31/05/2017, 12:34

Bộ đề chuẩn bị kì thi trung học phổ thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 30

Để có được sự tôn trọng của mọi người, trước hết ta phải có ý thức phấn đấu không ngừng hướng về những điều tốt đẹp. Sự chơi trội, khoe mẽ nhằm gây chú ý, nhằm mua cái nhìn thán phục của người khác thực chất chỉ kéo sự tôn trọng trở về con số âm. Chính những ảo tưởng về mình cũng là nguyên nhân làm ...

Để có được sự tôn trọng của mọi người, trước hết ta phải có ý thức phấn đấu không ngừng hướng về những điều tốt đẹp. Sự chơi trội, khoe mẽ nhằm gây chú ý, nhằm mua cái nhìn thán phục của người khác thực chất chỉ kéo sự tôn trọng trở về con số âm. Chính những ảo tưởng về mình cũng là nguyên nhân làm cho mọi người giảm sự tôn trọng đối với ta.

Câu 1.

Là một nhà cách mạng với “ham muốn tột bậc”: đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước, Hồ Chí Minh coi văn chương trước hết là vũ khí chiến đấu, có (1) và (2) rõ ràng. Khi viết, nhà văn phải tự hỏi: viết cho ai, viết để làm gì, sau đó mới quyết định (3) (nội dung) và (4) (hình thức). Vìquan điểm ấy, sáng tác của Người chủ yếu tập trung vào đề tài “chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

1.   Hãy tìm các từ phù hợp điền vào những chỗ có đánh số trong đoạn văn trên.

2.   Vì sao sau các câu hỏi: viết cho ai, viết để làm gì trong đoạn văn trên, tác giả không đặt dấu chấm hỏi?

3.   Để văn chương thực sự là vũ khí chiến đấu, Hồ Chí Minh chủ yếu viết về những vấn đề gì? Tại sao?

4.   Đoạn văn trên giúp anh (chị) hiểu gì thêm về sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?

Câu 2.

Đểcó được sự tôn trọng của mọi người...

Viết một bài văn (khoảng 600 từ) nhằm lấp đầy ý của “câu” buông lửng nói trên.

Câu 3.

Những tình huống truyện giàu ý nghĩa trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Hướng dẫn làm bài

Câu 1.

1.  Ở các chỗ trống trong đoạn văn, có thể đặt vào các từ như sau: Là một nhà cách mạng với "ham muốn tột bậc": đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước, Hồ Chí Minh coi văn chương trước hết là vũ khí chiến đấu, có đối tượng và mục đích rõ ràng. Khi viết, nhà văn phải tự hỏi: viết cho ai, viết để làm gì, sau đó mới quyết định viết cái gì (nội dung) và viết thế nào (hình thức). Vĩ quan điểm ấy, sáng tác của Người chủ yếu tập trung vào đề tài "chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".

2.  Sau những câu hỏi viết cho ai, viết để làm gì trong đoạn văn trên, tác giả không đặt dấu chấm hỏi, bởi đó không phải là các câu hỏi trực tiếp.

3.  Để văn chương thực sự là vũ khí chiến đấu, Hồ Chí Minh chủ yếu viết về đề tài chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, vì đó là kẻ thù của dân tộc và nhân dân mà Người xác định cần đánh đổ. Vàn chương của Bác còn tập trung tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - những lí tưởng mà Người đã dành cả cuộc đời mình để phấn đấu.

4.  Đây là những nhận định chính xác về quan niệm nghệ thuật, mục đích sáng tác, đối tượng hướng tới mà Hồ Chí Minh luôn xác định một cách dứt khoát trong quá trình cầm bút sáng tác. Đó là những tiền đề cơ bản giúp người học tiếp nhận một cách đúng đắn nội dung các tác phẩm trong di sản vân học của Hồ Chí Minh.

Câu 2.

Câu hỏi yêu cầu phát biểu những suy nghĩ của cá nhân về cách tạo lập uy tín xã hội - điều hệ trọng đảm bảo cho một con người có thể hoà nhập tốt với cộng đồng và có đóng góp thực sự cho đời sống chung.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

-   Là một thành viên của xã hội, ai trong chúng ta cũng muốn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Tuy nhiên, sự yêu quý và tôn trọng đó không phải ngẫu nhiên mà có được. Nó xuất phát từ chính chúng ta.

-   Sự tôn trọng của mọi người đối với ta có các biểu hiện chính: tin tưởng ở ta, đánh giá cao những việc ta làm, sẵn sàng lắng nghe lời ta nói, có thể nhìn nhận ta như một tấm gương cần noi theo, học tập...

-   Sự tôn trọng của mọi người là một điều kiện "cứng” đảm bảo cho những thành công của ta trong cuộc sống. Nó giúp ta có thêm sự tự tin và động lực để phấn đấu, có thêm khát vọng cống hiến. “Hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”, do vậy, đã trở thành một yêu cầu thiết yêu trong giao tiếp để mọi phía trong các quan hệ đối tác cùng lớn mạnh và phát triển.

