Thêm trạng ngữ cho câu
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Trạng ngữ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện,… Xét về mặt cấu tạo, câu gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện,…
Xét về mặt cấu tạo, câu gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy vậy, không phải lúc nào câu cũng chỉ có hai thành phần chính mà câu còn có cả những thành phần phụ. Thành phần phụ quan trọng nhất của câu là trạng ngữ.
2. Mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ
– Câu có thể chỉ gồm chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Gió thổi mạnh.
– Khi thêm trạng ngữ cho hai thành phần chính đó, ta coi đó là việc mở rộng câu. Câu có thể mở rộng bằng cách thêm một trạng ngữ, nhưng cũng có thể thêm nhiều trạng ngữ. Ví dụ:
Sáng nay,gió thổi mạnh.
(thêm 1 trạng ngữ: sáng nay)
Sáng nay, ở vùng này, gió thổi mạnh.
(thêm 2 trạng ngữ: sáng nay, ở vùng này)
– Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu. Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường được tách biệt bằng dấu phẩy khi viết (bằng quãng ngắt hơi khi nói). Ví dụ:
– Sáng nay,gió thổi mạnh.
– Gió thổi mạnh, sáng nay.
– Gió,sáng nay,thổi mạnh.
3. Phân loại trạng ngữ
Dựa vào nội dung mà trạng ngữ biểu thị, ta có thể chia trạng ngữ thành một số loại chính như sau:
– Trạng ngữ chỉ nơi chốn (trả lời câu hỏi: Ở đâu?)
– Trạng ngữ chỉ thời gian (trả lời câu hỏi: khi nào?)
– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân (trả lời câu hỏi: vì sao?)
– Trạng ngữ chỉ mục đích (trả lời câu hỏi: để làm gì?)
– Trạng ngữ chỉ phương tiện (trả lời câu hỏi: bằng gì?)
– Trạng ngữ chỉ cách thức (trả lời câu hỏi: như thế nào?)
– Trạng ngữ chỉ điều kiện (trả lời câu hỏi: với điều kiện gì?)
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Bài tập này yêu cầu các em làm rõ các nội dung sau:
– Xác định cụm từ mùa xuân trong câu nào là trạng ngữ.
– Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
Để làm được bài tập này, các em cần hiểu:
– Thế nào là trạng ngữ của câu?
– Trong câu, trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào?
– Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường được tách biệt bởi dấu hiệu gì?
Dựa vào việc trả lời các câu hỏi trên, các em xác định được:
a) mùa xuân: nằm trong thành phần chủ ngữ.
b) mùa xuân: trạng ngữ.
c) mùa xuân: phụ ngữ.
d) mùa xuân: câu đặc biệt.
2. Dựa vào gợi ý trong bài tập trên, các em sẽ tìm được trạng ngữ trong các câu của hai đoạn trích như sau:
a) – khi đi qua những cánh đồng xanh
– trong cái vỏ xanh kia
– dưới ánh nắng
b) – với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đâỵ
3. a) Phân loại trạng ngữ vừa tìm được trong bài tập 2:
– khi đi qua những cánh đồng xanh: trạng ngữ chỉ thời gian (khi nào?).
– trong cái vỏ xanh kia : trạng ngữ chỉ nơi chốn (ở đâu?).
– dưới ánh nắng: trạng ngữ chỉ nơi chốn (ở đâu?).
– với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: trạng ngữ chỉ điều kiện (với điều kiện gì?).
b) Một số loại trạng ngữ khác:
– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Ví dụ: Tôi không đi học được, vì bị ốm.
– Trạng ngữ chỉ phương tiện.
Ví dụ: Chúng tôi đến lớp bằng xe đạp.
– Trạng ngữ chỉ mục đích.
Ví dụ: Tôi bước lên khán đài để nhận phần thưởng.
Mai Thu
Từ khóa tìm kiếm:
- luu y khi them trang ngu vao cau