Thế nào là hô hấp?
Hệ hô hấp cơ thể người Tế bào của các tổ trong cơ thể người trong quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới không ngừng tiêu hao oxy và sản sinh ra cacbon dioxide. Nhưng, bản thân cơ thể người dùng không thể sản sinh ra được oxy, số oxy tích trữ lại được cũng chỉ có thể đủ dùng trong ...
Hệ hô hấp cơ thể người
Tế bào của các tổ trong cơ thể người trong quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới không ngừng tiêu hao oxy và sản sinh ra cacbon dioxide. Nhưng, bản thân cơ thể người dùng không thể sản sinh ra được oxy, số oxy tích trữ lại được cũng chỉ có thể đủ dùng trong mấy phút, nếu không kịp thời bổ sung, rất nhanh sẽ tạo nên tình trạng thiếu oxy thậm chí trong thời gian ngắn sẽ có thể cho các khí quan của tổ chức phát sinh những biến đổi bệnh lý về cơ năng và kết cấu, đặc biệt là tổ chức não là cơ quan có tỷ suất thay thế chuyển hóa tương đối cao, càng dễ bị tổn hại do thiếu oxy, gây nên những chướng ngại về cơ năng của hệ thống thần kinh trung khu. Mặt khác, cơ thể người cũng không sản sinh ra carbon dioxide, nếu chất này tích trữ quá nhiều tất nhiên sẽ sinh ra trúng độc acid do hô hấp, cho nên cần phải luôn luôn thải loại nó ra khỏi cơ thể. Chính vì hiện tượng thiếu oxy và quá nhiều carbon dioxide đó có thể kích phát cơ năng hô hấp của cơ thể, để không ngừng hấp thu oxy từ bên ngoài vào và bài xuất carbon dioxide từ trong cơ thể ra. Qúa trình trao đổi thể khí đó tiến hành giữa cơ thể và môi trường bên ngoài gọi là hô hấp.
Trong trạng thái yên tĩnh, mỗi phút cơ thể lại hít khoảng 300ml oxy vào phổi và thở ra 250ml carbon dioxide. Khi vận động hoặc lao động cường độ cao , tốc độ trao đổi thể khí có thể tăng gấp trên 10 lần. Thực hiện những cơ năng hô hấp và sự điều tiết của nhân tố thần kinh miễn dịch thể. Căn cứ vào những công trình nghiên cứu hiên đại, cơ năng hô hấp được thực hiện thông qua 3 quá trình liên tục.
(1) Hô hấp bên ngoài: Không khí bên ngoài thông qua đường hô hấp trao đổi thể khí giữa phế nang và huyết dịch trong huyết quản mao dẫn của tuần hoàn phổi.
(2) Sự vận chuyển thể khí: Qứa trình vận chuyển thể khí trong huyết dịch giữa huyết quản mao dẫn của tuần hoàn phổi và huyết quản mao dẫn của tuần hoàn cơ thể.
(3) Hô hấp bên trong: Sự trao đổi thể khí giữa huyết dịch trong huyết quản mao dẫn của tuần hoàn cơ thể và tế bào các tổ chức.
Từ quá trình hô hấp nói trên có thể biết: Hai hệ thống hô hấp và tuần hoàn về cơ năng có mối liên hệ khăng khít với nhau, bệnh ở khí quan hô hấp thường dẫn đến những chướng ngại của cơ năng tuần hoàn, bệnh của hệ thống tuần hoàn cũng thường ảnh hưởng đến cơ năng hô hấp, ví dụ như các bệnh về tim do bệnh phổi sinh ra và bệnh ho suyễn bắt nguồn từ bệnh tim chính là những bệnh thường gặp thuộc loại này.