18/06/2018, 16:01

Thân thế và sự nghiệp của Muhammad

Charlie Nguyễn Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết giảng về đạo Islam, ông qua đời tại thành phố Medina, cách Mecca khoảng 40 miles về phía Bắc, hưởng thọ 62 ...

Muhammad teaching

Charlie Nguyễn

 Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết giảng về đạo Islam, ông qua đời tại thành phố Medina, cách Mecca khoảng 40 miles về phía Bắc, hưởng thọ 62 tuổi.

Cuộc đời của Muhammad đã bắt đầu từ 30 năm cuối thế kỷ 6 và bắt cầu 32 năm sau qua thế kỷ 7. Tất cả những gì ảnh hưởng đến cuộc đời của Muhammad đều in dấu ấn trong thế giới đạo Hồi ngày nay. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử của xã hội Ả Rập trong cả hai thế kỷ 6 và 7.

Khác với Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái là một tập truyện, Kinh Thánh Koran gần như một cuốn nhật ký. Đọc Kinh Koran, người ta sẽ thấy rất nhiều nét đặc thù của đời sống du mục Ả Rập, các sinh hoạt thương mại của dân Mecca, các phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền của người Ả Rập, các cuộc chiến tranh của đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine, đế quốc Hỏa Giáo Ba Tư v.v…

Tất cả đều được Muhammad phản ảnh trong kinh Koran. Do đó, khi đọc kinh Koran, chúng ta rất dễ dàng kiểm chứng các sự kiện bằng cách đối chiếu với lịch sử. Ngược lại, sự nghiên cứu lịch sử về bối cảnh bán đảo Ả Rập trong thế kỷ 6 và 7 sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ ràng hơn về Muhammad cũng như về đạo Islam.

1. Về địa dư:

Bán đảo Ả Rập là một hình chữ nhật chiều dài 1200 miles, rộng 900 miles. Diện tích trên một triệu dặm vuông, lớn bằng 1/3 Hoa Kỳ hoặc bằng 8 lần diện tích Việt Nam. Sở dĩ vùng này được gọi là bán đảo vì nó được bao bọc ba phía bởi biển hoặc đại dương: Đông giáp Vịnh Ba Tư, Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Tây giáp Hồng Hải (Biển Đỏ). Phía Bắc của bán đảo này là vùng sa mạc hoang vu chạy dài tới biên giới Syria và Palestine. Người ta gọi nó là sa mạc Syro-Arabia vì nó ở giữa hai nước Ả Rập và Syria. Đi băng qua sa mạc này bằng đường bộ là một điều nguy hiểm nếu không dự trữ đủ nước uống. Khách lữ hành phải đi những quãng đường rất xa mới gặp được một ốc đảo (oasis). Các ốc đảo trong sa mạc được tạo thành do những hồ nước ngầm ở dưới mặt đất (underground pools). Khí hậu sa mạc rất khô, thường chỉ có mưa vào mùa xuân. Vùng có mưa nhiều nhất là miền cực nam bán đảo Ả Rập, tức nước Yemen ngày nay.

2. Dân cư:

Bán đảo Ả Rập ngày nay được chia thành nhiều quốc gia: Nước lớn nhất là Saudi Arabia 757 ngàn dặm vuông, 23 triệu dân. Yemen 203 ngàn dặm vuông, 10 triệu dân. Oman 2.5 triệu dân, Cộng Hòa Ả Rập Emirates 2.3 triệu dân và Quatar 1 triệu dân. Đa số dân Ả Rập là con cháu xa xưa của giống người ở Địa Trung Hải và miền núi Alpes ở Âu Châu. Về phương diện chủng tộc, người Ả Rập được xếp vào chủng tộc da trắng (Whites) như người Âu. Hầu hết người Ả Rập thời xưa sinh sống bằng nghề du mục. Do đó, chính họ đã tự đặt tên cho chủng tộc của mình là Arab có nghĩa là du mục (Arab means Nomad).

Người Ả Rập và Do Thái thù ghét nhau là do sự kỳ thị tôn giáo, sự thật Ả Rập và Do Thái đều cùng một chủng tộc. Theo Thánh Kinh Cựu Ước Do Thái thì sau cơn đại hồng thủy, cả nhân loại chết hết, chỉ còn lại một gia đình của ông Noah sống sót mà thôi. Con trai lớn của ông Noah là Shem trở thành tổ tiên của các giống dân Do Thái và Ả Rập. Do đó, phát sinh danh từ “Semites” để gọi chung Do Thái và Ả Rập. Semites có nghĩa là “con cháu của Shem” (Semites: Descendants of Shem).

Mới đây, một số nhà khoa học về nhân chủng đã làm một cuộc thử nghiệm DNA trên nhiều người Do Thái và nhiều người Ả Rập tại Iraq, Arabia, Yemen và Syria. Họ công bố kết quả thử nghiệm đã xác nhận người Do Thái và các giống dân Ả Rập đều cùng chung một mẫu DNA, tức cùng chung một nguồn gốc tổ tiên. Chẳng những vậy, họ đều có chung một nguồn gốc văn hóa từ Babylon. Ngôn ngữ cổ của Babylon là Sumerian, ngôn ngữ cổ Do Thái là Hebrew và ngôn ngữ Arabic đều có nhiều nét tương đồng. Ngôn ngữ của Muhammad và của Kinh Koran là ngôn ngữ Ả Rập (Arabic) hiện là ngôn ngữ chính của 250 triệu người thuộc nhiều quốc gia ở Trung Đông.

3. Chính Trị và Tôn Giáo:

Trong thế kỷ 6 và nửa đầu thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông bị chia thành hai miền đặt dưới sự khống chế của hai đế quốc: Đế quốc Ba Tư làm chủ miền đông gồm có Iran, Iraq, Syria và Arabia. Trong thời gian này, đế quốc Ba Tư chọn Hỏa Giáo (Zoroastrianism) làm quốc giáo và chọn Ctesiphon làm thủ đô. Đế quốc Byzantine làm chủ miền tây gồm có Hy Lạp, Do Thái, Palestine, Ai Cập và vùng Địa Trung Hải. Đế quốc Byzantine chọn Ki Tô Giáo làm quốc giáo và chọn Constantinople (nay là Istambul) làm thủ đô.

Hai đế quốc Ba Tư và Byzantine đánh nhau liên miên từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7, ròng rã 500 năm. Từ đầu thế kỷ 4, đế quốc Byzantine đổi tên Ki Tô Giáo thành “Công Giáo”, tiếng Hy Lạp Katholikos có nghĩa là tôn giáo hoàn vũ (Universal Religion). Rất nhiều người Ả Rập trong vùng kiểm soát của đế quốc Byzantine theo đạo Công Giáo. Tất cả những người này thuộc quyền cai quản của Giáo Hội Syria (Syriac Church). Đến giữa thế kỷ 6, đế quốc Công Giáo Byzantine chinh phục được vua xứ Abyssinia (tức là Ethiopia ngày nay) theo đạo và cho nhiều đoàn truyền giáo xâm nhập Yemen ở cực nam bán đảo Ả Rập.

