Thích Ca Phật Đài
Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Vũng Tàu. Khu vực chùa rộng 06ha xây dựng trên sườn núi Lớn. Xưa kia, nơi đây là khu rừng rậm hoang vu. Đến năm 1957, có ông quan Phủ, tên là Lê Quang Vinh, đã hồi hưu dựng lên tại đây ngôi Thiền Lâm Tự để làm nơi tu hành cho cả gia đình. ...
Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Vũng Tàu. Khu vực chùa rộng 06ha xây dựng trên sườn núi Lớn. Xưa kia, nơi đây là khu rừng rậm hoang vu. Đến năm 1957, có ông quan Phủ, tên là Lê Quang Vinh, đã hồi hưu dựng lên tại đây ngôi Thiền Lâm Tự để làm nơi tu hành cho cả gia đình. Vài năm sau, một nhóm hành hương của Hội Phật Giáo miền nam đến viếng Thiền Lâm Tự và nhận thấy vị trí xung quanh chùa rất lý tưởng để xây dựng thành khu vực tôn thờ Ngọc Xá Lợi cũng như diễn tả lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Ngày 20/7/1961 chùa Thích Ca Phật Đài đã được khởi công xây dựng, và được khánh thành trọng thể vào ngày 09/3/1963, kinh phí chùa do phật tử quyên góp. Một Bảo Tháp cao 03m là nơi chứa di cốt của vị sư đầu tiên trụ trì ngôi chùa này, đó chính là ông Phủ Vinh. Phía trên là ngôi Thiền Lâm Tự, là nơi thờ phật chính của Chùa.
TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH
Bên trái ngôi Thiền Lâm Tự là bức tượng " PHẬT ĐẢN SINH". Tượng diễn tả một hài nhi đứng trên tòa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Truyền thuyết kể lại rằng Đức Phật Thái Tử là con vua Ấn Độ Suddhodana Gotama ( Tịnh Phạn Cổ Đàm) được sinh ra vào năm 623 trước Công nguyên dưới bóng mát của vườn cây sala (Long Thọ) đang trổ hoa thơm ngát. Ngay sau khi chào đời Thái Tử bổng vùng đứng dậy và đi bảy bước, cứ mỗi bước của ngài có một bông sen nở ra đỡ lấy bàn chân. Đứng trên toà sen thứ bảy, Thái Tử chỉ một tay lên trời, một tay chỉ dưới đất với ý nghĩa " Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" (giữa trời và đất thì ta cao nhất). Ngay dưới cổ phía trước ngực của Thái Tử lại có dấu chữ Vạn tỏ rằng ngài là người cao quý siêu nhân. Vì lẽ đó về sau Hoa Sen và dấu chữ vạn được dùng làm biểu tượng của Đạo Phật.
TƯỢNG CẮT TÓC ĐI TU
Là bức tượng một chàng trai dùng kiếm cắt tóc diễn tả sự tích sau :
Năm 16 tuổi Thái tử lập gia đình và cuộc sống cứ thế trôi đi êm ả ấy dần dần làm cho Thái Tử cảm thấy nhàm chán, chàng xin phép Vua cha cho đi ngao du ngoài Cung Điện. Bốn lần ra khỏi hoàng thành theo bốn cửa khác nhau càng làm cho Thái Tử thêm ưu phiền tư lự khi trở về. Lần thứ nhất chàng thấy cảnh một hài nhi chào đời. Lần thứ hai thấy cảnh một bà già lụ khụ đi ăn xin. Lần thứ ba thấy cảnh một người bệnh và cuối cùng là cảnh một đám ma. Những cảnh ghép lại giống như một bức tranh toàn cảnh về đời sống con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi ( Sinh, lão, bệnh, tử ). Trái với cuộc sống cao sang của cung điện, đời sống của đa số nhân loại ngoài hoàng thành đắm chìm trong nổi cực khổ để tìm kiếm miếng cơm manh áo và chống trả với bệnh tật, đến khi chết đi vẫn là gánh nặng cho người thân. Điều day đứt này làm nảy sinh trong đầu óc Thái tử một ý chí quyết tâm đi tìm phương cách để giải quyết chúng sinh ra khỏi sự khổ ải và đạt đến sự vĩnh hằng. Vào một đêm mưa to gió lớn, sau khi nhìn lại lần cuối người vợ thân yêu và đứa con trai bé bỏng. Thái tử lặng lẽ trốn ra khỏi Hoàng Cung trên lưng con ngựa Kathala cùng dẫn theo một tên hầu Chana. Đến một khu rừng hoang dã, chàng xuống ngựa dùng kiếm cắt tóc để biểu lộ quyết tâm sắt đá của mình bắt đầu cuộc sống tu hành.
