Nguyễn Sĩ Giác

Nguyễn Sĩ Giác (1888-197?) là giáo sư Hán Văn tại Trường Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn trong thập niên 60. Ông cũng như giáo sư Nguyễn Huy Nhu, Viện Đại học Huế, là những vị tiến sĩ cuối cùng của nhà Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tý (1888) tại xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, là con trai của cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất, niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910) vào lúc 23 tuổi, đồng khoa với các phó bảng Hoàng Tăng Bí, Bùi Kỷ, trước Đinh Văn Chấp một khoa (1913), trước Nguyễn Huy Nhu, Nguyễn Can Mộng hai khoa (1916). Nguyễn Trọng Hợp là cháu bốn đời của Nguyễn Công Thái (1684-1758), đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), làm quan đến chức Tể tướng. Như vậy, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Giác cùng thi sĩ Tản Đà chung một tổ tiên. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc khi viết về Nguyễn Quyền và phong trào Đông kinh nghĩa thục có đoạn viết về cụ nghè Giác: "Năm 1908 xảy ra việc Hà Thành đầu độc, nhà cầm quyền đóng cửa nghĩa thục, ông bị bắt đày ra Côn Đảo, cùng đồng chí Lê Đại án chung thân. Còn hai đồng chí nữa là Nguyễn Sĩ Sác và Hoàng Tăng Bí chỉ bị giam giữ ít lâu ở Hà Nội. Rồi Hoàng Tăng Bí được nhạc gia Cao Xuân Dục nhận lãnh, đưa về theo học tại Huế, thi đỗ phó bảng. Nguyễn Sĩ Sác đỗ tiến sĩ." (Giai thoại làng nho) Chưa có tài liệu nào viết về tiểu sử của cụ nghè Giác. Năm 1954, ông di cư vào Nam và dạy học tại Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn. Trước 1975, ông thôi dạy học, lui về ở tại Khánh Hội, lúc đó đã gần 90 tuổi, ở tại nhà người bà con, còn con trai của ông làm việc ở toà đại sứ Việt Nam cộng hoà tại Mỹ. Năm 1973, học trò của ông là Nguyễn Thiên Thụ có tới thăm và được trao bản thảo về khoa cử đời Nguyễn, một tập thơ và một tấm ảnh, rồi mang theo sang Canada. Tác phẩm: - Quốc triều hình luật, Sài Gòn, Đại học Luật Khoa, 1956 Dịch: - Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí), Cao Nãi Quang, Viện Đại học Sài Gòn, 1957, 563 trang - Hồng Đức thiện chính thư, Sài Gòn, Trường Đại học Luật Khoa, 1959, 159 trang - Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Viện Đại học Sài Gòn 1961, 505 trang - Đại Nam điển lệ, Viện Đại học Sài Gòn, 1962, 571 trang Nguyễn Sĩ Giác (1888-197?) là giáo sư Hán Văn tại Trường Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn trong thập niên 60. Ông cũng như giáo sư Nguyễn Huy Nhu, Viện Đại học Huế, là những vị tiến sĩ cuối cùng của nhà Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tý (1888) tại xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, là con trai của cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất, niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910) vào lúc 23 tuổi, đồng khoa với các phó bảng Hoàng Tăng Bí, Bùi Kỷ, trước Đinh Văn Chấp một khoa (1913), trước Nguyễn Huy Nhu, Nguyễn Can Mộng hai khoa (1916). Nguyễn Trọng Hợp là cháu bốn đời của Nguyễn Công Thái (1684-1758), đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), làm quan đến chức Tể tướng. Như vậy, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Giác cùng thi sĩ Tản Đà chung một tổ tiên. Lãng Nhân Phùng …

Nguyễn Sĩ Giác (1888-197?) là giáo sư Hán Văn tại Trường Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn trong thập niên 60. Ông cũng như giáo sư Nguyễn Huy Nhu, Viện Đại học Huế, là những vị tiến sĩ cuối cùng của nhà Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tý (1888) tại xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, là con trai của cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất, niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910) vào lúc 23 tuổi, đồng khoa với các phó bảng Hoàng Tăng Bí, Bùi Kỷ, trước Đinh Văn Chấp một khoa (1913), trước Nguyễn Huy Nhu, Nguyễn Can Mộng hai khoa (1916). Nguyễn Trọng Hợp là cháu bốn đời của Nguyễn Công Thái (1684-1758), đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), làm quan đến chức Tể tướng. Như vậy, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Giác cùng thi sĩ Tản Đà chung một tổ tiên.

