24/05/2018, 22:08

Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ

Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ rất phong phú đa dạng , bao gồm các mặt hàng chủ yếu sau : Tôm đông lạnh là mặt hàng chính , đứng hàng thứ nhất. Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai là cá ngừ tươi . ...

Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ rất phong phú đa dạng , bao gồm các mặt hàng chủ yếu sau :

  • Tôm đông lạnh là mặt hàng chính , đứng hàng thứ nhất.
  • Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai là cá ngừ tươi .
  • Đứng hàng thứ ba là cá biển đông lạnh các loại ( cá phi lê tươi đông lạnh , cá ba sa phi lê đông , cá ngừ vây vàng tươi ... ) .

Ngoài ra còn có :

  • Mực đông lạnh : gồm mực phi lê đông block , mực nguyên con IQF ...
  • Nhóm hàng thuỷ đặc sản : yến sào , ngọc trai , cua huỳnh đế , ốc hương , sò huyết , ...

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay , Mỹ được đánh giá là thị trường đầy triển vọng , đứng hàng thứ hai sau Nhật Bản(trong 6 tháng đầu năm 2001, chiếm 25,3 % kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ) . Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu còn thấp , chỉ có 6 triệu USD . Từ đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục qua các năm . Năm 1997 , xuất khẩu bình quân vào Mỹ bình quân 3 triệu USD / tháng , năm 1998 đã lên tới 82 triệu USD ( tăng 14 lần năm 1994 ) và đưa Việt Nam lên vị trí 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ . Trong 7 tháng đầu năm 1999 , kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 70,5 triệu USD và cả năm 1999 đạt 130 triệu USD . Trong 8 tháng đầu năm 2000 , theo công bố của Mỹ , Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 21.855 tấn sản phẩm thuỷ sản các loại trị giá trên 200 triệu USD , chiếm khoảng 3 % giá trị nhập khẩu thuỷ sản của họ , cả năm 2000 đã xuất khẩu đạt giá trị 302,4 triệu USD (tăng so với năm 1999 là 114 % ) và trong 6 tháng đầu năm 2001 , xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 31 nghìn tấn về khối lượng , với giá trị 210,4 triệu USD (tăng so với cùng kỳ năm trước tương ứng là 94 % và 70,5 % ) , đến cuối năm 2001 , Mỹ lần đầu tiên đứng vào danh sách các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam với giá trị gần 500 triệu USD ( chiếm 28,4 % thị phần ) . Trong 9 tháng đầu năm 2002

Theo Hải quan Mỹ, mặc dù nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, đặc biệt sau sự kiện ngày 11/9/2001, nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2001vẫn tăng 1,45% so với cùng kỳ năm 2000và đạt 1.334 nghìn tấn. Sau đây là các mặt hàng nhập khẩu chính.

Chỉ tiêu Khối lượng nhập khẩu (1000T) %tăng,giảm so cùng kỳ
Cá tươi và cá đông
- Cá ngừ tươi và đông 76,3 - 16,2
- Cá rô phi 38,8 + 21,2
- Cá biển tươi và đông 250,0 - 6,7
- Cá đông block 39,2 - 36,7
- Cá philê :
+ Cá catfish 6,05 + 142
+ Tổng cộng cá philê 267,2 + 9,5
Tổng cộng cá tươi và đông 616,9 - 1,5
Giáp xác, nhuyễn thể
- Tôm đông 262,4 + 8
- Cua đông 53,9 + 42
- Thịt cua 9,3 + 43
- Tôm hùm 33,1 - 5,5
- Mực ống 21,0 - 3,2
- Điệp 14,4 - 15,3
Tổng cộng giáp xác, nhuyễn thể 451 + 8,4
Hộp thuỷ sản
- Hộp cá ngừ 106,5 - 10,5
Tổng cộng hộp cá 143,7 - 9
Tổng cộng hộp thuỷ sản 187 - 5,6
Tổng cộng hàng thuỷ sản thực phẩm 1.292 + 1,4
Tổng cộng hàng thuỷ sản kỹ thuật 42 13,5
Toàn bộ sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu 1.334 + 1,4

Nhìn chung, nhập khẩu các sản phẩm cá của Mỹ trong 9 tháng đầu năm có giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2000 Tuy nhiên, các mặt hàng tăng trưởng rất nhanh là cá philê ba sa và cá tra Việt Nam, cá rô phi. Nhập khẩu cá đông block giảm tới 36,7%.

Các mặt hàng cao cấp đều có nhiều biến động. Nhập khẩu tôm đông vẫn giữ mức tăng cao là + 8%, cua đông là + 42%, thịt cua + 43%. Tôm hùm là mặt hàng cao cấp nhất lại có mức nhập khẩu giảm 5,5%. Điệp đông lạnh giảm tới 15,3%. Hộp cá ngừ giảm tới 10,5%.

