06/06/2017, 14:43

Bài 24: Vùng biển Việt Nam

ĐỊA LÍ 8 BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam - Vùng biển Việt nam là một phần của Biển Đông - Biển Đông là một biển lớn (diện tích là 3447000 km2), tương đôi kín, có hai vịnh lớn là Bắc Bộ và Thái Lan, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam - Vùng biển Việt nam là một phần của Biển Đông - Biển Đông là một biển lớn (diện tích là 3447000 km2), tương đôi kín, có hai vịnh lớn là Bắc Bộ và Thái Lan, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. - Chế độ gió: Biển Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa, gió Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. các tháng còn lại chủ yếu là gió Tây Nam, riêng vịnh ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 24: GIẢI BÀI TẬP VÙNG BIỂN VIỆT NAM

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

- Vùng biển Việt nam là một phần của Biển Đông

- Biển Đông là một biển lớn (diện tích là 3447000 km2), tương đôi kín, có hai vịnh lớn là Bắc Bộ và Thái Lan, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

- Chế độ gió: Biển Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa, gió Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. các tháng còn lại chủ yếu là gió Tây Nam, riêng vịnh Bắc Bộ có hướng nam.

- Chế độ nhiệt: mùa hạ mát, mùa đông ấm, biên độ nhiệt năm nhỏ.

- Chế độ mưa: mưa từ 1100 đến 1300 mm/năm.

- Chế độ triều: thuỷ triều không giống nhau, có nơi nhật triều, có nơi bán nhật triều.

- Độ muối trung bình là 30- đến 33%o.

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

- Tài nguyên biển Đông rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn nhưng biển Đông cũng lắm thiên tai.

- Môi trường biển Đông còn khá trong lành, tuy nhiên cần thận trọng khi khai thác và bảo vệ các nguồn lợi của biển.

 

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 91 SGK địa lí 8: Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu của biển.

Trả lời:

Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện qua khí hậu vùng biển.

- Thể hiện qua nhiệt độ và chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 23°c, sự chênh lệch nhiệt độ của tầng mặt giữa hai mùa không lớn. Tháng 1 nhiệt độ thấp nhất là 18°c, cao nhất là 28°c, tháng 7 nhiệt độ thấp nhất là 28°c, cao nhất là 30°c.

- Thể hiện qua chế độ gió: trên Biển Đông có hai loại gió mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4 gió hướng Đông Bắc là chủ yếu. Từ tháng 5 đến tháng 9, gió Tây Nam là chủ yếu, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam.

- Thể hiện qua dòng biển: hướng chảy của dòng biển trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính. Mùa đông, các dòng biển chảy theo hướng Đông Bắc, mùa hè các dòng biển chảy hướng Tây Nam. Tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan tạo thành vòng tròn nhỏ khép kín.

Giải bài tập 2 trang 91 SGK địa lí 8: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối vôi kinh tế và đời sống của nhân dân ta.

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.

+ Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.

+ Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.

+ Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

- Khó khăn:

+ Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.

+ Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.

+ Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.

+ Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

 

III. THÔNG TIN BỒ SUNG

VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Vùng biển và thềm lục địa Việt Nam có diện tích rộng lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

Nước Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km có hình cong như chữ s chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía bắc đến Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía tây nam. Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam có đường bờ biển và có điều kiện khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông với các hải cảng lớn như Cái Lân, Hải Phòng, Đà Năng, Sài Gòn; các bãi biên và thắng cảnh nổi tiếng như Trà cổ, vịnh Hạ Long, sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu... Hàng trăm năm trước đây, Việt Nam đã có nhiều thương cảng nổi tiếng, nhộn nhịp tàu bè các nước ra vào như cảng Vân Đồn, cửa biển Hội An.

Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền đã được luật pháp Việt Nam quy định phù hợp với luật biển, với các công ước và tập quán quốc tế.

Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kí kết các hiệp định phân định ranh giới quốc gia trên vịnh Bắc Bộ (năm 2004) và khu vực đánh cá chung; Việt Nam và Campuchia đang tiến hành đàm phán để phân định ranh giới trên biển thuộc vịnh Thái Lan. Các vấn đề có liên quan đến chủ quyền các đảo và vùng biển trên Biển Đông giữa Việt Nam với các nước hữu quan vẫn đang được tiếp tục giải quyết thông qua đàm phán thương lượng.

Theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.

