Một số giải pháp chung nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam
Trước tiên để hiểu được chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam đem lại hiệu quả như thế nào, kết quả thu được ra sao, chúng ta hãy tiếp cận tới một khái niệm luôn luôn đi liền với quá trình sản xuất, kinh doanh, đó là: hiệu quả kinh ...
Trước tiên để hiểu được chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam đem lại hiệu quả như thế nào, kết quả thu được ra sao, chúng ta hãy tiếp cận tới một khái niệm luôn luôn đi liền với quá trình sản xuất, kinh doanh, đó là: hiệu quả kinh doanh.
Mặc dù cho tới nay còn nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh song có thể khẳng định rằng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ, quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn luôn kiểm tra, giám sát xem quá trình đang diễn ra có hiệu quả không? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó. Tuy nhiên khó có thể tìm được sự thống nhất giữa các lý thuyết khác nhau trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Nhưng theo Manfred Kuhn, ta có thể hiểu rằng: “Tính hiệu quả đạt được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Vì vậy có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung nhất như sau:
H = K/C
Trong đó: H – Hiệu quả kinh doanh
K – Kết quả đạt được
C – Hao phí nhuồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
Từ quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát lại như sau: hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài), vật lực, tiền vốn,..., để đạt được mục tiêu xác định.
Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi đó các nguồn lực sản xuất ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không giới hạn. Điều này phản ánh qui luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải trả lời, lựa chọn chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? vì thị trường chỉ chấp nhận doanh nghiệp nào quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm (dịch vụ) với số lượng và chất lượng phù hợp. Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng 3 vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường – tức là kinh đoanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội – sẽ không có khả năng tồn tại.
Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hoá, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đạt được các mục tiêu đã xác định.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy nâng cac hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.
Có thể kể ra đây 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh:
- Thứ nhất là các nhân tố bên trong doanh nghiệp, gồm có: lực lượng lao động, trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân tố quản trị doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tin và cuối cùng là nhân tố tính toán kinh tế.
- Thứ hai là các nhân tố ở bên ngoài doanh nghiệp, gồm có: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế và các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng.
Trong khi tiến hành sản xuất – kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và công ty Honda Việt Nam nói riêng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình:
- Thứ nhất là: tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh.
Nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập với khu vực và quốc tế vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, vừa làm cho tính biến động của môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp thêm. Trong môi trường kinh doanh này, để chống đỡ với sự thay đổi không lường của môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lưọc kinh daonh mang tính chất động và tấn công. Chất lượng ccủa hoạch định và quản trị chiến lược tác động tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai là: lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Áp dụng biện pháp này có nghĩa là giải quyết tốt hai vấn đề: quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào, xác định và phân tích điểm hoà vốn.
- Thứ ba là: Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động.
Lao động sáng tạo là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Vấn đề về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Đặc biệt là đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ có hiệu quả nguồn lực, chủ động ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh.
- Thứ tư là: công tác quản trị.
Biện pháp này đòi hỏi bộ máy quản trị doanh nghiệp phải gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước những biến đổi của thị trường, luôn chú ý từ khâu tuyển dụng theo nguyên tắctuyển người theo yêu cầu của công việc chứ không đực phép ngược lại.
- Thứ năm là: phát triển công nghệ kỹ thuật.
Nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là rất chính đáng song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn, đầu tư đúng hay sai đều tác động tới hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ phải giải quyết tốt 3 vấn đề:
- Một là, phải dự đoán đúng cung cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết liên quan tới loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển.
- Hai là, phải phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp. Các trường hợp nhập công nghệ lỗi thời, thiết bị bãi rác, gây ô nhiễm môi trường,...đều đã ẩn chứa nguy cơ sử dụng không hiệu quả chúng trong tương lai.
- Ba là, phải có giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng đắn. Nếu dự án đổi mới thiết bị không được bảo đảm bởi các điều kiện huy động và sử dụng vốn đúng đắn cũng đều chứa đựng nguy cơ thất bại, không đem lại hiệu quả.
- Thứ sáu là: tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội. Cùng với sự phát triển và mở rộng thị trường, sự phụ thuộc giữa các doanh nghiệp với thị trường cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết khai thác tốt thị trường cũng như các quan hệ với bạn hàng, doanh nghiệp đó sẽ có cơ hội phát triển kinh doanh.
Công ty Honda từ khi đi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam đã thu được những thành công đáng kể. Sở dĩ đạt được những thành công như vậy là do công ty Honda đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Tuy nhiên để có thể thành công hơn nữa tại thị trường Việt Nam thì công ty Honda cũng cần phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chiến lược cạnh tranh của mình.
Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp mang tính cá nhân nhằm giúp công ty Honda Việt Nam hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của mình.
Để chiến lược giảm giá của công ty Honda Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn thì cần phải kết hợp chiến lược giảm giá với một số chiến lược khác nữa như:
- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: vì sản phẩm của Honda Việt Nam trên thị trường vẫn chưa đa dạng, chỉ có hai loại sản phẩm chính là: Super Dream và honda Future nên Honda Việt Nam cần phải đầu tư nghiên cứu chế tạo sản phẩm xe gắn máy sao cho phù hợp với thu nhập của người lao động và giới bình dân.
- Chiến lược dị biệt hoá sản phẩm: Hiện nay sản phẩm xe gắn máy có mặt trên thi trường Việt Nam rất đa dạng và phong phú về màu sắc cũng như kiểu dáng. Một khi đời sống của người dân ở mức cao hơn thì nhu cầu của họ không phải chỉ là có phương tiện để đi mà còn là đi phương tiện gì? Chính vì vậy mà công ty Honda Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở việc sản xuất loại xe gắn máy có giá bán phù hợp với người dân lao động mà công ty nên có một chiến lược dị biệt hoá sản phẩm, sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu cách, tính năng mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của những tầng lớp có thu nhập cao. Có như vậy Hoda Việt Nam mới thực sự chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, khẳng định vị trí số một của sản phẩm xe gắn máy trong suy nghĩ của người dân Việt Nam.
- Chiến lựơc quảng cáo, tiếp thị rộng rãi: Để sản phẩm của Honda Việt Nam được người tiêu dùng biết đến công ty này nên có chiến lược marketing rộng rãi...