Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
BÀI 26: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên và khoáng sản - Qua thăm dò, nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau. - Một số khoáng sản nước ta trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, ...
BÀI 26: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên và khoáng sản - Qua thăm dò, nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau. - Một số khoáng sản nước ta trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, bô xít, đồng, crôm. 2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta - Giai đoạn tiền Cambri có các mỏ than, chì, đồng, sắt, đá quý phân bố ở các nền cổ Việt ...
BÀI 26: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên và khoáng sản
- Qua thăm dò, nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau.
- Một số khoáng sản nước ta trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, bô xít, đồng, crôm.
2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta
- Giai đoạn tiền Cambri có các mỏ than, chì, đồng, sắt, đá quý phân bố ở các nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum.
- Giai đoạn cổ kiến tạo: giai đoạn có nhiều vận động kiến tạo núi lớn nên hình thành nhiều loại khoáng sản, phân bố rộng trên lãnh thổ như apatít, mangan, titan, ...
- Giai đoạn Tân kiến tạo: do hoạt động của ngoại lực, nước ta đã hình thành các mỏ dầu, khí tự nhiên, than nâu, than bùn, tập trung ở thềm lục địa và dưới các đồng bằng châu thổ lớn.
3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Đây là tài nguyên không phục hồi, vì vậy phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả để tránh sự lãng phí, cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 98 SGK địa lí 8: Nguyên nhân dẫn tới sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.
Trả lời:
Sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Khai thác bừa bãi.
- Khai thác thủ công, kĩ thuật khai thác lạc hậu.
- Sự quản lí còn lỏng lẻo.
- Phần lớn còn khai thác lộ thiên, lãng phí nhiều.
Giải bài tập 2 trang 98 SGK địa lí 8: Tại sao phải đưa ra vấn dề khai thác họp lí, sứ dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Trả lời:
- Vì khoáng sản là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguyên liệu của công nghiệp.
- Phải khai thác tiết kiệm vì khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, việc hình thành khoáng sản phải trải qua thời gian lâu dài hàng triệu năm.
- Vì nếu không khai thác hợp lí thì ngoài việc lãng phí tài nguyên còn dẫn tới làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
Giải bài tập 3 trang 98 SGK địa lí 8: Cho biết khoảng sản ờ nước ta dĩíợc hình thành chủ yếu ở giai đoạn nào? Vì sao?
Trả lời:
Khoáng sản ở nước ta được hình thành chủ yếu ở giai đoạn Cổ kiến tạo vì giai đoạn này có nhiều vận động tạo núi lớn.
Câu 4. Dựa vào kiến thức dã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫn sau:
Giai đoạn Khoáng sản Phân bố
Giai đoạn |
Khoáng sản |
Phân bố |
|
|
|
Trả lời:
Giai đoạn |
Khoáng sản |
Phân bố |
Tiền Cambri |
Than chì, đồng, sắt, đá quý |
Các nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum... |
Cố kiến tạo |
Apatít, than, sắt, thiếc, man gan, ti tan, vàng, đất hiếm, bô xít, đá vôi, đá quý... |
Trên khắp lãnh thổ nước ta. |
Tân kiến tạo |
Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô xít |
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và bô xít ở Tây Nguyên. |
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
KHOÁNG SẢN
Lãnh thổ Việt Nam có cấu trúc địa chất phức tạp và chứa đựng những tiềm năng to lớn về khoáng sản, loại tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước. Những dụng cụ bằng đá từ thời đại đồ đá cũ cho đến các di vật bằng đồ gốm, đồ đồng, đồng thau, sắt thuộc thời đại kim khí thời Hùng Vương được phát hiện thấy trên đất nước đã chứng minh người Việt cổ từ rất lâu đời đã biết khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
Các mỏ khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, đặc biệt có liên quan mật thiết với lịch sử phát triển địa chất - kiến tạo.
Mỏ nội sinh
Các mỏ nội sinh thường được hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu hoặc các vùng bị xiết ép mạnh trong các vận động tạo núi có hoạt động macma ở dạng xâm nhập hoặc phun trào.
Ở Việt Nam, các mỏ nội sinh thường được tập trung tại hai khu vực chính:
- Khu vực núi phía bắc từ thung lũng sông Hồng đến Cao Bằng, Lạng Sơn.
Ở khu vực này có nhiều đứt gãy rất quan trọng như đứt gãy sông Hồng - sông Chảy, đứt gãy Lạng Sơn - Sơn Dương, đứt gãy Cao Bằng - Lạng Sơn - Thái Nguyên.
Các mỏ ở đây khá đa dạng nhưng có trữ lượng không lớn lắm như thiếc - vonfram ở Phia Bắc; mỏ đa kim chì - bạc - kẽm ở chợ Đồn, Ngân Sơn; vàng ở Bảo Lạc, Ngân Sơn, Thái Nguyên; sắt ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng; niken và amiăng ở Cao Bằng; antimon ở Tuyên Quang; thuỷ ngân ở Hà Giang...
- Khu vực núi Trung Trung Bộ từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam.
Ở khu vực này có mỏ vàng và đá quý ở nam Thừa Thiên, đồng ở Đức Bố, mica ở Hội An, kẽm ỏ Điện Bàn, vàng ở Bồng Miêu.
Ngoài ra, ở các khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với các đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, địa máng sông Đà, đứt gãy sông Mã, sông Cả với các khối macma kèm theo có nhiều triển vọng về các mỏ đa kim, đồng, crôm, sắt, vàng, thiếc, quặng, đất hiếm.
Về tuổi sinh khoáng, phần lớn các mỏ nội sinh ở Việt Nam được hình thành trong các chu là kiến tạo ở đại Trung sinh, điều này xảy ra đối với một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra cũng có một số mỏ nội sinh được hình thành từ đại Cổ sinh như vàng, đồng, chì, kẽm, đá quý, antimon, titan.
Mỏ ngoại sinh
Các mỏ ngoại sinh được hình thành từ trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biên hoặc tại các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng bằng
các vật liệu từ các vùng núi uôn nếp cổ có chứa quặng cũng như từ sự tích tụ của sinh vật được hình thành trong những điều kiện cố địa lí nhât định. Các mỏ ngoại sinh ở Việt Nam phân bố trên diện rất rộng từ vùng núi đên vùng biển, từ Bắc vào Nam và có độ tuổi từ cổ nhất, thời tiền Cambri, cho đến trẻ nhất hiện nay. Các mỏ ngoại sinh quan trọng nhất như apatit, than, sắt, thiếc, măng gan, titan, bôxit, đá vôi và đặc biệt là dầu khí.
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam khá phong phú và đa dạng bao gồm đủ các loại khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, không kim loại, trong đó có nhiều mỏ có giá trị lớn như than ở Quảng Ninh có trữ lượng thăm dò là 3,5 tỉ tân, trữ lượng dự báo tới 6,5 tỉ tấn; than nâu ở đồng bằng sông Hồng; dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục địa phía Nam; mỏ sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh; bôxit ở Lâm Đồng; đất hiếm ở Tây Bắc; apatit ở Lào Cai. Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước, nhiều nơi có điều kiện khai thác khá thuận lợi vì gần đường giao thông và nguồn cung cấp điện, gần nơi chế biến, tiêu thụ. Tuy vậy, hầu hết các mỏ đã được phát hiện và khai thác đều có quy mô trung bình và nhỏ. Nhiều mỏ còn ở dạng tiềm năng chưa có điều kiện khai thác. Các mỏ khoáng sản có ý nghĩa kinh tế quan trọng đang được tập trung khai thác là dầu khí, than, apatit, sắt, thiếc và vật liệu xây dựng.