiên sinh đã khẳng định tầm quan trọng của đạo học, ý nghĩa to lớn của đạo học: "Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị". Đúng là việc học góp phần đào tạo nhân tài, mở mang dân trí, góp phần xây dựng đất nước thịnh trị. Chiến lược "trồng người" được tiên sinh nói lên thật sáng tỏ.

Phần cuối, Nguyễn Thiếp giãi bày lòng mình. Bài tấu nói về phép học là những lời "thành thật", chứ không phải "lời nói vu vơ", ông khiêm tốn và cung kính "cúi mong Hoàng thượng soi xét".

Nguyễn Thiếp đức trọng tài cao, được người đương thời kính ái gọi là La Sơn phu tử. Tài năng của ông chưa kịp thi thố, thì vua Quang Trung băng hà. Ông đã từ chức và lui về núi cũ rừng xưa ở ẩn. Ông đã qua đời năm 81 tuổi, thanh bạch và thanh cao. Bài tấu "Bàn luận về phép học" với nhũng ý kiến của tiên sinh về mục đích học tập, phương pháp học tập rất đúng đắn tiến bộ, về nội dung học tập, ý kiến của tiên sinh chưa vượt qua được hạn chế của lịch sử và thời đại. Có điều nhiệt tâm của La Sơn phu tử đối với nước, với dân, đối với sự nghiệp trồng người đã để lại nhiều ngưỡng mộ cho hậu thế.

Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 2

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, ở phần “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý, Hóa, Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục. Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “nước mất nhà tan”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Phân tích bài Bàn luận về phép học – Bài số 3

Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.Ý kiến đó của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử, một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc

Học: là tiếp thu kiến thức, hiểu biết mới từ sách vở, từ cuộc sống xung quanh làm giàu thêm vốn tri thức của mỗi cá nhân. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc… Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.

Hành: là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ được những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người.Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành.

Học đi đôi với hành là việc học lí thuyết và thực hành đều quan trọng và cần thiết như nhau, song song với nhau. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy, nhầm lẫn thậm chí dẫn tới sai sót.

Mối quan hệ giữa học và hành: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.

Trong học tập, học sinh muốn học tốt, đạt kết quả cao không những phải nắm vững bài học mà còn chăm chỉ luyện tập, rèn luyện kĩ năng làm bài thành thạo, xử lí các vấn đề, liên kết tri thức. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, kinh nghiệm, vận dụng tri thức hạn hẹp mà không có lí thuyết soi sáng thì hiệu quả công việc không coa, có thể dẫn đến sai lầm, gây ra thiệt hại lớn. Làm theo thói quen, kinh nghiệm, bí quyết truyền đời chỉ thích hợp với những công việc đơn giẩn, ít biến đổi, không cần nhiều đến trí tuệ. Ngày nay, nền khoa học kĩ thuật phát triển cao, lượng tri thức tăng nhanh đòi hỏi con người không những không ngừng học tập nâng cao tri thức thức, kiện toàn bản thân mà còn phải biết hợp tác, liên kết, thực hành thực tế nhiều lần để thành công trong công việc. Có làm được như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại.     

Nếu học tập có vai trò tích lũy tri thức thì thực hành sẽ hoàn chỉnh, khẳng định tri thức ấy. Người giỏi lí thuyết mà không biết vận dụng thực hành chỉ giỏi nói suông, khoe khoang, sáo rỗng, thường hay gặp trở ngại, thất bại trong cuộc sống. Người giàu có tri thức, học tập bài bản, thực hành kiện toàn kĩ năng thường khiêm tốn, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, dễ thành công hơn người khác. Mỗi sai lầm có thể sẽ phải trả giá bằng mọt sự nghiệp, đôi khi là cả tính mệnh, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến nhiều người khác. Bởi thế, để tránh thất bại, chúng ta cần phải biết kết hợp chặt chẽ học và hành. Lấy việc học làm nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức nền tảng. Lấy thực hành làm nhiệm vụ thực chứng, kiểm chứng lí thuyết, hoàn thiện bản thân hướng đến tính hiệu quả trong công việc. Dĩ nhiên, đó là một nhiệm vụ khó khăn, không dễ gì hoàn thành. Thế nhưng, nếu chúng ta biết nỗ lực, phấn đấu trong thời gian dài, không ngại vất vả, gian nan thì điều đó lại hết sức dễ dàng.

Học và hành là hai mặt của một vấn đề. Không thể hành động một chiều mà có thể đem lại kết quả tốt đẹp. Bởi thế, không được xem nhẹ mặt nào.

Khẳng định học phải đi đôi với hành: Thực tế cho thấy ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở… phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0