Tình trạng khó khăn về kinh tế và sau sự kiện 11/9 đã ảnh hưởng rất lớn tới mức nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản cao cấp của Mỹ. Tuy khối lượng nhập khẩu các mặt hàng tôm, cua, cá philê ... có tăng, nhưng giá nhập khẩu lại giảm nhiều.

Theo Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong năm2001 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị 489 triệu UDS, chiếm 27% giá trị xuất khẩu thuỷ sản và Mỹ là thị trường xuất khẩu đạt giá trị lớn nhất.

Theo Hải quan Mỹ xuất khẩu tôm đông của Việt Nam sang Mỹ 9 tháng đầu năm 2001 như sau :

Tháng Khối lượng tôm đông xuất khẩu (tấn)
1 1.118
2 703
3 1.032
4 1.113
5 1.775
6 2.966
7 3.733
8 4.607
9 3.724
Tổng cộng 20.771

Tôm đông Việt Nam chiếm 8% thị phần nhập khẩu tôm của Mỹ và đứng hàng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu tôm sang Mỹ. Điều đáng tiếc là giá trung bình tôm đông nhập khẩu 9 tháng qua của Mỹ giảm sút chỉ còn 9,14 USD/kg, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2001 Kết quả là khối lượng nhập khẩu tôm đông của Mỹ tăng 8%, nhưng giá trị chỉ có 2,4 tỷ USD so với 2,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2000.

Tính đến tháng 10 năm 2000 , tôm đông chiếm tỷ trọng áp đảo trong các mặt hàng xuất khẩu của ta với 13.243 tấn, giá trị 201 triệu USD, chiếm 81% giá trị xuất khẩu thuỷ sản nói chung . Rất ít quốc gia xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ lại có tỷ lệ mặt hàng tôm đông lớn như của Việt Nam. Tôm đông Việt Nam chiếm 4,7% khối lượng nhập khẩu tôm vào Mỹ và đứng hàng thứ 8 trong số các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này. Khác hẳn với thị trường Nhật Bản , tại Mỹ tôm đông Việt Nam có giá rất cao, trung bình tới 15 USD/kg . Việt Nam cùng với Thái Lan, ấn Độ , Inđônêxia và Trung Quốc đã tăng nhanh mức xuất khẩu tôm đông sang Mỹ để lấp khoản thiếu hụt do tôm nuôi của Ecuađo, Mêxicô, Panama, En Xanvanđo bị giảm sản lượng nghiêm trọng vì dịch bệnh. Trong năm 2001 xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng có khối lượng lớn như là:Tôm các loại(33.200 tấn), cá tra và cá basa(7.800 tấn), cá ngừ cá các loại(1.200 tấn) Mặt hàng trên là những thế mạnh của Việt Nam ở thị trường Mỹ

Năm 2000 giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt khoảng 235 triệu USD, chiếm vị trí thứ 3 trong số các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ . Tuy nhiên , hàng tôm đông Việt Nam vẫn chỉ giữ vị trí rất khiêm tốn trên thị trường Mỹ , chiếm 5,3 % sản lượng tôm nhập khẩu , trong khi Thái Lan là 44,2 % , Mê hi cô là 10,2 %...

Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai là cá ngừ tươi đạt 973 tấn , giá trị 9,3 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2002 , tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2000 ( chỉ có 1,5 triệu), riêng cá ngừ vây vàng tươi đạt 710 tấn , giá trị 4,3 triệu USD . Cá biển đông lạnh các loại có giá trị xuất khẩu đứng hàng thứ 3 với giá trị 2,5 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2002 , trong đó cá ba sa phi lê đông là mặt hàng Việt Nam vẫn chiếm lĩnh thị trường Mỹ với giá trị xuất khẩu 1, 7 triệu USD, ( năm 2000 , cá ba sa phi lê có mức xuất khẩu 2.045 tấn , giá trị 8, 3 triệu USD , là mặt hàng độc tôn của Việt Nam tại thị trường Mỹ ) , cá biển phi lê đông đạt 536 tấn , giá trị 1,5 triệu USD . Mặc dù xảy ra tranh chấp về thương hiệu cá ba sa , nhưng năm 2001 sản lượng cá ba sa , cá tra chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp đôi năm 2000 , từ 14.000 tấn ( trị giá 42 triệu USD ) lên 31.000 tấn ( trị giá gần 75 triệu USD).

Mặt hàng cua biển cũng đạt mức tăng trưởng cao trong xuất khẩu sang Mỹ ( bao gồm cua sống , cua đông, cua luộc , thịt cua đông ) đạt giá trị xuất khẩu 1,8 triệu USD ( riêng thịt cua đông có giá trị 722 nghìn USD ) trong 2 tháng đầu năm 2002 .