TƯỢNG KIM THÂN PHẬT TỔ
Sau những năm nhập vào chốn tu hành, nhà sư Shidharta đã giác ngộ được phương sách giải thoát cho nhân loại và trở thành Phật Thích Ca. Hình tượng Đức Phật Thích Ca thường được diễn tả như tượng Kim Thân Phật Tổ. Bức tượng này được đút bằng xi măng cốt sắt, tượng cao 6m, đặt trên tòa sen cao 4m.
TƯỢNG VOI KHỈ DÂNG HOA CHO ĐỨC PHẬT
Phía bên phải là tượng voi, khỉ dâng hoa cho Đức Phật để nhắc nhở phật tử luôn đoàn kết theo sự tích sau :
Trong số những đệ tử kế cận của Đức Phật có hai vị cao tăng thường hay tranh cãi lẫn nhau dần dần dẫn đến hiềm khích. Sau khi giải hòa không được, Đức Phật bèn bỏ vào rừng. Có lẽ thú vật cũng cảm ứng trước giáo pháp của Ngài nên hàng ngày voi và khỉ đều đến dâng quả. Mãi về sau hai nhóm đã hòa đồng và cùng đến với Ngài để tiếp tục nghe giảng đạo.
TƯỢNG PHẬT NẰM
Qua khỏi vườn Lộc Giả lên cao hơn có bức tượng Phật nằm dài 12m và một số đồ đệ đứng xung quanh. Tượng này diễn tả lúc Đức Phật nhập Niết Bàn ( đi vào nơi thanh cao, vĩnh hằng ). Năm ấy được các đồ đệ của Ngài gọi là Năm Phật lịch thứ nhất tức là năm 544 trước công nguyên.
TÒA NHÀ BÁT GIÁC
Ngay bên phải bức tượng voi, khỉ dâng hoa quả là một tòa nhà hình bát giác tượng trưng cho vườn Lộc Giả, nơi Đức Phật chuyển pháp luân (Giảng đạo). Theo kinh sách thì hai tháng sau khi đắc đạo, Phật Thích Ca đã gặp 05 vị đạo sĩ tại vườn Lộc Giả rồi thu nhận làm độ đệ và truyền dạy lần đầu tiên giáo lý nhà Phật. Dựa theo đó, bên trong ngôi nhà Bát Giác này có xây một bàn thờ ở trên là tượng Phật cùng 05 môn đệ đầu tiên. Chung quanh bệ thờ tám mặt này đều có ghi những lời Phật dạy với nội dung khuyên con người ăn ở đàng hoàng, ngay thẳng, chân thật nên còn gọi là " Bát chánh đạo". Bên trên đỉnh Tòa "Vườn Lộc Giả" có đúc một cây "Đuốc Huệ" với ý nghĩa Đạo Phật sẽ soi sáng trí óc nhân loại. Dưới "Đuốc Huệ" là 12 nấc " Thập nhị nhân duyên" nói lên 12 căn cơ con người sẽ vương mắc trong cuộc đời trần tục, dưới nữa được xây hình bốn mặt tượng trưng cho "Tứ diệu đế" của nguyên lý đạo Phật.
BẢO THÁP
Trở lại đường cũ rồi rẽ trái chúng ta sẽ thấy tòa Bảo Tháp, tương truyền là nơi lưu giữ kho cốt của Đức Phật sau khi hỏa táng. Bảo Tháp cao 19m dựng trên nền bát giác rộng lớn, trước Bảo Tháp là bàn thờ và một tấm bia ghi bằng chữ Hán "Nam mô bổ sư Thích Ca mô ni Phật" nghĩa là " Hết lòng tôn kính Phật Thích Ca Mầu Ni là bậc thầy của chúng ta".
Bốn góc Bảo Tháp có bốn đỉnh chứa đựng đất thiêng thỉnh về từ bốn nơi động tâm của Đức Phật tại Ấn Độ, đó là :
- Lumbini : Nơi ngài sinh ra.
- Uruvela : Nơi thành đạo.
- Isipatana : Nơi truyền đạo.
- Kusinara : Nơi nhập niết bàn.
Tương truyền trong Bảo Tháp có chứa đựng 13 viên Ngọc Xá Lợi do các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan hiến cúng.