Lãng Nhân Phùng Tất Đắc khi viết về Nguyễn Quyền và phong trào Đông kinh nghĩa thục có đoạn viết về cụ nghè Giác: "Năm 1908 xảy ra việc Hà Thành đầu độc, nhà cầm quyền đóng cửa nghĩa thục, ông bị bắt đày ra Côn Đảo, cùng đồng chí Lê Đại án chung thân. Còn hai đồng chí nữa là Nguyễn Sĩ Sác và Hoàng Tăng Bí chỉ bị giam giữ ít lâu ở Hà Nội. Rồi Hoàng Tăng Bí được nhạc gia Cao Xuân Dục nhận lãnh, đưa về theo học tại Huế, thi đỗ phó bảng. Nguyễn Sĩ Sác đỗ tiến sĩ." (Giai thoại làng nho)

Chưa có tài liệu nào viết về tiểu sử của cụ nghè Giác. Năm 1954, ông di cư vào Nam và dạy học tại Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn. Trước 1975, ông thôi dạy học, lui về ở tại Khánh Hội, lúc đó đã gần 90 tuổi, ở tại nhà người bà con, còn con trai của ông làm việc ở toà đại sứ Việt Nam cộng hoà tại Mỹ. Năm 1973, học trò của ông là Nguyễn Thiên Thụ có tới thăm và được trao bản thảo về khoa cử đời Nguyễn, một tập thơ và một tấm ảnh, rồi mang theo sang Canada.

Tác phẩm:
- Quốc triều hình luật, Sài Gòn, Đại học Luật Khoa, 1956

Dịch:
- Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí), Cao Nãi Quang, Viện Đại học Sài Gòn, 1957, 563 trang
- Hồng Đức thiện chính thư, Sài Gòn, Trường Đại học Luật Khoa, 1959, 159 trang
- Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Viện Đại học Sài Gòn 1961, 505 trang
- Đại Nam điển lệ, Viện Đại học Sài Gòn, 1962, 571 trang
Nguyễn Sĩ Giác (1888-197?) là giáo sư Hán Văn tại Trường Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn trong thập niên 60. Ông cũng như giáo sư Nguyễn Huy Nhu, Viện Đại học Huế, là những vị tiến sĩ cuối cùng của nhà Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tý (1888) tại xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, là con trai của cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất, niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910) vào lúc 23 tuổi, đồng khoa với các phó bảng Hoàng Tăng Bí, Bùi Kỷ, trước Đinh Văn Chấp một khoa (1913), trước Nguyễn Huy Nhu, Nguyễn Can Mộng hai khoa (1916). Nguyễn Trọng Hợp là cháu bốn đời của Nguyễn Công Thái (1684-1758), đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), làm quan đến chức Tể tướng. Như vậy, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Giác cùng thi sĩ Tản Đà chung một tổ tiên.

Lãng Nhân Phùng …
Bài liên quan

Phan Khôi 潘魁

Phan Khôi 潘魁 (1887-1959), sinh tại Điện Bàn, Quảng Nam. Bút danh Phan Khôi, hiệu Chương Dân, biệt hiệu Tú Sơn. Thể loại: tiểu thuyết, văn học dịch, nghiên cứu lý luận phê bình. Các tác phẩm: - Trở vỏ lửa ra - Chương Dân thư thoại - Việt Ngữ nghiên cứu - Tình già (1932)

Trần Cao Vân 陳高雲

Trần Cao Vân 陳高雲 (1866-1916) là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung kỳ Việt Nam, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng. Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, tổng Đa Hoà, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tên thật là Trần Công Thọ, lúc lớn lên từng học và đi ...