Đế quốc Ba Tư thấy rõ âm mưu của Byzantine nên tìm cách nâng đỡ mọi người Do Thái và những người Ả Rập theo đạo Do Thái nắm chính quyền tại bán đảo Ả Rập. Năm 510 (tức 60 năm trước khi Muhammad sinh ra) với sự yểm trợ của đế quốc Ba Tư, một người Ả Rập theo đạo Do Thái là Yusuf Asai đã thống lãnh các bộ lạc Ả Rập và lên ngôi vua cai trị toàn bán đảo Ả Rập.

Đến năm 525, đế quốc Byzantine yểm trợ cho vua Công Giáo xứ Abyssinia đem quân xâm chiếm bán đảo Ả Rập. Vua Yusuf Asai chống cự không nổi phải bỏ chạy, cuối cùng nhà vua nhảy xuống biển tự tử. Từ đó, bán đảo Ả Rập thành thuộc địa của Abyssinia và Ki Tô Giáo thành quốc giáo tại xứ này.

Năm 570, người Ả Rập cầu cứu hoàng đế Ba Tư đem quân đánh đuổi quân Ki Tô Giáo Abyssinia. Đế quốc Ba Tư chiến thắng và biến bán đảo Ả Rập thành một tỉnh của đế quốc. Cũng từ đó, Hỏa Giáo của Ba Tư được truyền bá rộng rãi trong dân chúng Ả Rập.

4. Phong Tục Tập Quán:

Dù sống cuộc đời du mục ở sa mạc hay chuyên nghề thương mại sinh sống tại thành thị, mọi người Ả Rập đều thích tự xưng là “những người con của sa mạc” (sons of desert). Từ nhiều ngàn năm qua cho đến nay, người Ả Rập vẫn luôn luôn gắn bó với những con lạc đà. Chúng là những cỗ xe lý tưởng đưa họ qua sa mạc và đồng thời cũng là nguồn cung cấp sữa và thịt. Người Ả Rập ít trồng trọt nên họ thường bị thiếu ngũ cốc và bị suy dinh dưỡng. Cuộc sống sa mạc đã tạo ra hoàn cảnh khiến cho các bộ lạc du mục phải luôn luôn gây chiến với nhau để tranh chiếm các giếng nước hiếm hoi hoặc tranh chiếm các thảo nguyên để thả nuôi gia súc. Qua nhiều thế kỷ, cuộc sống du mục đã hình thành nơi các sắc dân Ả Rập những phong tục tập quán đặc biệt:

a. Tục trả thù:

Để có thể sống còn trong những điều kiện khắt nghiệt của sa mạc, mọi người Ả Rập phải tụ họp lại thành từng nhóm (groups) gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Nhiều nhóm liên kết với nhau thành đoàn (clans) hoặc lớn hơn nữa thành bộ lạc (tribes). Mọi cá nhân đều phải gắn bó với quyền lợi chung của bộ lạc. Người Ả Rập gọi tinh thần gắn bó ấy là “muruwah” bao hàm rất nhiều ý nghĩa: phải can đảm trong chiến đấu, phải kiên nhẫn chịu đựng mọi sự đau khổ khi bộ lạc gặp khó khăn, phải cương quyết bảo vệ mọi kẻ yếu trong bộ lạc và phải quyết tâm trả thù những kẻ đã dám xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của bộ lạc.

Các tù trưởng có trách nhiệm bảo vệ mọi thành viên trong bộ lạc của mình. Nếu không trừng phạt những kẻ đã xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của thành viên trong bộ lạc mình thì tù trưởng đó sẽ không còn được tín nhiệm nữa. Vì tính liên đới trách nhiệm trong bộ lạc nên trong nhiều trường hợp một người trong bộ lạc này bị giết thì một người trong bộ lạc thù địch phải bị giết để đền mạng. Luật sa mạc là nợ máu phải trả bằng máu. Bán đảo Ả Rập là một sân khấu vĩ đại của những chu kỳ bạo động không bao giờ dứt.

Trong những thời kỳ đói kém hay hạn hán, các bộ lạc gặp khó khăn thường chọn một trong những bộ lạc thù địch để tấn công nhằm cướp gia súc, thực phẩm và hàng hóa cần thiết để sống còn. Các đàn ông của bộ lạc địch đều bị giết. Các đàn bà trẻ đẹp bị bắt đưa về làm vợ bé hay đầy tớ. Số còn lại bị đưa đi bán ở chợ nô lệ.

Những người Ả Rập du mục không hề coi những vụ cướp của giết người như vậy là điều tội lỗi. Họ quan niệm đó chỉ là những việc làm tự nhiên để trừng phạt kẻ thù một cách hợp lý mà thôi.

b. Tục giết các bé gái sơ sinh (Female Infanticide)

Luật sa mạc cũng tàn nhẫn như luật rừng: Chỉ có kẻ mạnh sống sót, mọi kẻ yếu phải bị loại trừ! Việc giết các bé gái sơ sinh là một phương cách điều chỉnh dân số của các bộ lạc du mục. Lý do là một khi bộ lạc có quá nhiều con gái và quá ít con trai thì bộ lạc bị lâm vào tình trạng suy yếu. Chỉ có đàn ông con trai mới có thể đáp ứng nhu cầu sống còn của bộ lạc, đó là nhu cầu chiến đấu và nhu cầu lao động sản xuất.

Phụ nữ bị coi rẻ nên xã hội du mục không dành cho họ một quyền lợi luật định nào (no legal right). Họ bị coi như một thứ tài sản, hay nói đúng hơn là một động sản (movabal property). Những gia đình nào đã sinh một vài đứa con gái rồi thì những bé gái sinh sau thường bị giết chết không thương tiếc.

c. Tục cắt da qui đầu và cắt âm vật

Theo tương truyền thì Abraham là người đầu tiên tự cắt da qui đầu của mình và cắt da qui đầu các con trai của ông để tỏ lòng tuân phục Thiên Chúa. Do đó, tục lệ cắt da qui đầu trở thành nghi lễ bắt buộc đối với mọi người theo đạo Do Thái. Tục lệ này thường được gọi là Phép Cắt Bì (Cirumcision).

Trước khi có đạo Hồi, đa số người Ả Rập thường tự xưng là tín đồ đạo Abraham, tức Đạo Do Thái Nguyên Thủy. Họ thường cắt da qui đầu cho các bé trai giống như người Do Thái.

