Câu đặc biệt
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Câu bình thường là câu có đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. là câu có cấu tạo không đầy đủ cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ ấy. Vì câu đặc biệt về mặt hình thức có cấu tạo không đủ cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ nên giống ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1.
Câu bình thường là câu có đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
là câu có cấu tạo không đầy đủ cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ ấy.
Vì câu đặc biệt về mặt hình thức có cấu tạo không đủ cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ nên giống với hình thức của câu rút gọn, bởi vậy cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại câu này.
Hãy so sánh hai ví dụ sau:
– : Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
– Câu rút gọn: Bà ta chạy tới. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
Qua sự so sánh, ta thấy:
– là câu không có chủ ngữ và vị ngữ, hay nói cách khác, đây là câu không thể khôi phục được chủ ngữ và vị ngữ.
– Câu rút gọn là câu có thể dựa vào hoàn cảnh giao tiếp để khôi phục lại một cách chính xác thành phần đã bị rút gọn. Với câu rút gọn ở trên, có thể khôi phục lại thành những câu đầy đủ như sau:
Bàta chạy tới. Bà chửi. Bà kêu. Bà đấm. Bà đá. Bà thụi. Bà bịch.
2. Cấu tạo của câu đặc biệt
thường có cấu tạo là một từ.
Ví dụ: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
cũng có thể có cấu tạo là một tập hợp từ.
Ví dụ: Hà Nội năm 1945. Một đêm mùa hạ.
3. Tác dụng của câu đặc biệt.
thường được dùng trong các văn bản văn chương nhằm:
Bộc lộ cảm xúc: đau đớn, xót xa, thương cảm, nghẹn ngào,,..
Ví dụ: Đẹp! Đẹp quá!
Xác định thời gian, nơi chốn cho việc tự sự hoặc miêu tả.
Ví dụ: Hà Nội. Mùa thu năm 1945.
Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng,…
Ví dụ: Gió. Mưa. Rét.
cũng có thể gặp trong đời sống thường ngày khi cần phải nói những lời hô, lời gọi đáp,… Ví dụ:
-Có!
-Bà!
– Ơi!
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Bài tập này yêu cầu xác định được đúng câu đặc biệt và câu rút gọn có trong bốn đoạn trích. Dựa vào những đặc điểm của câu đặc biệt như đã nêu trong mục 2 và 3 ở bài học này và đặc điểm của câu rút gọn trong Bài 19, các em sẽ xác định được các câu đặc biệt và câu rút gọn như sau:
a) – : Không có.
– Câu rút gọn:
+ (Các thứ của quý) có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng (các thứ của quý) cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm.
+ Nghĩa là (chúng ta) phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
– : Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!
Câu rút gọn: Không có.
– : Một hồi còi.
Câu rút gọn: Không có.
– : Lá ơi!
Câu rút gọn:
+ (Bạn) hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
+ (Cuộc đời tôi) bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
2. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra tác dụng của những câu đặc biệt và câu rút gọn đã tìm được trong bài tập 1.
Có thể nêu một số tác dụng chính của các câu đặc biệt và câu rút gọn đã tìm được trong bài tập 1 như sau:
a) Câu rút gọn: Giúp cho các câu trong đoạn văn vừa không dài dòng vừa làm nổi bật được thông tin chính cần thông báo cho người đọc.
b) : Nhấn mạnh vào thời gian chậm chạp trôi, giúp người đọc cảm nhận được cụ thể và rõ ràng hơn về trạng thái hồi hộp, chờ đợi.
c) : Bộc lộ cảm xúc.
d) – : Gọi đáp.
– Câu rút gọn: Giúp việc nói năng trở nên gãy gọn, rõ ràng hơn.
3. Bài tập này yêu cầu các em:
– Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu).
– Nội dung: Tả cảnh quê hương.
– Câu văn: Có dùng câu đặc biệt.
Đoạn văn tham khảo:
Đêm trăng thu Hồ Tây. Nước trong vắt, mênh mông. Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Bây giờ sen đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đoá nở muộn. Mùi hương theo chiều gió ngào ngạt. Đêm thanh, cảnh vắng. Bốn bề lặng ngắt như tờ. Trông về phía xa chỉ thấy mờ mờ. Đây chùa Trấn Quốc. Kia đền Quán Thánh. Cây cối um tùm, lâu đài mấy tòa ẩn hiện. Mặt nước phẳng lì, da trời xanh ngắt. Phong cảnh dó có khác gì một bức tranh sơn thuỷ.
Mai Thu
Từ khóa tìm kiếm:
- những câu đặc biệt dùng để tả văn