06/06/2017, 14:43

Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Bốn đặc điếm cơ bản của sông ngòi nước ta. - Mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên và xã hội. - Giá trị tổng hợp và to lớn của sông ngòi nước ta. - Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát ...

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Bốn đặc điếm cơ bản của sông ngòi nước ta. - Mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên và xã hội. - Giá trị tổng hợp và to lớn của sông ngòi nước ta. - Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế lâu bền. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 120 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 33.1 SGK hãy kể tên các hat vực sông lớn ở nước ta. ...

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Bốn đặc điếm cơ bản của sông ngòi nước ta.

- Mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên và xã hội.

- Giá trị tổng hợp và to lớn của sông ngòi nước ta.

- Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế lâu bền.

 

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 120 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 33.1 SGK hãy kể tên các hat vực sông lớn ở nước ta.

Trong các lưu vực sông lớn kể trên các lưu vực nào có hướng dòng chảy tây bắc - đông nam vấ hướng vòng cung. 

Trả lời:

Các hệ thống sông lớn ở nước ta là: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng - Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

Các hệ thông sông chảy theo hướng tây bắc-đông nam và cánh cung là: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng-Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu.

Giải bài tập 2 trang 120 SGK địa lí 8: Vì sao:

Nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc?

Sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?

Trả lời:

- Nước ta có rất nhiều sông suối vì:

+ Nước ta có 3/4 địa hình là đồi núi, địa hình lại bị chia cắt phức tạp.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với chế độ mưa theo mùa tạo nên nhiều dòng chảy sông, suối.

+ Hình thế lãnh thố kéo dài từ bắc xuổhg nam, hẹp từ tây sang đông, với hướng nghiêng (độ dốc) của địa hình nước phố biến là nghiêng dần về biển, tạo nên các hệ thống sông nhỏ, ngắn và dốc chảy từ trong đất liền đổ ra biển.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước khác nhau rõ rệt vì:

+ Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa.

+ Nước ta lại có chế độ mưa theo mùa, mùa mưa tập trung từ 70 - 80% lượng nước, mùa khô chỉ có từ 20 - 30% lượng nước, vì thế vào mùa mưa sông ngòi đầy nước, mùa khô sông ngòi cạn nước.

Giải bài tập 3 trang 120 SGK địa lí 8: Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Dể dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì?

Trả lời:

. - Miền núi là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông của nước ta, do rừng ở đây bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ dữ dội và đột ngột, tàn phá mùa màng cuốn trôi nhà cửa, gia súc và đe doạ tính mạng con người.

- Ở các vùng đồng bằng dân cư đông đúc kinh tế phát triển, có nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các làng mạc, đô thị, nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông. 

Tại các đồng bằng chuyên canh cây lương thực (lúa nước), việc sử dụng bừa phân hoá học, thuốc trừ sâu cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở các dòng sông.

Giải bài tập 4 trang 120 SGK địa lí 8: Em hãy cho biết một số giá trị cửa sông ngòi nước ta. Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt?

Trả lời:

Một số giá trị của sông ngòi nước ta:

Giá trị về giao thông vận tải đường sông, dọc theo bờ biển nước ta có nhiều cửa sông đổ ra biển, đây là những địa điểm thuận lợi đế xây dựng hải cảng.

Giá trị cho nông nghiệp: cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, sông ngòi nước ta mang nặng phù sa bồi tụ nên hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và các đồng bằng nhỏ khác.

Giá trị về đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và phần nào là các giá trị về phát triển du lịch.

Sông ngòi nước ta còn có tiềm năng lớn về thuỷ năng, ước tính tổng trữ lượng thuỷ năng trên các sông nước ta khoảng 30 triệu kW, riêng hệ thống sông Hồng là 11 triệu kW.

Nhân dân ta dã tiến hành những biện pháp để khai thác các nguồn lợi của sông ngòi:

Phát triển nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, dọc theo hai bên bờ của nhiều hệ thống sông ở nước ta đã hình thành các làng chài, nhân dân còn tiến hành nuôi cá lồng, cá bè, nổi tiếng nhất là các lồng, bè cá trên sông Tiền và sông Hậu.