-  

-   Để có được sự tôn trọng của xã hội, mỗi người phải cố gắng làm những việc thiết thực, có ý nghĩa, nếu không, uy tín gây dựng được sẽ bị mất đi trong một sớm, một chiều. Như vậy, giữ được lòng mến mộ và yêu quý dài lâu của mọi người hoàn toàn không phải việc dễ.

-   Để có được sự tôn trọng của cộng đồng, nhất thiết ta phải có tinh thần phụng sự cộng đồng, biết hi sinh, biết xả thân, không tính toán ích kỉ. Việc ta làm, dù thành công nhiều hay thành công ít, nếu có mục đích trong sáng thì sẽ được xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

-   Trong khi gây dựng uy tín, có một điều nghịch lí là nếu ta quá chú ý ngắm mình, thích tự xuýt xoa về chỗ đứng đã có thì uy tín chắc chắn sẽ bị suy giảm. Uy tín xã hội cần được gây dựng theo một cách tự nhiên. Không ý thức được điều này, ta dễ “mắc lỗi: tưởng mình có uy tín, được mọi người tôn trọng nhưng thực ra ta lại không có được sự

tôn trọng của mọi người.

Câu 3.

Để giải quyết câu hỏi này, người làm bài phải hiểu được khái niệm tình huống truyện, nêu được các tình huống truyện mà Nguyễn Minh Châu đã xây dựng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và phân tích được ý nghĩa của chúng.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

-   Trong truyện ngắn, tình huống là những biến cố, những sự kiện được tạo nên bởi mối quan hệ, sự tương tác giữa các nhân vật hoặc giữa nhân vật với hoàn cảnh, nhờ đó mà câu chuyện vận động theo một hướng nhất định theo chủ đích của tác giả. Tình huống trong truyện đóng vai trò quan trọng. Nó là những mắt xích của cốt truyện, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng cũng như tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

-   Nguyễn Minh Châu là nhà văn có những tìm tòi trong nghệ thuật truyện ngắn. Điều này thể hiện không chỉ qua đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu mà còn ở tình huống truyện. Chiếc thuyền ngoài xa, một tác phẩm được viết ở giai đoạn đổi mới, thể hiện rất rõ những sáng tạo về tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu. Ở truyện ngắn này, tác giả đã tạo ra ba tình huống rất giàu ý nghĩa:

+ Tình huống thứ nhất: Phùng - người nghệ sĩ nhiếp ảnh bắt gặp cái đẹp bất ngờ ở một vùng biển miền Trung.

. Nhận nhiệm vụ đến một vùng biển để chụp bức ảnh biển buổi sáng có sương mù cho một bộ ảnh lịch nghệ thuật về thuyền và biển, Phùng đã "phục kích" khá lâu mà vẫn chưa chụp được bức nào ưng ý. Đang thất vọng thì bỗng một hôm, Phùng bắt gặp một cảnh như trong mơ: một chiếc thuyền lưới vó đột ngột hiện ra, loè nhoè trong màn sương mỏng buổi sáng, trông không khác gì "một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ". Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà, đẹp một cách đơn giản và toàn bích, điều đó khiến Phùng như "vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

• Ý nghĩa của tình huống: cái đẹp mà người nghệ sĩ hằng tìm kiếm nhiều khi đến thật bất ngờ, không thể biết trước. Điều này không chỉ đúng với nghệ thuật nhiếp ảnh - một loại hình nghệ thuật mà người cầm máy vẫn thỉnh thoảng bắt gặp những khoảnh khắc "trời cho", những giây phút "ăn may". Sự may mắn trong sáng tạo nghệ thuật cũng đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện trong một truyện ngắn khác viết trong giai đoạn đổi mới của ông: truyện Bức tranh. Truyện nói về một người hoạ sĩ từng có mặt ở các mặt trận chiến đấu ác liệt để ghi chép, sáng tác. Rất nhiều bức được ông vẽ công phu, gửi gắm những ý đồ nghệ thuật sâu xa. Tuy nhiên, tất cả đều bị lãng quên, bởi giá trị của chúng không tỉ lệ thuận với thời gian và công sức ông đã bỏ ra. Duy nhất, chỉ có một bức kí hoạ người lính thồ tranh là trở nên bất tử. Đó là bức vẽ được thực hiện trong một vài phút ngắn ngủi, chỉ với mục đích là thay bức ảnh chụp để gửi về cho mẹ người chiến sĩ đang mỏi mòn chờ đợi đứa con ở chiến trường. Không mang bức kí hoạ về cho người mẹ đáng thương của người chiến sĩ như đã hứa, ông hoạ sĩ đã đưa bức kí hoạ đi triển lãm khắp trong nước và trên thế giới, và bức tranh đã khiến ông trở nên nổi tiếng. Thành công của nó nằm ngoài sự tưởng tượng của ông.