THIÊN NHIÊN VIỆT NAM MANG TÍNH BÁN ĐẢO KHÁ RÕ NÉT

Vùng biển rộng chi phối tính bán đảo (hay tính biển) của tự nhiên Việt Nam. Nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn với đường bờ biển dài 3260 km chạy dọc theo lãnh thổ từ Bắc xuống Nam khiến cho đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam, chỉ trừ ở vùng núi phía Bắc, có đường bờ biển chỉ cách đường biên giới trên đất liền trên dưới 300km. Nếu như so sánh chỉ số tương quan giữa diện tích đất liền với diện tích biển của thế giới là 1:2,43 thì ở Việt Nam là 1:3 hoặc tương quan giữa diện tích đất liền với đường bờ biển của thế giới là 600km2 có 1km đường bờ biển thì ở Việt Nam chỉ cần hơn 100km2 đã có lkm đường bờ biển. Ngoài ra còn phải kể đến Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác ven bờ và các đảo xa ngoài biên khơi.

Các luồng gió mùa, gió mậu dịch cũng như gió đất — biển thường xuyên hoạt động từ hướng biển tới đã mang lại cho đất nước một lượng ấm lớn, một lượng mưa rất đáng kể và sự điều hoà nhiệt độ khá rõ nét. Vì thê có thể nói lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc của biên. Anh hưởng của biển đôi với các điều kiện tự nhiên nước ta được thể hiện cụ thế trên các mặt sau:

a) Vùng biển nhiệt đới nóng ẩm có tác động sâu sắc đến đặc điểm khí hậu

Tác dụng điều hoà khí hậu của biển được thể hiện rất rõ. Vào thời kì mùa đông, nhiệt độ của nước biển ấm hơn đất liền. Lượng nhiệt và ẩm của biển đã làm bớt độ lạnh và khô của khí hậu mùa đông ở miền Bắc. Vào thời kì mùa hạ, lượng nhiệt và ẩm lớn của biển làm tăng cường lượng mưa và độ ẩm trên đất liền, nhất là ở những nơi có địa hình chắn gió thuận lợi. Biến tạo nên khí hâu mát mẻ, trong lành cho nên nhiều nơi ở vùng biển Việt Nam đã được xây dựng trở thành các địa điểm du lịch nghỉ mát, an dưỡng nổi tiếng. Mặt khác, trên Biển Đông hàng năm thường xuất hiện các cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn và ảnh hưởng trên một diện rộng các vùng ven biển.

b) Biển đã góp phần tạo nên các dạng địa hình ven biển rất đa dạng và đặc sắc

Do tác động của các quá trình ngoại lực trong mối tương quan biên - lục địa đã tạo nên ở vùng ven biến Việt Nam các dạng địa hình rất đa dạng và đặc sắc. Đó là các dạng địa hình bồi tụ tam giác châu với các cánh đồng phù sa màu mỡ, các bãi triều rộng lớn, các bãi cát, các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các vùng vịnh nước sâu, các bãi, rạn san hô...

Các dạng địa hình này đã và đang được khai thác và cải tạo phục vụ thiết thực cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của các địa phương ven biển.

c) Biển đã tạo nên ở vùng ven biển các hệ sinh thải rất phát triển

Tại các khu vực cửa sông, các bãi triều trong những điều kiện khí hậu, thuỷ văn và hải văn của vùng nhiệt đới đã hình thành nên nhiều hệ sinh thái rất phát triển, các cảnh quan đặc trưng mà điển hình là các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng cửa sông nước lợ, hệ sinh thái đầm phá có năng suất sinh học rất cao và sự đa dạng của các loài sinh vật. Các hệ sinh thái này vừa là nguồn tài nguyên vừa là môi trường sống lí tưởng của các loài sinh vật rất cần được chăm sóc, bảo vệ.

d) Biển là nơi chứa dựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

Trước hết là tài nguyên sinh vật biển, loại tài nguyên được khai thác sớm nhất và lâu đời nhất. Vùng biển Việt Nam có nhiều ngư trường lớn ở gần bờ và xa bờ với nhiều loại hải sản quý. Ngoài việc khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản tự nhiên, việc nuôi trồng thuỷ hải sản cũng có những tiềm năng vô cùng to lớn.

Biển còn là nơi cung cấp muối vô tận. Các tài nguyên khoáng sản kim loại và phi kim cũng có trữ lượng lớn. Đặc biệt là các mỏ dầu và khí đốt ở thềm lục địa phía nam.

Các cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới vùng biển Việt Nam với các bãi biên đẹp, hoang sơ và khí hậu trong lành với các thủy cung thần bí của muôn loài sinh vật biển là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Phấn đấu đế Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh trên biển mang lại những lợi ích to lớn và nhiều mặt cho đất nước.

Trước hết có thế tập trung vào các ngành khai thác và chê biến dầu khí; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản; giao thông vận tải biển; và du lịch biến. Đồng thời phải đặc biệt chú trọng tới vùng biển vì đây là một hướng chiến lược quan trọng đế bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng của đất nước.

 
0