Ngoài ra, người Ả Rập có tục lệ cắt bỏ một phần hoặc tất cả âm vật, còn được gọi là mồng đóc (Clitoris) của các bé gái từ 4 đến 8 tuổi. Đây là một tục lệ chung của người Ả Rập, không phân biệt tôn giáo. Hiện nay, nhiều người Ả Rập ở Ai Cập, Yemen, Sudan theo Ki Tô Giáo vẫn giữ tục lệ này. Họ tin rằng việc cắt clitoris tuy có gây đau đớn nhưng tránh cho phụ nữ những đòi hỏi sinh lý và giúp họ dễ trở nên thanh sạch cao đẹp hơn.

d. Tục chứng minh trinh tiết cô dâu

Một tục lệ của người Ả rập gây căng thẳng tinh thần cho các cô gái đến tuổi lấy chồng, đó là tục lệ chứng minh trinh tiết cô dâu (Proof of the bride’s Virginity). Sau đám cưới, mọi người trong gia đình cô dâu và những người khách tham dự tụ họp bên ngoài phòng ngủ cô dâu chú rễ. Sau khi động phòng, chú rễ bước ra khỏi phòng ngủ báo cáo kết quả cho mọi người biết. Nếu chú rễ tuyên bố cô dâu đã mất trinh trước đám cưới thì đây là một điều nhục nhã cho gia đình nhà gái và cuộc hôn nhân có thể bị hủy bỏ!

e. Tục giết gái chửa hoang

Các cô gái Ả Rập không chồng mà chửa bị coi là đã phạm trọng tội đối với danh dự của gia đình. Các cô gái này thường bị cha hoặc anh em ruột giết chết để bảo vệ danh dự gia đình. Vì thế, người Ả Rập gọi tục lệ này là “Giết người vì danh dự” (Honor Killing). Các cô gái chửa hoang thường khó có thể thoát chết vì dù có chạy đến cầu cứu các cơ quan luật pháp cũng không được bảo vệ. Các thủ phạm giết người trong trường hợp này được xã hội coi là hành động chính đáng và nếu có bị tù thì cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn có tính cách tượng trưng mà thôi.

Tất cả các tục lệ kể trên hiện vẫn còn tồn tại trong các xứ Ả Rập Hồi Giáo. Tuy nhiên, những tục lệ đó không xuất phát từ đạo Hồi vì trong kinh Koran cũng như những văn bản luật pháp của đạo Hồi đều không có điều khoản nào qui định về các tục lệ đó. Ngày nay, nhiều nước Hồi Giáo đã ban hành các biện pháp hủy bỏ hoặc hạn chế các tục lệ xét ra có hại và lỗi thời.

GIAI ĐOẠN I (570 – 622)

Như chúng ta đã biết, phần đông người Ả Rập sinh sống chủ yếu bằng nghề du mục. Từ thế kỷ 4, một số bộ lạc Ả Rập bỏ nghề du mục để chuyển sang nghề buôn bán. Nhưng việc chuyên chở hàng hóa băng qua sa mạc muốn được an toàn cần phải có người bảo vệ. Một số bộ lạc Bedouin rất giỏi về quân sự chuyển qua nghề làm trung gian và chuyên chở hàng hóa. Họ lập thành những đoàn bộ hành (caravans) chở hàng hóa từ miền Nam bán đảo Ả Rập qua thành phố Petra – thành phố gồm có những căn nhà được đục sâu trong vách đá ở miền nam Jordan – đến thành phố Zenobia thuộc xứ Syria. Vào thời gian này, thành phố Zenobia được tôn xưng là Hoàng Hậu của Phương Đông (Queen of the East).

Do việc buôn bán càng ngày càng phát triển, thành phố Mecca ở phía nam bán đảo Ả Rập dần dần trở thành một trung tâm thương mại lớn nhất trong vùng. Ngoài lý do thương mại, Mecca còn là một địa điểm hành hương của tất cả mọi người theo đạo cổ truyền Ả Rập. Hàng năm, người Ả Rập từ khắp nơi đổ về Mecca để viếng đền thờ Kaaba mà họ tin rằng đền thờ này đã được xây cất từ thời ông Adam tổ tiên loài người và sau đó được xây cất lại bởi ông Abraham và con trai là Ismael. Số người hành hương Mecca mỗi ngày mỗi đông đã khiến cho Mecca trở thành một thánh địa thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tâm lý chung của mọi người là phải tự ý thức dẹp bỏ mọi sự xung đột tại thánh địa để sự an toàn và vẻ trang nghiêm của thánh địa được bảo đảm. Đây là một yếu tố tâm lý đã góp phần quan trọng vào việc phát triển thương mại tại thành phố này.

Sau khi Mecca đã trở thành một đô thị sầm uất thì bộ lạc Quraysh giã từ đời sống du mục để chuyển hẳn sang nghề thương mại vào cuối thế kỷ 5. Tại Mecca có truyền thuyết kể rằng: Thủ lãnh bộ lạc  Quraysh đã đến Syria mua về 3 pho tượng của 3 nữ thần Al-Lat, Al-Uzza và Manat đem về đặt tại đền thờ Kaaba. Từ đó, bộ lạc Quraysh làm ăn phát đạt, trở thành giàu có và nắm quyền kiểm soát toàn thành phố Mecca.

Một thương gia rất nổi tiếng thuộc bộ lạc Quraysh là Hassim Manaf mỗi năm lãnh đạo hai chuyến lữ hành (caravans) đông tới hàng ngàn người tải hàng từ Mecca đi Yemen hoặc đi Syria. Ông được hoàng đế Byzantine và vua xứ Abyssinia tiếp kiến.

Con trai ông là Muttalib cũng là một thương gia giàu có ở Mecca. Muttalib có 10 người con trai và 6 con gái. Người con trai út tên là Abdallah rất nổi tiếng là một thanh niên cao lớn đẹp trai. Abdallah chính là cha của Muhammad. Công cuộc buôn bán của Abdallah thiếu may mắn nên gia sản khánh kiệt. Abdallah đau buồn sinh bệnh và chết hai tháng trước khi Muhammad ra đời. Muhammad chỉ được thừa hưởng cái dáng vóc to lớn đẹp trai của cha nhưng không được hưởng chút gia tài nào của cha để lại cả.

Sau khi sanh Muhammad, bà Anima quá nghèo không nuôi nổi con thơ nên đành phải bế bé Muhammad đến nhờ ông nội là Muttalib nuôi dùm. Ông già Muttalib mời một thầy pháp xuất hồn (a kahin) đến nhà coi bói cho Muhammad. Thầy pháp cho biết sau này đứa bé sẽ cai trị cả thế giới. Ông già Muttalib quá mừng nên vội vàng bế đứa cháu mới sinh đến đền thờ Kaaba để tạ ơn Thượng Đế.

Hơn hai năm sau, khi cơn đói kém đã qua đi, bà Anima trở lại nhà ông già Muttalib đón bé Muhammad về nuôi tại nhà riêng của bà tại Mecca. Khi Muhammad lên 6 tuổi thì mẹ chết. Một lần nữa Muhammad được đưa trở lại nhà ông nội Muttalib. Muhammad được đưa đến nhà ông chú là Abu Talib, thủ lãnh đoàn thương buôn của dòng họ Hassim.

Abu Talib được nhiều người ở Mecca tôn trọng về tư cách và khả năng thương mại, mặc dầu gia sản của dòng họ Hassim lúc này đã suy kiệt.

Khi Muhammad lên 12 tuổi, ông Abu Talib quyết định cho Muhammad được đi theo các chuyến lữ hành tải hàng từ Mecca đi Syria. Kể từ đó cho đến năm 25 tuổi, Muhammad luôn luôn theo sát ông chú trên mọi nẻo đường buôn bán băng qua sa mạc Syro-Arabia. Suốt 13 năm ròng, Muhammad được học đủ mọi môn về quân sự: từ cưỡi ngựa, đấu kiếm, bắn cung, đô vật cho đến các mưu lược chiến thuật  và các phương cách bày binh bố trận chống lại các bọn cướp dọc đường. Từ bẩm sinh, Muhammad đã vốn có một thân hình cao lớn khỏe mạnh, sau 13 năm tập luyện trong thực tế sa mạc, Muhammad trở thành một võ sĩ hay một tướng quân.

