Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu
Nhìn tổng thể, vẻ đẹp của đoạn thơ là biểu hiện cụ thể vẻ đẹp của một phong cách thơ độc đáo, mới mẻ với cái nhìn nghệ thuật riêng biệt về đời sống, về con người, với những tìm tòi một hình thức diễn tả đầy hình khối và cảm giác, kết hợp được những điểm mạnh của cảm xúc với tư duy phân tích tiếp ...
Nhìn tổng thể, vẻ đẹp của đoạn thơ là biểu hiện cụ thể vẻ đẹp của một phong cách thơ độc đáo, mới mẻ với cái nhìn nghệ thuật riêng biệt về đời sống, về con người, với những tìm tòi một hình thức diễn tả đầy hình khối và cảm giác, kết hợp được những điểm mạnh của cảm xúc với tư duy phân tích tiếp nhận được từ thơ Pháp.
:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 27-28)
Bài làm
Từ “vẻ đẹp” trong câu hỏi mang hàm nghĩa khá rộng. Có thể cảm nhận về rất nhiều vẻ đẹp hàm chứa trong đoận thơ: vẻ đẹp của thiên nhiên, mùa xuân, cuộc đời; vẻ đẹp của tình yêu và tuổi trẻ; vẻ đẹp của cái tôi cá nhân khao khát sống; vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình... Tất cả quyện vào nhau trong một tổ chức ngôn ngữ thi ca hoàn hảo, thể hiện phong cách sáng tạo độc đáo của Xuân Diệu.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
- Đây là đoạn thơ thứ hai của bài thơ Vội vàng, kế tiếp năm câu thơ đầu vốn thể hiện một ước nguyện khác thường: muốn tắt nắng, buộc gió để màu đừng nhạt và hương đừng bay đi... Đoạn thơ từ Của ong bướm này đây tuần tháng mật đến Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân dường như bắt đầu giải đáp những thắc mắc trên: Vì sao tôi muốn thế? - Vì đời quá đẹp mà tuổi trẻ và mùa xuân lại qua mau.
- Vẻ đẹp của cuộc đời ở đây hiện hình qua gương mặt của thiên nhiên, của mùa xuânỄ Trong con mắt của nhà thơ yêu sống, không có gì khác, cuộc đời cũng chính là mùa xuân, nó đang bày ra trước mắt ta một bữa tiệc thịnh soạn. Tất cả đều tươi ngon, thơm tho, kích thích giác quan của ta hân hoan bừng nở. Bức tranh đời - mùa xuân được vẽ bằng gam màu tươi sáng, trên đó nổi bật lên màu “xanh rì” của đồng nội, dáng nét trẻ trung đầy sinh lực của "cành tơ”, sự bận rộn tíu tít của ong bướm...
- Tuy nhiên, cuộc đời chỉ thật sự đẹp khi có tình yêu. Bao nhiêu quyến luyến, mê say được thể hiện qua “khúc tình si” của yến anh, qua ánh chớp hàng mi của đôi mắt đẹp mở to nhìn đời với cảm giác ngạc nhiên, hạnh phúc. Trong đôi mắt đam mê sự sống ấy, thời gian là “tuần tháng mật” ngọt ngào, tháng giêng đầy mời gọi như một cặp môi đang hé mở rất gần và mỗi buổi sớm luôn báo hiệu một ngày vui bất tận. Những câu thơ đắm đuối của Xuân Diệu dường như có thể được dùng để minh hoạ cho quan niệm mà thi hào Vích-to Huy-gô từng phát biểu: “Cuộc sống là hoa và tình yêu là mật trong hoa”.
- Suy cho cùng, bức tranh đời - mùa xuân đầy mĩ lệ và thấm đẫm hương vị tình yêu nói trên chỉ có thể được tưởng tượng, được vẽ ra bởi một cái tôi đầy lạc quan, có cái nhln tích cực về cuộc đời, hiểu rõ giá trị của từng giây phút được sống trên thế gian này với tình yêu và dòng máu thanh xuân của mình. Cái tôi cá nhân, ở phần tươi sáng nhất của nó, quả có một sức hấp dẫn khác thường. Nó có thể đánh thức trong ta khát vọng được thụ hưởng mọi lạc thú mà tự nhiên ban tặng.
- Những vẻ đẹp được nói tới trên kia của cuộc đời - mùa xuân, của tuổi trẻ - tình yêu, của cái tôi cá nhân lạc quan, khát sống chỉ bộc lộ hết cung bậc của nó nhờ vẻ đẹp ngôn ngữ thi ca. Ở đây có vẻ đẹp của nhịp điệu - một nhịp điệu trẻ trung, khẩn trương, được tạo nên bởi việc nhà thơ cho tung ra liên tiếp các hình ảnh gây ấn tượng, bởi việc tác giả đã khai thác tối đa hiệu quả của các hình thức điệp: điệp từ (của), điệp ngữ (này đây), điệp cú pháp (của... này đây, hoặc đảo lại: này đây... của). Bên cạnh đó là vẻ đẹp của việc kết hợp hài hoà vừa mang tính tượng trưng, vừa mang tính cảm giác trực tiếp của hình ảnh. Những ong bướm, yến anh, những hoa, những lá một mặt rất ước lệ, mặt khác, lại rất sống động, cụ thể với màu xanh rì và động thái phơ phất tràn đầy cảm giác. Tháng giêng là một khái niệm thời gian, nhưng một khi được kết hợp với từ ngon, với liên hệ so sánh như một cặp môi gần, bỗng trở thành một đối tượng cụ thể, hiện hữu trước mắt ta đầy vẻ mời mọc. Đọc đoạn thơ, ta cũng không thể không chú ý tới cách diễn đạt khá “Tây” nhưng đạt hiệu quả lạ hoá ngôn từ rất đắt, tạo hình được dáng điệu cuống quýt của nhốn vật trữ tình (Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa)...
-