31/05/2017, 12:35

Tây Tiến người đi không hẹn ước và Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi?

Bốn câu cuối như muốn thâu tóm những nét nổi bật trong cảm hứng sáng tạo và tứ thơ chi phối toàn bài. Qua hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc hoạ bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, người đọc cảm nhận được rất rõ rằng: Tây Tiến người đi không hẹn ước / Đường lên thăm thẳm một chia phôi. Câu thơ ...

Bốn câu cuối như muốn thâu tóm những nét nổi bật trong cảm hứng sáng tạo và tứ thơ chi phối toàn bài. Qua hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc hoạ bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, người đọc cảm nhận được rất rõ rằng: Tây Tiến người đi không hẹn ước / Đường lên thăm thẳm một chia phôi. Câu thơ gọi nhớ lời một ca khúc của Phan Huỳnh Điểu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp: Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi /Là có sá chi đâu ngày trở về..., lại gợi nhớ câu thơ trong Tống biệt hành của ...

Kết thúc bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng viết:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 89)

Dựa vào cảm nhận của anh (chị) về cả bài thơ, hãy lí giải vì sao trong khổ thơ trên, tác giả đã khẳng định:

Bài làm

-   Tây Tiến được sáng tác năm 1948, là bài thơ tiêu biểu của đời thơ Quang Dũng, cũng là một kiệt tác của nền thơ Việt Nam hiện đại. Xa Tây Tiến nhưng lòng luôn hướng về Tây Tiến, bài thơ bộc lộ nỗi nhớ tha thiết về một miền đất, một đoàn quân trong những ngày tháng hào hùng, gian khó của tác giả.

-   Đọc Tây Tiến, ta thấy hiện lên hình ảnh của một đoàn quân đặc biệt, hoạt động trên vùng biên giới tây bắc của Tổ quốc. Những chiến sĩ Tây Tiến vừa can trường, mạnh mẽ vừa lãng mạn, hào hoa. Họ nguyện Chiến trường đi chẳng tiếc đòi xanh, sẵn sàng xông pha nơi dốc cao vực thẳm, bền gan trên những dặm hành binh, vượt lên những bệnh tật do môi trường sống khắc nghiệt đưa lại, coi nhẹ cái chết rình rập khắp các nẻo biên cương gập ghềnh. Ý chí của họ được thể hiện không chỉ qua các chi tiết miêu tả trực tiếp về con người mà còn qua các chi tiết miêu tả thiên nhiên với Dốc lên khúc khuỷu dọc thăm thẳm / Heo hút cồn mây súng ngửi trời; Chiều chiều oai linh thác gầm thét / Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người... Đưa một thiên nhiên dữ dội như thế làm phông nền, phẩm chất anh hùng của những người lính Tây Tiến càng được khắc hoạ nổi bật.

-    Tây Tiến là thế giới của những kỉ niệm: kỉ niệm về các vùng đất đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu, Châu Mộc...); kỉ niệm về bao cảnh trí hung hiểm, man dại nhưng đẹp một cách đầy kích thích (Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống / Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...); kỉ niệm về nét thơ mộng của hoa về trong đêm hơi, của chiều sương, của hồn lau nẻo bến bờ, kỉ niệm về chặng hành binh mệt mỏi (Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời!), kỉ niệm về những cảnh sinh hoạt, những đêm lửa trại thắm tình nghĩa đồng bào, đồng chí (Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thom nếp xôi; Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa / Kìa em xiêm áo tự bao giờ...); kỉ niệm về chốn đô thành xa xôi (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm), kỉ niệm về giây phút bi tráng tiễn đưa đồng đội (Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành...)...

-   Bốn câu cuối như muốn thâu tóm những nét nổi bật trong cảm hứng sáng tạo và tứ thơ chi phối toàn bài. Qua hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc hoạ bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, người đọc cảm nhận được rất rõ rằng: Tây Tiến người đi không hẹn ước / Đường lên thăm thẳm một chia phôi. Câu thơ gọi nhớ lời một ca khúc của Phan Huỳnh Điểu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp: Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi /Là có sá chi đâu ngày trở về..., lại gợi nhớ câu thơ trong Tống biệt hành của Thâm Tâm: Chí nhớn chưa về bàn tay không / Thì không bao giờ nói trở lại... Tất cả đều mang hàm nghĩa chỉ sự quyết chí lên đường với tinh thần xả thân vì nghĩa lớn của người tráng sĩ.

-    Nghĩ về một dải biên cương chứa đầy kỉ niệm, nhân vật trữ tình của bài thơ khảng định dứt khoát: Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy / Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi. Ý thơ ở đây có điểm gần gũi với ý thơ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ: Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn / Để hồn ta phảng phất được gần ngươi... Có thể diễn ý mấy câu thơ của Quang Dũng: Ai đã từng lên Tây Tiến, ai đã từng có một thòi Tây Tiến thì dù có đi đâu, đến chân trời nào, hồn vẫn gửi về nơi đó, vẫn quấn quyện với từng ngọn núi, con thác, bờ lau, với những bản làng thấp thoáng trong màn mưa xa khơi... Rõ ràng, đây đúng là những câu thơ đã trình bày một cách thật cô đọng bao tình cảm nhớ thương mà các chiến sĩ Tây Tiến dành cho mảnh đất mình từng đi qua, từng sống trong một thời “gian lao mà anh dũng”.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0