Vào năm 595, Muhammad muốn cưới Fakhita, 25 tuổi, con gái của ông chú Abu Talib. Nhưng ông chú Abu Talib quyết định gả Fakhita cho một người giàu có thuộc dòng họ Makhzum. Để đền bù cho Muhammad, ông Abu Talib giới thiệu Muhammad cho bà Khadija là một phụ nữ sang trọng giàu có nhất nhì tại Mecca. Lúc đó bà Khadija khoảng 40 tuổi, đã có hai đời chồng và 7 người con. Bà thuộc đoàn thương mại của dòng họ Asad đang lúc gặp thời. Bà rất cần có một người dũng cảm và có khả năng chỉ huy quân sự để tổ chức những chuyến buôn từ Mecca vượt qua sa mạc xa xôi đến Syria. Bà Khadija đề nghị với Muhammad việc hôn nhân và Muhammad đồng ý.

Mặc dầu bà Khadija lớn hơn Muhammad 15 tuổi nhưng Muhammad vẫn say mê bà. Theo sử sách của Hồi Giáo ghi chép thì bà Khaidija lúc đó tuy lớn tuổi nhưng vẫn trẻ đẹp và có dáng vẻ rất sang trọng. Cuộc hôn nhân giữa bà Khadija và Muhammad kéo dài 24 năm, tức cho đến khi bà Khadija qua đời vào năm bà 64 tuổi.

Cuộc đời của Muhammad và lịch sử thời sơ khai của đạo Hồi đã mang nhiều dấu ấn về tài đức của bà Khadija. Trong cách cư xử với bà Khaidija, Muhammad luôn coi bà như một người mẹ hoặc một người cố vấn hơn là một người vợ bình thường. Trong suốt 24 năm chung sống, Muhammad đã gặp biết bao sự chống phá của mọi kẻ thù và nhiều chuyện rắc rối đau buồn, Muhammad thường bày tỏ tâm sự với bà Khadija và luôn luôn được bà tận tình giúp đỡ nên Muhammad đã vượt qua tất cả. Sau khi bà Khadija qua đời, Muhammad vẫn thường ca ngợi và bày tỏ lòng biết ơn bà Khadija cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng.

Bà Khadija sinh cho Muhammad 7 người con, gồm 3 trai 4 gái. Nhưng 5 người con đầu đều chết trẻ, chỉ còn lại 2 người con gái. Cô gái út tên là Fatimah, về sau trở thành một nhân vật rất nổi tiếng trong thế giới Hồi Giáo. Vào thế kỷ 10, những người Ả Rập tại Ai Cập tự xưng là con cháu của Fatimah đã lập nên một triều đại hiển hách gọi là Triều Đại Fatimids. Triều đại này cai trị toàn vùng Bắc Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ trong 315 năm (935-1250).

Ông chú Abu Talif là người đã nuôi dạy Muhammad từ nhỏ đến lớn, lúc về già bị sa cơ thất thế. Bà Khadija và Muhammad đến xin đứa con út của ông chú là bé Ali (lúc đó mới 5 tuổi) đem về nuôi. Muhammad hết lòng thương yêu Ali vì Ali mồ côi mẹ và một phần khác vì ông rất biết ơn ông chú Abu. Về sau, Muhammad đã gả con gái út của ông là Fatimah cho Ali. Hai mươi bốn năm sau khi Muhammad qua đời, Ali trở thành vị vua Hồi Giáo thứ tư (The Fourth Calif). Hiện nay, có một số người Chàm theo đạo Hồi ở Việt Nam tôn thờ Ali và tôn xưng Ali là con của Thượng Đế (Son of God).

Ngoài việc nhận nuôi Ali, vợ chồng Muhammad còn nuôi một bé trai nô lệ là Zayd. Khi Zayd lớn lên, cha mẹ Zayd đem tiền đến chuộc nhưng Zayd xin ở lại. Muhammad trả tự do cho Zayd và từ đó Zayd trở thành con nuôi. Ali và Zayd sống chung với nhau như anh em ruột dưới sự chăm sóc của Muhammad. Sau này cả hai thành đôi bạn khắng khít và đều có quyền lực trong cộng đồng Hồi Giáo sơ khai.

Vào năm 605, lúc đó Muhammad 35 tuổi, bộ lạc  Quraysh quyết định xây lại đền thờ Kaaba. Đây là một công việc trọng đại và tốn kém nên cần phải có sự đóng góp của nhiều người mới thực hiện được. Khi hội họp thảo luận với nhau, các tập đoàn thương mại (clans) đưa ra nhiều ý kiến trái ngược. Sau năm ngày tranh cãi, các tập đoàn không đạt được một sự thỏa thuận nào. Cuối cùng, các tập đoàn giao ước với nhau rằng: Nếu có một người đàn ông nào đó đến đền thờ vào lúc này thì chúng ta sẽ hỏi ý kiến của người đàn ông ấy và ý kiến của người ấy sẽ là ý kiến quyết định.

Thật bất ngờ vì người đàn ông bước chân vào đền thờ lúc đó chính là Muhammad. Muhammad vừa mới lãnh đạo một đoàn lữ hành lớn từ Syria trở về Mecca. Theo thông lệ, sau mỗi một chuyến lữ hành thành công, Muhammad đều đến đền thờ Kaaba để tạ ơn Thượng Đế. Đại diện của các tập đoàn thương mại Mecca đến hỏi ý kiến Muhammad. Ông dõng dạc trả lời: “Tất cả chúng ta hãy tìm mọi cách di chuyển Tảng Đá Đen (The Black Stone) đến giữa đền thờ rồi cùng nhau đoàn kết xây lại nơi thờ phượng Thiên Chúa Allah. Chúng ta sẽ biến nơi này thành một trung tâm của thế giới!”

(Tảng Đá Đen là một thiên thạch đã có sẵn ở bán đảo Ả Rập từ rất lâu đời, không ai có thể xác định được niên đại của nó. Người Ả Rập từ ngàn xưa đã tỏ lòng tôn kính tảng đá này và họ coi nó như một biểu tượng của Đấng Tối Cao. Họ xây đền thờ hình khối phủ lên tảng đá đen và gọi đền thờ đó là Kaaba. Tiếng Ả Rập Kaaba có nghĩa là “nhà hình khối” (Cubic Building). Đền thờ Kaaba và tục lệ hành hương đã có từ nhiều ngàn năm trước Công Nguyên).

Sứ giả của Thiên Chúa  (Messenger of God)

Vào năm 610, lúc đó Muhammad vừa tròn 40 tuổi, ông thường cầu nguyện, bố thí và thích tìm đến nơi vắng vẻ một mình để suy tưởng về Thiên Chúa. Vào đêm thứ Bảy mùa chay Ramadan, Muhammad một mình leo lên đỉnh núi Hira ở ngoại ô Mecca và tìm đến một cái hang. Bỗng nhiên, một thiên thần hiện ra với ông và ra lệnh “Hãy thuật lại” (Recite!)

