Đi và dừng. Hãy viết bài văn với nhan đề trên
Con người phải có ý thức cầu tiến. Muốn vậy, phải luôn luôn phấn đấu, phải vạch cho mình lộ trình để đi. Đi phải đúng hướng và đúng cách. Đúng hướng thì mới tới mục đích; đúng cách thì mới không phí thời gian, tới đích sớm sủa. Thành công chỉ thực sự đến với ai biết vạch cho mình một lộ trình và ...
Con người phải có ý thức cầu tiến. Muốn vậy, phải luôn luôn phấn đấu, phải vạch cho mình lộ trình để đi. Đi phải đúng hướng và đúng cách. Đúng hướng thì mới tới mục đích; đúng cách thì mới không phí thời gian, tới đích sớm sủa. Thành công chỉ thực sự đến với ai biết vạch cho mình một lộ trình và bền bỉ đi trên con đường mà mình đã chọn.
- Giải thích ý nghĩa của từ đi và từ dừng được dùng làm nhan đề cho bài viết: Không nên hiểu đơn giản đi và dừng chỉ là hoạt động của con người khi tham gia giao thông. Đi ở đây là hành trình của con người trên đường đời.
- Mỗi người sinh ra trên đời đều có cuộc hành trình của mình. Cuộc hành trình ấy nhanh chậm thế nào, đến đích hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn đi đúng hướng, con người cần có lí tưởng soi đường. Đó là nhận thức đúng đắn về lẽ sống của cộng đồng và của bản thân, nhờ đó, cuộc đời con người sẽ có được ý nghĩa cao cả. Để đi tới đích trên con đường đã chọn, con người cũng cần nghị lực, trí tuệ, sức khoẻ. Đường đời vốn đầy gian khó, chông gai, luôn thử thách sự bền chí, lòng kiên nhẫn của con người, đòi hỏi ở con người trí tuệ, nghị lực và thể chất. Tấm gương ngời sáng của những người thành đạt trong lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó (cần có dẫn chứng cụ thể).
-
- Nhưng trong cuộc hành trình ấy, con người cũng cần có lúc biết dừng. Dừng là tạo ra những khoảng lặng cần thiết để chiêm nghiệm, suy ngẫm về quãng đường đã qua, biết sở trường sở đoản, cái hay cái dở của bản thân mà phát huy hoặc khắc phục. Dùng là để xác quyết hay định hướng lại con đường phía trước của mình. Rất nhiều người tạo ra những bước ngoặt lớn nhờ sớm nhận ra những nhầm lẫn từ những chặng đường đầu tiên. Trước một dự định, một kế hoạch lớn lao, phải biết dừng để tính toán một cách khoa học, hiểu người hiểu ta, tránh chủ quan, duy ý chí. Sau mỗi thất bại, phải biết dừng để rút kinh nghiệm. Đối mặt với những cạm bẫy hiểm nguy, phải biết dừng để tìm lối đi an toàn... Như vậy, dừng không có nghĩa là nản lòng, thối chí, ngưng trệ, mà là một hành động khôn ngoan, cần thiết để chuẩn bị cho những bước tiếp theo trên con đường đi tới tương lai.
- Bài học cho bản thân về sự đi và dừng. (Lưu ý: Người viết phải thể hiện được những suy nghĩ riêng, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của người học sinh cuối cấp Trung học phổ thông chuẩn bị bước vào đời.)