Phạm Tuấn Tài

Phạm Tuấn Tài (1905-1937) hiệu Mộng Tiên, quê ở Hải Dương, làm giáo học trường Nghĩa Xá, huyện Thuận Thành, Hà Bắc, và ở Tuyên Quang. Về sau, ông là một trong những người sáng lập Việt Nam quốc dân đảng và chủ trương Nam đồng thư xã.

Phan Mạnh Danh 潘孟名

Phan Mạnh Danh 潘孟名 (1866-1942), tác giả tập thơ Bút hoa thi tập nổi tiếng. Đây là tập thơ cổ xưa Hán-Việt, xuất bản lần đầu ở Hà Nội năm 1942, với lời giới thiệu của học giả Nguyễn Tiến Lãng cùng với thư của cụ Thượng thư Phạm Quỳnh cám ơn và chuyển đạt huy chương cao quý Tam Hạng Kim Khánh do Hoàng ...

Phan Văn Trị 潘文值

Phan Văn Trị 潘文值 (1830-1910), người đời thường gọi ông là Cử Trị, sinh năm 1830 tại làng Hưng Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Thuận Phú Đông, huyện Giồng trôm, tỉnh Bến Tre, đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu (1849) tại trường thi Gia Định, cùng khoa với Nguyễn Thông, nhưng nhỏ hơn ông này 3 ...

Trần Quý Cáp 陳季恰

Trần Quý Cáp 陳季恰 (1870-1908) tự Dã Hàng 野航, Thích Phu 適夫, hiệu Thai Xuyên 台川, chí sĩ nhiệt tình trong phong trào Duy Tân, nhà thơ Việt Nam, quê làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đỗ tiến sĩ năm 1901, ông là một trong Ngũ hổ, năm người học trò giỏi xứ Quảng bấy giờ. Sớm có tinh thần yêu ...

Trương Minh Ký

Trương Minh Ký có biệt hiệu là Thế Tải, ông sanh ngày 23-10-1855 tại Gia Định, là học trò của Trương Vĩnh Ký. Ông thông Hán và giỏi Pháp văn, làm thông ngôn cho nhà cầm quyền Pháp, cộng tác với Trương Vĩnh Ký trên tờ Gia Định báo, Thông Loại Khoá Trình cũng như viết sách dạy Pháp văn. Trương Minh Ký ...

Lưu Thương 劉商

Lưu Thương 劉商 tự Tử Hạ 子夏, người Cổ Thành, thuở nhỏ hiếu học, giỏi văn hoạ, đỗ tiến sĩ năm Đại Lịch, làm quan tới Kiểm hiệu lễ bộ lang trung, Biện Châu quan sát phán quan.

Hàn Dũ 韓愈

Hàn Dũ 韓愈 (768-824) tự là Thoái Chi 退之, sinh quán ở Nam Dương nay thuộc tỉnh Hồ Bắc. Tổ phụ là người huyện Xương Lê nên ông thường tự xưng là Hàn Xương Lê 韓昌黎. Ông sinh năm 768, mất năm 824 và do đó được xếp vào những tác gia của Trung Ðường. Mồ côi cha mẹ từ năm ba tuổi, thuở nhỏ ông có một cuộc ...

Lệnh Hồ Sở 令狐楚

Lệnh Hồ Sở 令狐楚 (766-837) tự Xác Sĩ 殼士, người Hoa Nguyên, Nghi Châu, là hậu duệ của danh thần Lệnh Hồ Đức Phân 令狐德棻 thời Sơ Đường, tổ tiên vốn định cư ở Đôn Hoàng. Ông là một văn học gia, chính trị gia, và thi nhân đời Đường, đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ 7 (791), giữ chức Hữu thập di, sau lãnh Hàn ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...