Vào thời đó, ở Ả Rập có nhiều người làm nghề thầy pháp (soothsayers). Họ thường nhảy múa lên đồng để xuất hồn xuống âm phủ gặp hồn ma người chết. Sau đó thầy pháp “thuật lại” những điều người chết muốn nói với thân nhân còn sống. Vì thế các thầy pháp được gọi là “người thuật lại” (Reciter/ kahin). Khi thiên thần ra lệnh cho Muhammad thuật lại, ông liền từ chối và trả lời ngay rằng: “Tôi không phải là một thầy pháp!” (I’m not a reciter!)

Ngay lúc đó, thiên thần ôm choàng lấy Muhammad một cách thân mật và nói nhỏ nhẹ bên tai ông những lời mặc khải đầu tiên:

“Hãy thuật lại nhân danh Chúa

Là đấng đã tạo ra loài người từ một giọt máu

Hãy thuật lại: Thiên Chúa hào phóng vô cùng

Ngài dùng ngòi bút để dạy dỗ loài người

Về những gì loài người chưa biết”.

 

(Recite in the name of thy God

Who createth man from a clot of blood

Recite: Thy Lord is the Most Bountiful

He who taught by the pen

taught man what he knew not – Koran 96:1) 

Muhammad sợ hãi chạy ra khỏi hang và leo lên đỉnh núi với ý định gieo mình xuống vực để tự tử – Nhưng vừa mới chạy được nửa đường thì nghe có tiếng nói từ trên trời xuống: “Hỡi Muhammad, con là Sứ giả của Thiên Chúa. Ta là thiên thần Gabriel đây!”

Muhammad đứng trân trân nhìn vị thiên thần và không thể bước tới bước lui. Muhammad quay mặt đi hướng khác, nhưng dù quay hướng nào cũng vẫn nhìn thấy thiên thần ở trước mặt. Muhammad kể rằng: vị thiên thần là một người đàn ông và không đẹp như tranh vẽ của Ki Tô Giáo. Thiên thần tự xưng là “Thần linh của Chân lý” (The Spirit of Truth). Nhiệm vụ của ngài là một phương tiện truyền thông của Thiên Chúa xử dụng để truyền mọi điều của Chúa cho loài người được biết.

Muhammad nghe thiên thần Gabriel giảng giải những điều như vậy liền cảm thấy yên lòng nên bỏ ý định tự tử và chạy về nhà thuật lại cho bà Khadija biết. Khi vừa trông thấy bà Khadija, Muhammad vội quì xuống rồi bò tới bằng hai tay và hai đầu gối. Muhammad nhào vào lòng bà Khadija như một đứa bé nhào vào lòng mẹ. Muhammad nói: “Hãy che chở tôi, hãy che chở tôi”. Bà Khadija ôm lấy Muhammad trong vòng tay và nói những lời âu yếm dịu dàng nhằm trấn an, vì lúc đó bà nghĩ rằng Muhammad có thể đã bị ma ám (Jinni-possessed). Vào thời đó, người Ả Rập không biết đến các chứng bệnh tâm thần. Mỗi khi gặp trường hợp có người mắc bệnh điên loạn hay khủng hoảng tinh thần, người ta thường gán cho là bị ma ám! Bà Khadija tin tưởng nơi Thượng Đế nên đã an ủi Muhammad: “Anh là người tốt đối với mọi người và anh hay giúp đỡ những người nghèo khó. Nhất định Thượng Đế không bao giờ làm điều gì xấu cho anh đâu, cưng ạ!”

Liền sau đó bà Khadija dẫn Muhammad đến nhà người anh họ cao niên của bà là Waraqua. Ông này là một tín đồ Ki Tô Giáo rất thông thạo Thánh Kinh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp. Khi thấy bà Khadija và Muhammad đến, Waraqua không tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông vui vẻ đón chào: “Thật là một điều thánh thiện! Thiên Chúa đã ban cho Muhammad một bộ luật lớn như ngài đã ban cho Thánh Mai-sen xưa kia. Ôi! Muhammad là tiên tri của các dân tộc Ả Rập.” (Holy! Holy! There has come to him the greatest MANUS who came to Moses aforetime and lo, he is the prophet of the Arab peoples – Muhammad, a biography of the prophet by Karen Amstrong. Pages 84, 85).

Waraqua đã dùng tiếng Hy Lạp “MANUS”, có nghĩa là Sách Luật, có ý ám chỉ Muhammad là môt tiên tri sẽ mang đến cho các dân tộc Ả Rập một cuốn sách luật vĩ đại như Maisen đã mang đến cho dân tộc Do Thái cuốn sách Kinh “TORAH”, theo tiếng Hebrew cũng có nghĩa là Sách Luật. Muhammad đã tiếp thu ý kiến này. Về sau, Muhammad đã đưa vào kinh Koran rất nhiều điều luật về hình sự, dân sự và cả về các mặt xã hội chính trị, kinh tế nữa.

            Waraqua giải thích cho Muhammad: “Sự mặc khải của Thiên Chúa cho loài người qua các trung gian là các vị tiên tri (prophets) có tính cách liên tục từ xưa đến nay: khởi đầu từ tổ tiên loài người là Adam, sau đó đến Noah, Abraham, Moses, Isaiah, Gioan Baotixita và Jesus”.

            Muhammad chấp nhận quan điểm củaWaraqua nên sau này Muhammad khẳng định đạo Hồi không phải là đạo mới mà chỉ là “Đạo Thiên Chúa Canh Cải” mà thôi (Islam is a Reformed Religion of God).Waraqua cảnh báo cho Muhammad biết trước về những mối nguy hiểm sẽ xảy đến cho người được Chúa chọn làm tiên tri: “Anh sẽ là tiên tri của các dân tộc Ả Rập. Tôi già rồi nhưng tôi sẽ ráng sống cho đến khi người ta ném anh ra ngoài xã hội.” Muhammad nghe nói vậy tỏ ra rất bối rối sợ hãi. Waraqua bèn mượn lời của Chúa Jesus trong Thánh Kinh để giải thích cho Muhammad: “Không có tiên tri nào được trọng vọng ở quê hương mình!” (A prophet is always without honor in his own country!).

Waraqua tỏ ra là một người học thức sáng suốt và rất am tường tình hình của xứ Ả Rập lúc đó, Ông đã đưa ra những lời khuyên Muhammad rất xác đáng:

  1. Rao giảng những điều mới được mặc khải là một sứ mạng hết sức nguy hiểm nên cần phải có thời gian chuẩn bị mọi việc kỹ càng.
  2. Trong thời gian đó, đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine đang dòm ngó bán đảo Ả Rập, Waraqua khuyên Muhammad cần tránh tỏ ra thân Ki Tô Giáo hoặc Byzantine để khỏi bị quần chúng gán cho tội thông đồng với địch.
  3. Waraqua biết Muhammad chủ trương độc thần tuyệt đối nhưng ông khuyên Muhammad đừng vội triệt phá các tượng thần – Lý do vì dân Ả Rập dù có thờ ba nữ thần là những con gái của Thiên Chúa Allah thì họ cũng vẫn là những tín đồ của đạo Abraham (Abrahamic Religion). Đạo Abraham chính là đạo Do Thái trước thời Moses (Pre-Mosaic Judaism) và cũng là đạo cổ truyền của dân Ả Rập. Muhammad nghe lời khuyên của Waraqua nên đã hoàn toàn im hơi lặng tiếng trong hai năm và sau đó thực hiện đúng những điều Waraqua đã dặn.

