24/05/2018, 11:16

Tức giận có phải là một biểu hiện cửa stress có hại đến tâm sinh lý không? Làm thế nào để chế ngự?

Tức giận Tức giận là phản ứng tâm lý trước các tác nhân gây stress có tính công kích, gây hấn, xâm hại của người khác. Tức giận là trạng thái tâm lý xấu, nó công kích các cơ quan, hệ thống hocmôn tăng sự cảnh giác tấn công, làm rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn chức năng điều ...

Tức giận

 Tức giận là phản ứng tâm lý trước các tác nhân gây stress có tính công kích, gây hấn, xâm hại của người khác. Tức giận là trạng thái tâm lý xấu, nó công kích các cơ quan, hệ thống hocmôn tăng sự cảnh giác tấn công, làm rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn chức năng điều tiết, chức năng miễn dịch trứ thành tác nhân gây bệnh.

Tức giận làm mất cung cấp máu cho não, cho tim gây choáng váng, gây đau tim, có thể gây ngất, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não dẫn tới tử vong, tàn phế. Tức giận làm tăng tiết axít làm loét dạ dày, tá tràng. Theo một nghiên cứu mới đây, ung thư vú và tiền liệt tuyến cũng có liên quan tới tức giận.

Kẻ tiểu nhân, bọn khủng bô có thề lợi dụng tình trạng này mà khiêu khích, làm cho đối phương thêm tức giận mà tổn hại đến sức khỏe chứ không cần tấn công trực tiếp.

Vì vậy, cách tốt nhất là ta phải biết kiềm chế tức giận. Có một số biện pháp sau:

1.          Tu dưỡng, rèn luyện nhân cách để có bản lĩnh đối phó với các tình huống khiêu khích, gây hân.

+ Sống nhân hậu, vị tha, có tấm lòng cởi mở, thân thiện.

+ Biết hài hước, khôi hài khi gặp sự công kích.

+ Nên tâm niệm càng giận càng hại sức khỏe mình, càng chóng già, chóng chết.

2.          Loại bỏ nguyên nhân tức giận.

+ Nhìn nhận vân đề một cách sáng suốt với tấm lòng vị tha, nhân ái. Lây tinh thần hòa giải, hòa hiếu làm thuận.

“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

“Đừng đê chuyện bé xé ra to”.

“Tránh voi chẳng hồ mặt”.

“Chồng giận thì vợ bớt lời,...”

3.          Khơi dòng, chuyển hướng:

Tức giận như dòng nước lũ, nếu ngăn cản sẽ vờ bờ. Vì vậy phải biết cách khơi dòng, giải tỏa, trình bày với người khác, khóc lóc kê lể một chút cũng được. Trút giận chính đáng, đừng có trút giận vu vơ. Có thể chuyển hướng suy nghĩ, thay đổi môi trường, thay đối công việc làm giảm tức giận. Tập trung vào công việc, đi giải trí...

4.         Chữa trị:

Có thế giải toả cơn tức giận bằng một giấc ngủ. Nếu không tự ngủ được có thể dùng một liều an thần nhẹ, thuốc giải toả lo âu, trầm cảm.

Nên nhớ rằng cái hại của tức giận rất lớn, gặp nhiều lần hại của thuốc ngủ nếu có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

0