Các đồng bằng châu thổ được khai thác phát triển lương thực, thực phẩm.

Các nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên một số hệ thống sông như: nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, trên sông Đà; nhà máy thuỷ điện Trị An, trên sông Đồng Nai; nhà máy thuỷ điện Yaly, trên sông Xê Xan, ...

Một số hải cảng quan trọng được xây dựng ở các cửa sông như: cảng Hải Phòng, cảng Sông Hàn, cảng Sài Gòn,...

Đế hạn chế lũ lụt nhân dân ta đã tiến hành các biện pháp:

Đắp đê hai bên bờ sông, tích cực trồng rừng đầu nguồn, ... Đắp đập, làm hồ chứa nước, xây dựng nhà máy thuỷ điện ở thượng nguồn một số hệ thống sông. 

Giải bài tập 5 trang 120 SGK địa lí 8: Vẽ biểti đồ phân bố clòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (sông Hồng) theo bảng hm lượng bình quân tháng (m3/s) dưới dây:

Tháng

Lưu lượng m3/s

Tháng

Lưu lượng m3/s

1

1318

7

7986

2

1109

8

9246

3

914

9

6690

4

1071

10

4122

5

1893

11

2813

6

4692

12

1746

 

 

Trả lời: 

Biểu dồ lưu lượng dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (sông Hồng) bình quân tháng (mVs)

 

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

SÔNG NGÒI VIỆT NAM CÓ MẠNG LƯỚI DÀY ĐẶC, NGUỒN NƯỚC PHONG PHÚ, NHIỀU PHÙ SA

Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên Việt Nam có tới 2360 sông suối lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên. Sông suôi đã tạo nên một mạng lưới dày đặc trên khắp mọi miền đất nước. Với mật độ trung bình khoảng 0,66 km/km2. Nơi có mật độ mạng lưới sông thấp là các vùng núi đá vôi (chủ yếu ở miền Bắc) và vùng có khí hậu khô hạn (ở cực Nam Trung Bộ) với mật độ nhỏ hơn 0,5 km/km2. Còn nơi có mật độ sông suối lớn, trên 1,5 km/km2, là ở các khu vực miền núi cao có sườn đón gió. Các vùng đồng bằng châu thổ có mật độ mạng lưới sông đạt giá trị cao nhất, tới 2,0 - 4,0 km/km2, do ngoài sông suối tự nhiên, nơi đây còn có hệ thống mương máng, kênh đào chằng chịt.

Dọc bờ biển Việt Nam, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông. Tuy nhiên, do tính chất đồi núi bị cắt xẻ của lãnh thổ, nên phần lớn các sông chỉ là những sông nhỏ có diện tích lưu vực dưới 500km2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km. Các sông thuộc loại này đa số nằm ở vùng biển, có tới 2170 sông, chiếm 92,5% tổng số sông suối của cả nước.

Những hệ thống sông lớn với diện tích lưư vực rộng trên 10.000km2, chiều dài dòng chảy trên 50km hay những lưu vực sông trung bình với diện tích lưu vực khoảng 5.000-10.000 km2 và chiều dài dòng chảy khoảng 100- 500km chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

Sông ngòi Việt Nam có lượng nước phong phú với tổng lưu lượng trung bình đạt 26.600m3/s tương đương với tống lượng nước là 839 tỉ m3/năm.

Trong tổng lượng nước nói trên, phần dòng chảy mặt là 637 tỉ m3/năm, chiếm 76%, còn dòng chảy ngầm là 202 tỉ m3/năm, chiếm 24%. Tuy vậy, lượng nước trên được phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông. Hệ thống sông Mê Công chiếm tỉ lệ lớn nhất, 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1% và các hệ thống sông khác còn lại chiếm 24,5%.

Hệ thống sông suối Việt Nam có sức xâm thực mạnh, mang theo một lượng phù sa rất lớn, bình quân đạt 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa của sông ngòi Việt Nam là 200 triệu tấn/nãm trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm 60%, sông Mê Công 70 triệu tân/năm, chiếm 35%.

 
0