Năm 612, tâm lý chung của dân Mecca là chỉ lo làm giàu bằng mọi cách, bất chấp mọi giá trị đạo đức. Các tập đoàn buôn bán coi nhau như thù địch nên xã hội Mecca lâm vào tình trạng chia rẽ cùng cực. Tâm lý quần chúng Ả Rập lúc đó khao khát đi tìm một giải pháp tôn giáo mới (a new religious solution) đáp ứng nhu cầu chung của dân tộc Ả Rập.

Muhammad cũng như đại đa số dân Ả Rập không thể chấp nhận quan niệm Thiên Chúa Ba Ngôi của đạo Ki Tô vì nó mang nặng tính chất thần thoại Hy Lạp. Người Ả Rập đã cảm nhận từ rất lâu đời tinh thần tôn giáo Abrahamic, tức tinh thần của đạo Do Thái Nguyên Thủy (4000 TCN – 1250 TCN), cho nên Muhammad tìm về gốc đạo Do Thái như tìm về với cội nguồn tinh thần của cả dân tộc. Chính vì quan niệm này mà trong đạo hồi Abraham được coi là một tín đồ Hồi Giáo đầu tiên (The First Muslim) là vị tổ phụ lập đạo và cùng là tổ phụ của dân tộc Ả Rập.

Muhammad không bao giờ tự coi mình là người lập đạo, không bao giờ tự xưng mình là giáo chủ hoặc là Đấng Cứu Thế. Ông không công nhận mình có một sứ mạng nào đối với cả thế giới (no universal mission) cũng không có một nhiệm vụ chính trị nào. Ông chỉ nhấn mạnh một điều rằng: Ông là tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa. Nói cách khác, sau Muhammad sẽ không có một tiên tri nào cả. Điều này rất quan trọng đối với Hồi Giáo: Sau khi Muhammad qua đời, tất cả những người kế vị (Caliphs) đều chỉ là những người kế vị với tư cách lãnh đạo Cộng đồng (Leaders of Community) chứ không ai có thể kế vị với tư cách tiên tri (prophet). Điều này ngụ ý: không ai có tư cách sửa đổi giáo lý đạo Hồi hoặc sửa đổi những điều đã ghi trong kinh Koran.

Muhammad là một người bản tính giản dị, rất ghét lối sống xa hoa phù phiếm. Ông thường mặc loại quần áo may bằng vải thô. Khi kiếm được tiền, ông thường chia sẻ rộng rãi với những người nghèo. Ông có khuynh hướng sống khổ hạnh. Ông không kết án người giàu một cách quá khích như Jesus “Kẻ giàu vào thiên đàng khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim”. Nói như vậy có nghĩa là mọi kẻ giàu đều phải xuống hỏa ngục. Muhammad không tin như vậy, ông nói: “Người nghèo vào thiên đàng trước người giàu”. Ông tin rằng Chúa nhân lành nên không bao giờ phạt một người nào đời đời trong hỏa ngục. Thậm chí như quỉ Satan, Muhammad tin rằng Satan sẽ được Chúa tha tội trong ngày Phán Xét Cuối Cùng. Vào thời Muhammad, hai phần ba phụ nữ trong xã hội là nô lệ. Muhammad muốn đem đến cho họ một niềm hy vọng trong tôn giáo. Vì thế đa số những tín đồ Hồi Giáo đầu tiên là những người nô lệ, phụ nữ và những người khốn cùng trong xã hội.

Muhammad là người khiêm tốn nên ông cũng xác định Kinh Thánh Koran có một nhiệm vụ cũng rất khiêm tốn: “Koran chỉ làm nhiệm vụ của một kẻ nhắc lại những điều mà mọi người đã biết” (The Quran claimed to be a reminder of things that every body knew already – Koran 80: 11).

Tất cả những nghi lễ lớn của đạo Hồi hiện nay như hành hương Mecca, sự tôn kính thánh tích Tảng Đá Đen ở đền thờ Kaaba, tục lệ bố thí cho người nghèo, ăn chay trong tháng Ramadan, giết súc vật làm lễ hy sinh (animal sacrifice)… đều xuất phát từ tôn giáo cổ truyền của các bộ lạc Ả Rập nhiều ngàn năm trước khi Muhammad ra đời.

Có thể nói mọi người Ả Rập đều đã sẵn có niềm tin vào Thiên Chúa, Muhammad không phải tốn công thuyết phục đồng bào của mình về điểm này, chỉ cần làm sao thuyết phục họ tin rằng Muhammad là tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa.

Công việc trọng tâm trong sự thuyết phục đó tưởng đơn giản mà thật khó khăn. Sau hai năm viết sách Koran và thuyết phục mọi người, Muhammad chỉ chinh phục được mấy người trong gia đình: vợ, bốn con gái và hai con nuôi. Ông chú Abu Talib không chịu theo. Tuy nhiên, một người xa lạ là Abu Bakr chẳng những nhiệt tình theo đạo Hồi mà còn hết lòng bênh vực che chở cho Muhammad. Abu Bakr là một thương gia rất giàu và có uy quyền đối với các tập đoàn thương mại ở Mecca. Nhờ uy tín của ông, nhiều thanh niên và những người có thế lực tại Mecca đã theo đạo Hồi. 

Cuộc Tỵ Nạn tại Ethiopia

Người Ả Rập tin Adong – Evà là tổ tiên loài người và tin có một Thiên Chúa mà họ gọi là Allah, nhưng không biết từ bao giờ họ lại tin rằng Thiên Chúa Allah có 3 cô con gái tên là Al-Lat, Al-Uzza và Manat. Tại đền thờ Kaaba ở Mecca, người Ả Rập tôn thờ Thiên Chúa là chính yếu. Thiên Chúa vô hình vô tượng nhưng ba nữ thần con của Thiên Chúa thì có tượng thờ tại đền này. Ngoài ra, người dân Mecca còn làm thêm 360 tượng thần cai quản 360 ngày trong một năm Âm Lịch.

Năm 616, Muhammad giảng đạo tại đền thờ Kaaba và thuyết phục mọi người hãy phá bỏ các tượng thần, nhất là 3 tượng nữ thần con của Thiên Chúa.

Muhammad thuyết giảng rằng: đạo thật của Abraham là chỉ tôn thờ một Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa không đẻ con nên không có thần nào là con trai hay con gái của Thiên Chúa cả!

Trước đây 6 năm, Waraqua đã cảnh báo Muhammad về sự nguy hiểm khi khuyên người ta phá bỏ các tượng thần. Nay Muhammad phải đối diện với sự nguy hiểm trong thực tại: Muhammad mất hết sự ủng hộ của mọi người. Các tập đoàn thương mại ở Mecca công khai tuyên bố Muhammad là kẻ thù của quần chúng. Mọi người kết tội Muhammad đã nhục mạ những vị thần thiêng liêng của họ. Nhiều người cuồng tín mang theo vũ khí đi lùng bắt Muhammad. Lúc đó, Muhammad vội chạy trốn để tránh mặt. Bọn người cuồng tín kéo đến nhà ông chú của Muhammad là Abu Talib để hành hung ông mặc dù lúc đó ông đã rất già. Cuối cùng bọn cuồng tín bắt hết những người nô lệ theo đạo Hồi trói vào cọc rồi thiêu sống.

