06/02/2018, 10:19

Quá trình tạo lập văn bản

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Đối với nliững người mới bắt đầu luyện tập tạo lập văn bản, để có thể tạo ra một văn bản tốt, cần phải thực hiện lần lượt các bước sau: a) Định hướng nói (viết) Trong bước này cần trả lời chính xác các câu hỏi: – Nói (viết) cho ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đối với nliững người mới bắt đầu luyện tập tạo lập văn bản, để có thể tạo ra một văn bản tốt, cần phải thực hiện lần lượt các bước sau:

a) Định hướng nói (viết)

Trong bước này cần trả lời chính xác các câu hỏi:

– Nói (viết) cho ai? (đối tượng giao tiếp)

– Nói (viết) để làm gì? (mục đích giao tiếp)

– Nói (viết) về cáì gì? {nội dung giao tiếp)

– Nói (viết) như thế nào? {cách thức giao tiếp)

b) Tìm ý và sắp xếp ý thảnh bố cục

Sau khi định hướng, cần phảỉ tìm ý phục vụ cho bài nói (viết). Nhưng những ý tìm được đó mới là những ý tồn tại biệt lập, lộn xộn. Vì vậy, khi đã có ý, người nói (viêt) lại cần phải sắp xếp các ý đó thành một bố cục hợp lí theo đúng những gì đã dự kiến ở bước định hướng.

c) Diễn đạt các ý trong bố cục thảnh câu, đoạn, văn bản

Nêu bố cuc mới chỉ là bộ khung, là những nét phác thảo thì đến bước diễn đạt này, bộ khung đó, nét phác thảo đó sẽ được làm đầy, được chi tiết hoá, cụ thể hoá bằng câu chữ hết sức rõ ràng.

Từ ngữ, câu văn,… viết ra, nói ra cần đảm bảo chính xác, trong sáng và có sự liên kết, mạch lạc hết sức chặt chẽ với nhau.

d) Kiểm tra lại văn bản đã tạo ra

Đây là bước điều chỉnh những sai sót mắc phải trong quá trình tạo lập văn bản. Bước này giúp cho việc nói (viết) văn bản được hoàn thiện hơn, đảm bảo đạt được mục đích đặt ra trong bước định hướng.

2. Văn bản cần đạt các yêu cầu: đúng chính tả, ngữ pháp, từ ngữ chính xác và sát bô cục, đảm bảo mạch lạc và tính liên kết, lời văn trong sáng…

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Trong đời sông, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi… thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết) văn bản.

Chẳng hạn: Trong việc viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người (hoặc cả hai) có nhu cầu trao đổi tinh cảm, công việc hoặc một vân đề nào đó mà chủ thể (người viết thư) hoặc đối tượng (người nhận thư) quan tâm.

2. Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, cần xác định bốn yếu tố:

– Viết cho ai?

– Viết để làm gì?

– Viết về cái gì?

– Viết như thế nào?

3. Sau khi đã xác định được bốn yếu tố đó, cần phải sắp xếp ý (dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau… sao cho việc trình bày lô-gíc và hiệu quả nhất.

4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa gọi là tạo lập văn bản. Việc viết thành văn cần đạt nhiều yêu cầu, trong đó có:

– Viết đúng chính tả

– Viết đúng ngữ pháp

– Dùng từ chính xác

– Sát với bố cục

– Có tính liên kết

– Có mạch lạc

– Lời văn trong sáng

Ngoài ra, đối với văn tự sự cần đạt thêm yêu cầu lời kể chuyện hấp dẫn.

5. Muốn kiểm tra chất lượng một văn bản, cần dựa trên các tiêu chuẩn đã nêu trong mục 3 và mục 4.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Dựa vào công việc đã làm (tạo lập văn bản) trong các tiết Tập làm văn để trả lời từng ý của câu hỏi.

2. Báo cáo kinh nghiệm học tập như bạn đó đã làm là không phù hợp. cần điều chỉnh theo hướng sau:

a) Có thể xen với việc kể về công việc học tập, cần rút ra kinh nghiệm để bạn khác tham khảo.

b) Hướng nội dung trình bày vào đối tượng giao tiếp chính của bạn là học sinh chứ không phải là các thầy cô giáo.

3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài:

a) Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết rõ ý nhưng không nhất thiết là những câu văn trọn vẹn, đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau.

b) Muốn phân biệt được mục lớn và mục nhỏ, cần thống nhất hệ thống kí hiệu, ví d: I – (hoặc II, III…,) là ý lớn nhất, sau đó đến 1. (hoặc 2, 3, 4…,) là ý nhỏ hơn; rồi đến a) hoặc b), c)…, và các gạch đầu dòng, các dâu cộng (+) là các ý nhỏ hơn V. V…

Chính hệ thống các kí hiệu này sẽ giúp cho việc kiểm soát xem các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa.

4. Nếu thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu, người viết phải thực hiện các bước tạo lập một văn bản như đã nói ở mục II – Hướng dẫn tìm hiểu bài trên đây.

Mai Thu

0