Bài 19: Địa hình và tác động của nội, ngoại lực
ĐỊA LÍ 8 BÀI 19: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI, NGOẠI LỰC I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Tên và vị trí của một số dãy núi, sơn nguyên và đồng bằng. - Nội lực nguyên nhân của động đất, núi lửa và của sự xuất hiện những dãy núi cao. - Ngoại lực tác động của các yếu tố tự nhiên tạo nên sự đa dạng ...
ĐỊA LÍ 8 BÀI 19: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI, NGOẠI LỰC I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Tên và vị trí của một số dãy núi, sơn nguyên và đồng bằng. - Nội lực nguyên nhân của động đất, núi lửa và của sự xuất hiện những dãy núi cao. - Ngoại lực tác động của các yếu tố tự nhiên tạo nên sự đa dạng của địa hình bề mặt đất. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Giải bài tập 1 tran 69 SGK địa lí 8: Dựa vào hình sail: kể tên một số dãy núi và sơn nguyên, đồng bằng ở các châu ...
ĐỊA LÍ 8 BÀI 19: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI, NGOẠI LỰC
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Tên và vị trí của một số dãy núi, sơn nguyên và đồng bằng.
- Nội lực nguyên nhân của động đất, núi lửa và của sự xuất hiện những dãy núi cao.
- Ngoại lực tác động của các yếu tố tự nhiên tạo nên sự đa dạng của địa hình bề mặt đất.
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Giải bài tập 1 tran 69 SGK địa lí 8: Dựa vào hình sail: kể tên một số dãy núi và sơn nguyên, đồng bằng ở các châu lục (xem hình SGK)
Trả lời:
Châu lục |
Dãy núi |
Sơn nguyên |
Đồng bằng |
Châu Á |
Himalaya, Xaian, Antai, Cônluân. |
Trung Xibia, Tây Tạng, Iran, Đêcan. |
Tây Xibia, Hoa Bắc, Mê Công, Ân- Hằng. |
Châu Âu |
Xcanđinavi, Anpơ, Capca, Uran |
|
Đông Âu |
Châu Phi |
Átlát, Đrêkenbec. |
Êtiôpia, Đông phi |
Cônggô |
Bắc Mĩ |
Coócđie, Apalat |
|
Đồng bằng Trung Tâm |
Nam Mĩ |
Anđrét |
Braxin |
Amadôn, Laplata |
Oxtrâylia |
Đông Ôxtrâylia |
Oxtrâylia |
Trung tâm |
Giải bài tập 2 tran 69 SGK địa lí 8: Dựa vào các cảnh quan sau: Trang 39 Thu hoạch lúa ở Inđônẽxia, trang 26 Cảnh quan hoang mạc Tha, trang 35 cảnh quan thu hái chè ở Xrílanca, SGK Địa lí 8.
Nêu những yếu tố chính tác động nên các cảnh quan trong ảnh.
Trả lời:
- Cảnh quan thu hoạch lúa ở Inđônêxia:
Các yếu tố chính tác động nên cảnh quan này là: Địa hình đồng bằng, đất đai phù sa phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước phong phú.
- Cảnh quan hoang mạc Tha:
Địa hình hoang mạc cát, khí hậu khô khan, thực vật không phát triển được, động vật chủ yếu là lạc đà.
- Cảnh quan thu hái chè ở Xrilanca:
Địa hình trung du, độ cao không lớn, đồi hrnh dạng thoải, khí hậu cận nhiệt đới.
Giải bài tập 3 tran 69 SGK địa lí 8: Nêu một số ví dụ về cảnh quan tự nhiên của Việt Nam thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác dộng của ngoại lực.
Trả lời:
- Cảnh quan đồng bằng là kết quả của quá trình bồi tụ.
- Cảnh quan vịnh Hạ Long là kết quả của phong hóa do nước và hiện tượng ăn mòn đá vôi, tạo nên địa hình cacxtơ,...
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Hoang mạc là vùng đặc trưng có khí hậu rất khô với những loài thực vật chịu hạn cao ưa khô, mọc rải rác. Lượng mưa hàng năm ở hoang mạc thường không quá 200 mm, trong khi dó lượng bốc hơi rất lớn 900-1500mm ở mặt nước thoáng. Lớp đất rất mỏng nhiều nơi là đất xám và nâu sáng, nhiều chất muối dễ hoà tan. Tuỳ theo tính chất của đất người ta chia ra: hoang mạc đất sét, hoang mạc cát, hoang mạc đất muối và hoang mạc đồi núi. Các dòng nước trên mặt chỉ xuất hiện sau những trận mưa đột ngột và rất hiếm, sau đó nước đổ vào hồ hoặc ngấm hết xuống lớp cát. Tính ưa khô hạn là nét đặc thù của sinh vật đới hoang mạc. Những cây bụi thấp và cỏ trong hoang mạc thích nghi với điều kiện khô hạn theo ba hướng:
- Cây hằng năm mọc nhanh, phát triển nhanh và ra hoa kết quả vào thời kì có mưa ngắn ngủi, chỉ có hạt của cây là tồn tại trong thời gian khô hạn kéo dài.