Muhammad biết tình hình rất căng thẳng và không thể hòa giải nên nội trong đêm hôm đó Muhammad cùng 53 người thân nhân và tín đồ bí mật lẻn ra khỏi thành phố Mecca đi tỵ nạn tại xứ Abyssinia (tức Ethiopia ngày nay). Muhammad và mọi người đi theo được vua Negus tiếp kiến và bảo vệ – Muhammad biết vua Negus và triều đình Abyssinia theo Ki Tô Giáo nên ông bảo Zayd chọn lựa các đoạn trong kinh Koran nói về Chúa Jesus và bà Maria đọc to lên cả triều đình cùng nghe. Sau khi nghe những câu thơ của kinh Koran ca ngợi Chúa Jesus và đức bà Maria, nhà vua khen ngợi Muhammad và nghĩ rằng đạo Hồi cũng là đạo Ki Tô! 

Những Vần Thơ của Quỉ Sa Tăng.-

Trong thế giới Tây Phương thù nghịch với đạo Hồi, người ta đã phổ biến nhiều chuyện bề ngoài có tính cách lịch sử nhưng bên trong nhằm chế nhạo hoặc bôi bẩn giáo chủ Muhammad. Một trong những chuyện đó rút ra từ sách Sử Ký của Ibn Sad và Tabari. Chuyện đó kể rằng: Sau khi giảng đạo tại Kaaba nhằm thuyết phục mọi người phá bỏ các tượng thần, Muhammad không ngờ bị mọi người phản đối kịch liệt. Chẳng những thế, Muhammad còn bị những người cuồng tín phẫn nộ đi lùng bắt để giết chết. Muhammad bị dồn vào thế kẹt hết sức nguy hiểm. Để tạm thời đối phó với tình thế, Muhammad viết trong chương 53 của kinh Koran hai câu thơ nhượng bộ những người đa thần giáo như sau:

            “Các người không coi trọng ba vị nữ thần

            Al-Lat, Al-Uzza và Manat sao?

            Những vị đó đều là những thiên thần

            mà lời cầu nguyện của họ đều được

            Thiên Chúa chấp nhận”.           

(Have you considered Al-Lat, Al-Uzza and Manta?

They are the exalted angels whose intercession is approved – Koran, sura 53: 19-20).

Sau đó, Muhammad sai người đưa kinh Koran cho những người ở Mecca đọc, đặc biệt lưu ý họ về hai câu thơ nói về ba vị nữ thần. Những người đa thần giáo ở Mecca cho rằng Muhammad đã chịu thừa nhận các nữ thần của họ và họ bằng lòng bỏ qua cho Muhammad về tội xúc phạm thần thánh trước đây.

Mấy năm sau, Muhammad kéo 10.000 quân trở lại chiếm Mecca. Đợi đến lúc hoàn toàn làm chủ tình hình ở Mecca, Muhammad mới dám hủy bỏ hai câu thơ 19-20 trong Sura 53. Muhammad viết trong chương 5 những câu thơ phủ nhận các nữ thần, gọi các nữ thần là sản phẩm tưởng tượng không đáng tôn thờ.

Chương 5 trong kinh Koran còn nói rõ rằng: Các câu thơ trước đây chấp nhận sự tôn thờ các nữ thần Ả Rập là những câu thơ đã được gợi ý bởi quỉ Sa Tăng. (The verses inspired by Satan)

Năm 1988, nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie đã mượn ý của câu chuyện trên để viết cuốn tiểu thuyết “The Satanic Verses”. Rushdie sưu tầm các chuyện huyền thoại của Tây Phương từ xưa đến nay nói về Muhammad nhằm mục đích tạo ấn tượng nơi độc giả về Muhammad như một gã lừa đảo với những tham vọng chính trị.

 Chủ đích của cuốn tiểu thuyết cũng nhằm chứng tỏ rằng cuốn kinh Koran của đạo Hồi không phân biệt được điều lành và điều dữ. Koran chẳng bao giờ là sách ghi lời của Chúa mà hoàn toàn được sáng tạo bởi cá nhân Muhammad mà thôi.         

Chuyến Du Hành Ban Đêm (The Night Journey).-

Trong một buổi tối năm 620, Muhammad đến thăm cô em họ là Umm Hani (chị ruột của Ali) cư ngụ ở gần đền thờ Kaaba. Sau đó, Muhammad vào đền thờ để ngủ qua đêm. Trong lúc đang ngủ thì ông được thiên thần Gabriel đánh thức dậy rồi đặt ông ngồi trên lưng một con ngựa thần. Tiếng Ả Rập gọi con ngựa thần là Buruq. Đó là một con ngựa có đầu người và có hai cánh giống như cánh chim rất lớn. Ngựa thần chở ông từ Mecca đến Jerusalem rồi đáp trên núi Đền Thờ (Temple Mount). Tại đây, Muhammad được đón chào bởi các tiên tri Do Thái: Abraham, Mai-sen và Jesus. Thiên thần Gabriel dẫn Muhammad đến một cái thang và cả hai cùng leo lên. Tại tầng trời thứ nhất, Muhammad gặp tổ tiên loài người  là Adam. Tầng thứ hai do Jesus và Gioan Baotixita cai quản. Tầng thứ ba có Joseph. Tầng thứ tư do Enoch chủ trì. Tầng thứ năm do Aaron, tầng sáu do Mai-sen. Tầng thứ bảy do Abraham. Vòm trời trên cùng là nơi ở của Thiên Chúa Allah.

Sau khi được yết kiến Thiên Chúa và được ngài căn dặn phải cầu nguyện mỗi ngày 50 lần, Muhammad cùng với thiên thần Gabriel xin cáo từ và xuống thang. Khi xuống đến tầng thứ sáu thì Mai-sen dặn Muhammad rằng: “Không nên bắt tín đồ cầu nguyện nhiều quá. Thiên Chúa đòi phải cầu nguyện mỗi ngày 50 lần nhưng chỉ cần cầu nguyện mỗi ngày 5 lần cũng đủ rồi!”

Sau giấc mơ đi Jerusalem năm 620, Muhammad viết kinh Koran qui định mỗi ngày các tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần. Mỗi lần cầu nguyện phải quay mặt về hướng Jerusalem. Năm 627, Muhammad ra lệnh hành quyết tập thể 700 người Do Thái tại Medina vì những người này có âm mưu chống lại ông. Sau vụ này ông thù ghét người Do Thái và đạo Do Thái nên ông viết lại kinh Koran qui định cho các tín đồ khi cầu nguyện phải quay mặt về hướng Mecca chứ không phải là Jerusalem như trước.

Ngôi vị của Mai-sen (giáo chủ đạo Do Thái) trước đây cao hơn ngôi vị của Jesus (Giáo Chủ đạo Ki Tô). Nay Muhammad đảo ngược lại: nâng Jesus lên cao hơn Mai-sen vì lúc này Muhammad chưa có điều gì thù oán với Ki Tô Giáo. Ngày nay, các tín đồ Hồi Giáo kính trọng nhất là Tiên tri Muhammad, kế đến là tiên tri Jesus và tiên tri Mai-sen. Đối với họ, tất cả các tiên tri này đều là những người trần mắt thịt và đều là đầy tớ của Thượng Đế (Servants of God).