Tuy nhiên, trong sáng tạo nghệ thuật, sự "ăn may" chỉ đến với những ai có tâm hồn nhạy cảm, có sự trau dồi bản lĩnh nghệ thuật công phu, biết rung động trước sự xuất hiện thoáng chốc của cái đẹp muôn hình muôn dạng trong đời sống, và ghi lại được bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Nói cách khác, cái đẹp của thế giới bên ngoài chỉ thực sự được phát hiện bởi người nghệ sĩ có "con mắt xanh".

+ Tình huống thứ hai: Phùng được tận mắt chứng kiến cảnh bạo hành trong một gia đình làng chài ngay sau khi anh vừa trải qua khoảnh khắc tràn ngập hạnh phúc của sự sáng tạo.

•  Vừa bấm liên tục một loạt các kiểu ảnh ghi lại cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong sương đẹp như mơ, thì Phùng bỗng nhìn thấy một cảnh lạ lùng: từ chính chiếc thuyền ấy, một người đàn ông dẫn một người đàn bà đến một quãng vắng và rút thắt lưng ra quật tới tấp, vừa đánh vừa xỉ vả, chì chiết: “Mày chết đi cho ông nhờ! Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Người đàn bà lặng lẽ chịu đòn, không hề kháng cự cũng không hề bỏ chạy. Mấy hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh tượng lặp lại y như vậy, và lần này anh đã nhảy vào can thiệp, xô xát với người đàn ông vũ phu và bị thương nhẹ.

•  Ý nghĩa của tình huống. Cảnh bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp, nhất là ở những nơi đời sống vật chất và văn hoá còn thấp. Tuy nhiên, cái cảnh chồng dẫn vợ ra một quãng vắng rồi đánh đập tàn nhẫn là điều rất lạ. Nó chứa đựng những bí ẩn, những nghịch lí nào đó của cuộc sống, không phải dễ dàng thấu hiểu, dễ dàng giải quyết được.

Để buộc người đọc phải suy nghĩ về những vấn đề trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu tạo nên sự tương phản gay gắt giữa một bên là cái đẹp tạo hình đến mức lí tưởng của chiếc thuyền lưới vó trên nền sương mai của biển và một bên là thực tế cuộc sống khốn nạn, khổ đau, bạo tàn của những kiếp người sống trên chính chiếc thuyền ấy. Sự tương phản đó đặt ra những câu hỏi: cái đẹp toàn bích và cái xấu xa trấn trụi cùng hiện ra trước mắt của người nghệ sĩ, đâu là bản chất của hiện thực đời sống? Giữa hai cảnh đối lập kia, cảnh nào là đối tượng đích thực của nghệ thuật? Chức năng của người nghệ sĩ là tái hiện cái đẹp huyền ảo, mơ mộng hay phơi trần cái thực tại nham nhở với những bi kịch của con người? Đó là những câu hỏi mà người nghệ sĩ không thể lảng tránh. Sự lựa chọn của người nghệ sĩ về một trong hai phương án trả lời những câu hỏi trên đây sẽ cho thấy tư tưởng và quan điểm sáng tạo của anh ta.

+ Tình huống thứ 3: Phùng và Đẩu cùng chứng kiến thái độ của người đàn bà làng chài ở toà án huyện.

. Mặc dù bị chồng hành hạ tàn tệ, nhưng người đàn bà một mực xin Đẩu đừng bắt chị ta phải bỏ chồng. Để “nhà chức trách” hiểu rõ nguyện vọng có vẻ ngược đời ấy, chị đã kể lại một cách cặn kẽ câu chuyện về cuộc hôn nhân và thực tế gia đình mình. Mặc dù thái độ ấy của người đàn bà làng chài khiến Đẩu và Phùng không thể hiểu nổi, nhưng câu chuyện về cuộc đời chị đã khiến hai người phải suy nghĩ.

 

• Ý nghĩa của tình huống: Ở tình huống này, Nguyễn Minh Châu để hai người chứng kiến thái độ đối với chồng, đối với gia đình của người đàn bà làng chài. Một người là chánh án (Đẩu) - đại diện cho cái nhìn duy lí, một người là nghệ sĩ (Phùng) - đại diện cho cái nhìn duy cảm về cuộc sống. Tuy nhiên, cả cái duy tình và duy lí ấy dường như đều bất lực, không thể nào lí giải được những nghịch lí trong thái độ và ứng xử của người phụ nữ bị bạo hành. Đối với Đẩu và Phùng, chỉ có một lối thoát duy nhất cho người đàn bà là li dị chồng. Theo Đẩu, trong trường hợp này, hoà giải chỉ là giải pháp nửa vòi, không thể chấm dứt tình trạng bạo lực diễn ra như cơm bữa. Theo Phùng, một người vợ, người mẹ không thể cứ chịu đựng sự xúc phạm khủng khiếp đến thế. Nhưng, lối thoát mà Đẩu và Phùng cho là đương nhiên lại không phải là con đường mà nạn nhân lựa chọn. Với tình huống này, phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn nói rằng: cuộc sống vốn đầy những bí ẩn, thậm chí đầy những điều phi lí, không thể lí giải một cách đơn giản? Đó mới là địa hạt mà nghệ thuật cần đi sâu khám phá.

Nguồn: Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0