Thế giới bước vào thế kỷ XXI và những vấn đề của xã hội học
Thế giới xã hội trong thế kỷ XXI vừa là một hệ thống duy nhất vừa là một thế giới phân mảnh. Toàn cầu hóa được đánh dấu bằng sự căng thẳng giữa một mặt là sự phụ thuộc về kinh tế và công nghệ toàn cầu và mối quan hệ xã hội qua lại, và mặt ...
Thế giới xã hội trong thế kỷ XXI vừa là một hệ thống duy nhất vừa là một thế giới phân mảnh. Toàn cầu hóa được đánh dấu bằng sự căng thẳng giữa một mặt là sự phụ thuộc về kinh tế và công nghệ toàn cầu và mối quan hệ xã hội qua lại, và mặt khác là phân mảnh về văn hóa với chia rẽ về chính trị. Có thể định nghĩa thế giới là một hệ thống đơn nhất, nhưng một xã hội thế giới thì chưa tồn tại, và hội nhập hay quản trị toàn cầu hay thì không thể coi là điều hiển nhiên.
Toàn cầu hóa là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thế giới đương đại. Nó được định nghĩa theo nhiều cách bổ sung cho nhau là “sự dồn nén thời gian-không gian” (Harvey, 1989), là “hành động từ xa” (Giddens, 1990), là “sự phụ thuộc qua lại ngày càng nhanh ” (Ohmae, 1990) và là “mạng lưới” (Castells, 1998). Chúng ta có thể định nghĩa nó là một hệ các quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau, nó gắn các cá nhân, nhóm, cộng đồng, nhà nước, thị trường, tập đoàn và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế vào những mạng lưới quan hệ xã hội phức tạp; và tổng hợp hơn, đó là sự lớn mạnh của những mạng lưới phụ thuộc toàn cầu.
Có thể sắp xếp những sách báo đồ sộ về toàn cầu hóa trong một không gian khái niệm với ba trục tham chiếu chính là:
a. “Những người quá thiên về toàn cầu hóa đối diện với những người theo chủ nghĩa hoài nghi”, và sự khác biệt cơ bản giữa hai trường phái này liên quan đến mức độ mới mẻ của toàn cầu hóa và tác động của nó đến các nhà nước quốc gia;
b. “Những nhà tự do mới đối diện với những người Mác xít mới và những người cấp tiến”, điểm chính ở đây là sự cân bằng giữa những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa và đặc tính toàn cầu thực sự của nó hay chỉ là sự bá quyền của phương Tây;
c. “Những người theo thuyết đồng nhất (homogenization) đối diện với những người theo thuyết đa dạng (heterigeneity and hybridization)”, nó tập trung vào chiều cạnh văn hóa của toàn cầu hóa.
- Một hệ thống đơn nhất và một thế giới phân mảnh
- Chủ đề của hội nghị
- Cần thay đổi những gì trong tiếp cận xã hội học của chúng ta?
Xem chi tiết tại đây