- Cây lâu năm có bộ rễ rất phát triển và ăn sâu để hút nước ở dưới tầng đất sâu.
- Cây mọng nước (xương rồng...) có thể giữ nước trong mô, có lớp vỏ dày có gai...
Giới động vật trong hoang mạc nghèo nàn, gồm các loài chịu được nóng, khát; thường sinh sống vào ban đêm, ban ngày trốn trong các hang hốc.
Hoang mạc nhiệt đới hình thành dọc theo hai đường chí tuyến, trong khoảng từ 10-30° vĩ tuyến. Nơi đây hình thành hai đai cao áp của khí quyển và gió tín phong khô nóng thổi về Xích đạo. ơ hai đai cao áp này, quanh năm có các dòng khí giáng từ trên cao nén xuống nên bầu trời quang đãng, rất hiếm khi có mây, vì thế rất ít mưa, lượng mưa không quá 200mm/năm. Vùng đập Átxuan thuộc Ai Cập có thời kì 5 năm liền (1901-1905) chỉ có mưa một lần lộp bộp vài giọt nước. Đây là xứ sở của Mặt trời. Quanh năm ban ngày bầu trời trong xanh, nắng chói chang, rất hiếm thấy một đám mây nhỏ. Mặt đất bị hun nóng, nhiệt độ vào giữa trưa, trong bóng râm lên tới 57-58°C, còn cát thì nóng tới 80°c. Ban đêm lạnh lẽo, nhiệt độ có khi xuống tới 0°c, bầu trời tím ngắt sâu thăm thẳm, đầy sao.
Các hoang mạc nhiệt đới được gọi là sa mạc vì có nhiều cát. Các sa mạc ở Tây Á bị cát phủ 9/10 diện tích. 1/8 diện tích sa mạc Xahara là bị cát phủ.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở HOANG MẠC
Ở sa mạc (hoang mạc cát), đây đó có những mạch nước ngầm lộ ra ngoài gọi là ốc đảo và hình thành làng mạc. Người dân ở ốc đảo đào giếng khơi để lấy nước. Miệng giếng có đường kính thường nhỏ hơn 1m và sâu khoảng 2m. Nước giếng lúc nào cũng đầy và chỉ cách mặt đất chừng 0,5m. Làng mạc ở ốc đảo có thể là một xóm nhỏ, hay một làng lớn phụ thuộc vào nguồn nước ngầm nhiều hay ít. Nơi trữ lượng nước ngầm lớn có thể hình thành cả một thành phô như Amara. Ở sa mạc Xahara. Người dân ở ốc đảo chăn nuôi ngựa, lạc đà, chó, gà và các loại gia cầm. Sản phẩm trồng trọt có cả cây lượng thực như: lúa, cao lương, ngô... và các cây ăn quả. Đặc biệt cọ và chà là mọc rất xanh tươi. Chà là thuộc loài cọ, mỗi năm cây chà là chỉ mọc 12 lá và từ mỗi nách lá lại có một buồng quả. Quả chà là có màu như hổ phách, khi chín, quả chuyên sang màu da cam và đỏ tím. Quả chà là có vị ngọt sắc, phơi khô thành mứt chà là mà không cần tẩm đường.
Từ thời cổ đại, mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt, con người đã chinh phục các hoang mạc cát - nhất là những sa mạc ở Trung Á, nơi có những con đường giao lưu, thông thương giữa châu Âu và châu Á. Phương tiện di chuyển ở sa mạc là lạc đà. Lạc đà có thể vận chuyên trên lưng một khối lượng hàng trên dưới 1 tạ và đi 1 tuần liền ở sa mạc mà không cần uống nước. Bướu của lạc đà có một khối mỡ lớn; khi cơ thể thiếu nước, khối mỡ đó sẽ ôxy hoá biến mỡ thành nước. Các đoàn lữ hành, nhất là các đoàn thương nhân, thường đi thành hàng dài trên sa mạc, vì vậy người chỉ huy phải dùng tù và hoặc kèn để ra hiệu lệnh.
Mỗi ngày đi trên sa mạc cũng không quá vất vả vì, mặc dù nhiệt độ không khí cao song không khí lại rất khô do đó con người không cảm thấy khó chịu, ngột ngạt và oi bức như ở nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm. Ở Cổ đại, mối nguy hiểm lớn nhất khi vượt qua sa mạc không phải là đói rét, nóng khát hay các cồn cát mà là những toán cướp hung tợn
Để xác định phương hướng trên sa mạc mênh mông, xưa kia người dẫn đường phải dựa vào mặt trời, vào các tảng đá bị gió thổi mòn khía thành những rạch lõm ở một phía và sau này là dựa vào địa bàn.
Ngay từ thời Cố đại, trên sa mạc nóng bỏng đã tồn tại các nhà hàng đế cung cấp lương thực thực phẩm cho các đoàn lữ hành. Nhưng nhà hàng này thường được xây dựng gần các ốc đảo để lấy nước. Khi dời nhà hàng, lữ khách cũng không quên mua chà là, một đặc sản của ốc đảo.