GIAI ĐOẠN II (622-632) 

Năm 619, người vợ yêu quí của Muhammad là bà Khadija qua đời, hưởng thọ 64 tuổi. Qua năm sau, Muhammad lấy cô Sawdah, 30 tuổi, là em dâu của ông Suhayl tù trưởng bộ lạc Amir. Cô Sawdah hiện là một góa phụ. Ba năm về trước, Sawdah đã cùng chồng đi tỵ nạn tại Ethiopia cùng với gia đình của Muhammad vì vợ chồng cô đều theo đạo Hồi. Khi trở lại Mecca được ít lâu thì chồng cô bị bệnh và qua đời. Muhammad cưới cô Sawdah với ý định liên kết quân sự với tù trưởng Amir, nhưng sau này tù trưởng Amir đã chống lại Muhammad và bị bắt làm tù binh tại Medina.

Cũng trong năm 620, người bạn giàu có và hết sức thân cận của Muhammad là Abu Bakr đã gã cô con gái út của ông là Aisha mới lên 6 tuổi cho Muhammad. Sự hứa gã chỉ có tính cách hình thức vì Aisha vẫn sống với cha mẹ. Sau này, khi Aisha lên 9 tuổi mới sống với Muhammad như vợ chồng.

Trong thời gian này, tại thành phố Yathrib đã có khoảng 100 gia đình theo đạo Hồi. Yathrib là một ốc đảo khá lớn, cách Mecca khoảng 200 dặm về phia bắc. Đây là nơi cư ngụ lâu đời của sáu bộ lạc Ả Rập và ba bộ lạc Do Thái.

Vào tháng 9 năm 622, một phái đoàn 75 người từ Yathrib đến Mecca mời Muhammad cùng gia đình và các tín đồ Hồi Giáo di cư về Yathrib để thành lập cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên. Sau một thời gian ngắn chuẩn bị, Muhammad và khoảng 100 gia đình Hồi Giáo bí mật trốn Mecca để di cư đến Yathrib. Trong số này có gia đình của Abu Bakr.

Sau mấy ngày băng qua những bãi cát sa mạc, đoàn người di cư của Muhammad đã tới ốc đảo Yathrib ngày 24 tháng 9 năm 622. Đây là ngày trọng đại trong lịch sử Hồi Giáo vì đó chính là ngày mở đầu cho cả một kỷ nguyên Hồi Giáo. Lịch Hồi Giáo bắt đầu từ ngày này chứ không phải từ ngày sinh của Muhammad. Năm 622 Dương Lịch trở thành năm thứ nhất của Âm Lịch Hồi Giáo. Danh từ Ả Rập gọi cuộc di cư lịch sử này là HIJRA. Thành phố Yathrib nguyên là tên gọi theo tiếng Hebrew của người Do Thái, nay được đổi tên thành Medina, chữ tắt của Madinat Al Rasul có nghĩa là Thành Phố của Thiên Sứ (City of Messenger). Medina từ một ốc đảo heo hút giữa sa mạc đã trở thành thánh địa thứ hai sau Mecca. Hiện nay mỗi năm cũng có khoảng từ 2 đến 3 triệu tín đồ trên khắp thế giới đến đây hành hương.

Lúc ban đầu mới đến Medina, Muhammad và đoàn người Hồi Giáo chỉ là những kẻ tỵ nạn rách nát chạy trốn sự ngược đãi của những người đa thần giáo ở Mecca. Nhưng dần dần, trong vòng 5 năm kế tiếp, cả 6 bộ lạc Ả Rập ở Medina đều theo đạo Hồi và tất cả thành phố Medina được đặt dưới quyền lãnh đạo duy nhất của Muhammad.

Cả 6 bộ lạc ở Medina cùng ký với nhau một hiệp ước gọi là “Umma”, có nghĩa là hiệp ước thành lập một đơn vị xã hội căn bản. Nói đúng hơn, đó là một cộng đồng Hồi Giáo liên kết với nhau trên nền tảng tôn giáo chứ không đặt trên nền tảng huyết thống hay chủng tộc. Kinh Koran nêu lên điều căn bản cho cộng đồng Hồi Giáo như sau: “Quan hệ giữa các tín đồ Hồi Giáo với nhau là quan hệ anh em ruột thịt” (The believers are bond of brothers – Koran 49:10).

Một điều đặc biệt là tại Medina, Muhammad ra lệnh cho các tín đồ phải nghe lời ông như nghe lời Chúa. Tất cả các tín đồ già trẻ lớn bé đều tuân lệnh của ông răm rắp. Ông viết trong kinh Koran: “Ai vâng lời tiên tri là vâng lời chính Thiên Chúa” (He that obeys the Apostle, obeys Allah himself – Koran 4:80).

Không ai có thể phủ nhận được tài thuyết phục của Muhammad. Ông đã dùng tôn giáo để thống nhất các bộ lạc Ả Rập trước đây luôn luôn thù nghịch nhau. Tôn giáo đã tập họp họ trong một cộng đồng Hồi Giáo (umma). Medina đã trở thành khuôn mẫu đầu tiên về umma mà các người kế vị sau này đã bắt chước để bành trướng đạo Hồi ra khắp thế giới.

Muhammad trú ngụ tại Medina trong 10 năm. Nhiều sử gia chuyên về Hồi Giáo đã chia thời gian này làm hai giai đoạn:

– Giai đoạn đầu từ năm 622 đến 627

– Giai đoạn sau từ năm 627 đến 632 là năm Muhammad qua đời.

GIAI ĐOẠN ĐẦU TẠI MEDINA (622-627)

Trong thời kỳ 5 năm đầu trú ngụ tại Medina, Muhammad và cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên đã thực hiện rất nhiều cuộc đột kích (raids) nhằm mục đích tấn công các đoàn lữ hành đi qua sa mạc để cướp lạc đà, ngựa, vũ khí, hàng hóa và các loại thực phẩm. Cộng đồng Hồi Giáo tại Medina khó có thể sống còn nếu không tổ chức các vụ cướp nói trên. Ngoài ra, Muhammad biết trước những người đa thần giáo ở Mecca sớm muộn cũng sẽ tấn công cộng đồng Hồi Giáo tại Medina. Do đó ông phải lo tăng cường binh lực bằng cách cướp lạc đà, ngựa, vũ khí và tích lũy lương thực.

Muhammad luôn luôn kêu gọi cộng đồng Hồi Giáo tại Medina phải sẵn sàng chiến đấu và tích cực tham gia thánh chiến (Jihad). Ý niệm “thánh chiến” trong Hồi Giáo không chỉ có nghĩa là sẵn sàng tử đạo mà còn có nghĩa là một “bổn phận thiêng liêng” của mọi tín đồ phải tham gia chiến đấu trên mọi mặt trận, từ tinh thần đến vật chất, từ kinh tế đến chính trị. Do đó, các chương trong kinh Koran được viết

0