Hộp thuỷ sản là sản phẩm được người Mỹ rất ưa chuộng với đủ các loại mặt hàng như hộp cá, hộp tôm, hộp cua, hộp mực và hộp nhuyễn thể 2 vỏ . Mức nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2000 lên tới 220 nghìn tấn (riêng hộp cá ngừ là 130 nghìn tấn) . Rất tiếc trong thị trường nhập khẩu hộp thủy sản rất sôi động này, sản phẩm của Việt Nam còn gần như vắng bóng .

Trong năm 2002 do sự việc hiệp hội thuỷ sản Hoa Kỳ kiên các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bán phá giá tại thị trướng Hoa Kỳ cho nên việc xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ gặp những khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ nhưng nhìn chung xuất khẩu thuỷ sản vẫn có triển vọng phát triển mạnh tại thị trường Mỹ.

Năm 2001, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 70.931 tấn thuỷ sản các loại, trị giá 489 triệu USD. So với tổng kim ngạch gần 1,8 tỷUSD với số lượng 538.833 tấn thuỷ sản đã XK trong năm qua thì lượng XK vào thị trường Mỹ là rất đáng kể .

Bộ thuỷ sản đánh giá , Mỹ đang là thị trường thuỷ sản dẫn đầu của ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Thị trường Nhật tuy vẫn tăng về giá trị , nhưng tỷ trọng đã giảmdần . Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng chiếm vị trí dẫn đầu , với thị phần tăng nhanh từ 6% năm 1998 lên 27,81% năm 2001. Thị trường Mỹ cần được quan tâm, tiếp tục mở rộng do nhu cầu nhập khẩu hàng năm lớn tới khoảng 10 tỷ USD. Yêu cầu về chất lượng và an toàn cao nhưng không khắt khe như thị trường EU. Giá bán thuỷ sản sang Mỹ lại cao hơn các thị trường khác. Mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng mở rộng với các mặt hàng tươi sống như cá ngừ , cá thu, cua.

Sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ gắn liền với sự tiến bộ trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ , đặc biệt sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 . Sự kiện đó mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cần được chuẩn bị nắm bắt ngay từ bây giờ đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Việc không ngừng tăng kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ qua các năm đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của ngành thuỷ sản Việt Nam , thể hiện sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo mở cửa của Đảng .

Việt Nam đã có 77 doanh nghiệp chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Bắc Mỹ .

Nhật Bản – khách hàng tiêu thụ nhất nhì thế giới- lại chìm đắm trong khủng hoảng , chính trị – xã hội thiếu ổn định, kinh tế hồi phục chậm , đồng tiền chao đảo mất giá khiến sức mua của dân tiếp tục giảm sút . Nhập khẩu tôm của họ trong 6 tháng đầu năm 2001 giảm 10 % so với cùng kỳ năm ngoái , giá nhập khẩu trung bình cũng giảm khoảng 20 % . Kết quả là lượng sản phẩm tôm tăng lên được dồn sang thị trường Mỹ , nhà nhập khẩu tôm đầu bảng , thị trường này đã nhập tăng 11 % so với cùng kỳ năm ngoái , trong đó từ Việt Nam tăng 108 %. Đương nhiên , giá nhập khẩu tôm của Mỹ cũng giảm theo giá của Nhật Bản . Trong tình hình trên , việc Việt Nam vẫn gia tăng thêm 25 % , đạt trên 37 nghìn tấn tôm xuất khẩu với giá trung bình chỉ giảm khoảng 11 % đã đánh dấu những cố gắng vượt bậc của các nhà chế biến – xuất khẩu nước nhà .

Trước đây , phái đoàn ICD ( Mỹ ) đến thăm Việt Nam và làm việc với Bộ thuỷ sản , nghiên cứu sâu rộng , toàn diện ngành thủy sản Việt Nam , đánh giá cao tiềm năng phát triển nghề cá nước ta , cũng như vị trí quan trọng của ngành này trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam . Hoa Kỳ có số dân 266 triệu người với GNP là 7080 tỷ USD , bình quân thu nhập đầu người là 26.000 USD . Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn thuỷ sản các loại với kim nghạch 6,5 tỷ USD . Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường này tuy còn rất khiêm tốn . Mỹ thật sự coi Việt Nam là nguồn chính thức cung cấp thuỷ sản , đặc biệt là tôm . Trong thời gian qua tôm nhập khẩu vào Mỹ tăng lên rất nhanh , nhất là mặt hàng tôm nõn , tôm nõn rút gân , PTO , ngoài ra còn có một số loại cá nhiệt đới cũng bán chạy ở Mỹ như cá hông phi lê, cá rô phi đỏ và đen phi lê .

0