24/05/2018, 10:47

Thế của cây cảnh có ý nghĩa gì?

Cây cảnh Ông cha ta chơi cây cảnh theo lối truyền khẩu, người này học lỏm của người kia, sau đó mỗi người lại phát triển thêm theo điều kiện của cây phôi và hoàn thành cây của mình. Theo thời gian, lỗi tạo hình chắc không còn như nguyên mẫu xưa của các cụ, nếu có. Chúng tôi chưa ...

Cây cảnh

Ông cha ta chơi cây cảnh theo lối truyền khẩu, người này học lỏm của người kia, sau đó mỗi người lại phát triển thêm theo điều kiện của cây phôi và hoàn thành cây của mình. Theo thời gian, lỗi tạo hình chắc không còn như nguyên mẫu xưa của các cụ, nếu có. Chúng tôi chưa tìm được tài liệ cổ nào ghi chép có hệ thống về nghệ thuật cây cảnh của người Việt xưa. Một số hình vễ mẫu caayc ảnh cổ của một số bạn sưu tầm được, tiếc rằng chwua ai biết đau là abnr gốc để xác định niên đại thuộc thời đại nào? Hầu hết được chép truyền tay nhau nên không tranh khỏi tam sao thất bản, thậm chí một số từ chữ Hán chú dẫn lại không ăn nhập gì vơi hình vẽ. Một vài người lại nhờ họa sỹ thời nay tưởng tưởng vẽ cây theo chủ đề mà mình ghi chép được. Các sách bonsai của thế giới không hề có từ thế, nhưng khi dịc, các bạn đều ghi thành thế. Điều đáng nói là các bạn đều là nhân danh đây là của cá cụ xưa, mà đã là của các cụ xưa thì đều được coi là đúng và thiêng liêng?!

Chúng tôi đã đưa một số ảnh cây cảnh của nhiều miền đất nước, cây có nghệ thuật đẹp, nhưng hỏi: cây này là thế gì thì tất cả đều chịu, vì nó không phải cây thế. Chúng tôi lại hỏi: cây này nên đặt chủ đề gì thì cũng chịu vì khó mà tìm ra một chủ đề vừa phù hợp với cây. Như vậy có thể nói:

· Không phải cây cảnh nghệ thuật nào cũng là cây thế.

· Không phải cây nào cũng dễ dàng đặt chủ đề.

Từ đó suy ra các cụ xưa cũng chơi đa dạng các loại hình cây cảnh cho nên không phải cây cảnh nào của các cụ cũng đều là cây thế.

Chúng ta trân trọng các tư liệu và sự hiểu biết về lối chơi cây cảnh cổ của các cụ mà dầy công sưu tầm được. Nó giúp ta tham khảo, nghiên cứ tìm tòi có hệ thống hơn để sáng tỏ lịch sử cây cảnh Việt Nam nói chung và cây thế Việt Nam nói riêng. Chúng ta trân trọng kế thừa vốn cổ của cha ông nhưng đồng thời cần nghiên cứu, bóc tách và sắp xếp một cách khoa học hơn để chọn lọc và phát huy nghệ thuật cây cảnh Việt Nam và phát huy nghệ thuật cây cảnh Việt Nam lên tầm cao mới, vì “Mỗi thời đại đều sản sinh ra những sản phẩm văn hoa tương ứng, phù hợp với thời đại của mình”, trong đó có những yếu tố kế thừa của thời đại cũ.

Nếu coi tất cả cây cảnh nghệ thuật xưa đều là cây thế thì cây thế cũng chính là cây bonsai. Nhưng cây thế Việt Nam và cây bonsai của thế giới có những điểm:

· Giống nhau: Đều là cây cảnh tạo hình thu nhỏ trên chậu. Đều có hay không có chủ đề, tùy ý thích. Đều dùng để trang trí và thưởng ngoạn.

· Khác nhau: một bộ phận và chỉ có một bộ phận cây cảnh nghệ thuật Việt Nam được người Việt “Nhân cách khoa” gắn với hai tiêu chí là hình dáng nhận được và cốt cách. Cốt cách ở đây là phẩm chất đạo đức tiêu biểu đã trở thành truyền thống của dân tộc, lâu nay ta quen gọi là cây thế. Đương nhiên không phải cây nào được nhân cách hóa cũng là cây thế, ví dụ: Cây thị trong truyện Tấm Cám, hiểu được tiếng nói của con người “thị ơi thị rụng bị bà…”.

Cây thế phải là cây cảnh nghệ thuật có những nguyên tác cơ bản về tạo hình. “Nhân cách hóa” cây cảnh nghệ thuật chỉ là một lối chơi cây cảnh đặc thù của người Việt Nam, ta có thể coi là một trường phái riêng.

0