Thực hành một số thông tin về Campuchia và Lào
ĐỊA LÍ 8 BÀI 18: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CAMPUCHIA VÀ LÀO CAMPUCHIA Campuchia có lãnh thố gồm phần đất liền và các đảo trong vịnh Thái Lan. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, chiếm 3/4 diện tích với đồng bằng Trung tâm khá bằng phẳng, ở giữa là Biển Hồ, thực chất là khúc uốn của sông ...
ĐỊA LÍ 8 BÀI 18: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CAMPUCHIA VÀ LÀO CAMPUCHIA Campuchia có lãnh thố gồm phần đất liền và các đảo trong vịnh Thái Lan. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, chiếm 3/4 diện tích với đồng bằng Trung tâm khá bằng phẳng, ở giữa là Biển Hồ, thực chất là khúc uốn của sông Tônglê Sáp. Biển Hồ có chiều dài liokm, nơi rộng nhất là 35km, hẹp nhất là 9km. Dãy núi Đậu Khấu (núi Cacđamôn, núi Con Voi) ở Tây Nam cao trung bình dưới 1000m kéo xuống tận biên ...
ĐỊA LÍ 8 BÀI 18: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CAMPUCHIA VÀ LÀO
CAMPUCHIA
Campuchia có lãnh thố gồm phần đất liền và các đảo trong vịnh Thái Lan. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, chiếm 3/4 diện tích với đồng bằng Trung tâm khá bằng phẳng, ở giữa là Biển Hồ, thực chất là khúc uốn của sông Tônglê Sáp. Biển Hồ có chiều dài liokm, nơi rộng nhất là 35km, hẹp nhất là 9km. Dãy núi Đậu Khấu (núi Cacđamôn, núi Con Voi) ở Tây Nam cao trung bình dưới 1000m kéo xuống tận biên giới Việt Nam; dãy Đăngrếch có hướng đông - tây tạo thành biên giới tự nhiên giữa Campuchia và Thái Lan. Phía Bắc, đông bắc (cao nguyên Bô Keo) và đông nam (cao nguyên Chơ Lông) của Campuchia là vùng cao nguyên phù sa cổ hoặc đất đỏ badan.
Campuchia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc với hai hệ thống sông lớn là Mê Công và Tônglê Sáp - Biển Hồ.
Rừng còn bao phủ nhiều nơi ở Campuchia gồm rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn và rừng thưa xa van.
Đất đang canh tác của Campuchia chỉ chiếm 17% diện tích đất tự nhiên, cây trồng chính là lúa gạo, ngô, cao su, thốt nốt (cây lấy đường thay mía), hồ tiêu, bông. Campuchia phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề cá. Năm 2000 sản xuất 3,7 triệu tấn lúa; 40 nghìn tấn cao su. Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến cao su, gỗ, đường, xay xát lúa, ngô và gần đây phát triển lại nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền. Giao thông vận tải chủ yếu phát triển đường sông và đường biến.
Campuchia còn nổi tiếng với khu di tích đền Ăngco, được xây dựng từ thế kỉ XII. Khu đền gồm hai đền là Ảngco Vát và Ảngco Thom nằm gần nhau. Trong mỗi đền có 5 ngọn tháp, toàn bộ xây dựng băng đá, tường và hành lang các đền chạm khắc có cảnh trích từ truyền thuyết Ân Độ giáo và các sự tích lịch sử. Đây là khu vực có tiềm năng du lịch to lớn của Campuchia.
LÀO
Lào là quốc gia không có biển, muốn tiếp xúc với biển phải nhờ vào các cảng biển của miền Trung Việt Nam như Cửa Lò, Vinh, Bến Thuỷ, Đông Hà, Đà Nẵng.
Địa hình Lào chủ yếu là núi và cao nguyên. Phần phía Bắc - vùng Thượng Lào có cao nguyên Xiêng Khoảng (Mường Phuôn) ở trung tâm có Cánh Đồng Chum với những chum đá rỗng có đường kính trên 2m và nặng tới vài tấn. Cho tới nay cũng chưa rõ vì sao người xưa lại để tại khu vực này hàng trăm chum đá như vậy. Miền Trung và phía Nam Lào gồm dãy núi Pu Luông (Trường Sơn), cao nguyên Khăm Muộn và Bôlôven. Đồng bằng chỉ chiếm 10% diện tích đất nước, tập trung dọc theo sông Mê Công và được phủ đất phù sa. Các cao nguyên được phủ đất íeralit, riêng cao nguyên Bôlôven có đất đỏ badan màu mỡ.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Lào chịu tác động rất lớn của địa hình. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 do gió mùa tây nam thổi đến gây mưa; sườn đón gió nhận lượng mưa lớn (sang đến Việt Nam gió trở nên khô nóng gây nên hiện tượng gió tây nam khô nóng, thường gọi là gió Lào ở các tỉnh miền Trung). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc khô lạnh, gây rét buốt. Vùng núi phía bắc chịu ảnh hưởng của sương giá.
Sông Mê Công với nhiều phụ lưu (17 nhánh) thu hút nguồn nước mưa dồi dào, vừa là nguồn cung cấp nước tưới, vừa là nguồn thuỷ năng giàu có của Lào.
Phần lớn diện tích đất đai của Lào được phủ bởi rừng rậm, rừng thông, rừng gỗ tếch và đồng cỏ nhiệt đới, nơi cư trú với nhiều loại động vật từ chim đến lợn rừng, hươu nai, gấu, bò tót, trâu rừng, voi, tê giác một sừng...
Đất canh tác của Lào không nhiều song nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính. Ngành này cung cấp tới trên 50% tổng thu nhập trong nước của Lào và thu hút trên 70% dân lao động. Trong nông nghiệp, lúa gạo cũng là cây trồng chính, năm 2000 sản xuất được 2,1 triệu tấn lúa, ngoài ra còn trồng ngô, khoai lang, sắn và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Số lượng trâu, bò, lợn năm 2000 đạt trên dưới 1 triệu con mỗi loại.
Do tiềm năng thủy điện rất lớn nên Lào tập trung phát triển thuỷ điện để có điện xuất khẩu, chủ yếu sang Thái Lan và phục vụ nhu cầu trong nước. Hiện nay Lào mới xây dựng được một số nhà máy trong đó có thuỷ điện Nậm Ngừm với tổng công suất 210 MW nằm ở phía bắc Viêng Chăn. Lào dự kiến tăng cường khai thác nguồn tài nguyên này và sẽ tiếp tục xây dựng thêm các nhà máy thuỷ điện trên sông Mê Công và các phụ lưu của nó.
Lào còn phát triển công nghiệp khai thác gỗ và chế biến lâm sản, công nghiệp dệt và một số ngành công nghiệp nhẹ, thực phẩm tại các thành phố lớn như Viêng Chăn, Xavannakhet, Pắcxế.
Nhìn chung những năm vừa qua tuy tốc độ tăng trưởng của Lào đạt khá cao (6 — 8%) song do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên các ngành kinh tế chưa có sự chuyển đổi đáng kể. Hiện nay Lào đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các tuyến đường giao thông nhằm tạo điều kiện mở rộng quan hệ giữa các vùng trong nước cũng như với các nước láng giềng, tạo khả năng khai thác các vùng miền khác nhau trong nước và phát triển kinh tê đất nước.