04/06/2018, 10:16

Tất tần tật những công dụng của cây giảo cổ lam với sức khỏe

Giảo cổ lam là một trong những cây thuốc quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Để biết về công dụng của cây giảo cổ lam các bạn có thể tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi. Tìm hiểu về cây giảo cổ lam Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thân mảnh, cây thân ...

Giảo cổ lam là một trong những cây thuốc quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Để biết về công dụng của cây giảo cổ lam các bạn có thể tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

Tìm hiểu về cây giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thân mảnh, cây thân thảo, từ những thế kỉ XVII ở Trung Quốc đã được các vua chúa sử dụng trong chế tác thần dược kéo dài tuổi thọ, làm đẹp cho cung phi, bởi thế người Trung Quốc đặt cái tên ưu ái “cỏ trường thọ” là một tên gọi khác chỉ loài cây thuốc quý này. Sau đó người Nhật Bản khi nghiên cứu tuổi thọ bình quân là 98 của một bộ lạc ở vùng núi cao, người dân vùng này đã dùng cây giảo cổ lam chế biến và uống hằng ngày, người Nhật gọi giảo cổ lam là “phúc ẩm thảo”.

Giảo cổ lamGiảo cổ lam

Mô tả cây giảo cổ lam

Là loại cây thân thảo, thân mảnh, có tua cuốn đơn để leo, thuộc loại hoa đơn tính khác gốc. Lá giảo cổ lam đơn xẻ chân vịt, giống lá kép chân vịt, cành hoa hình sao, rời nhau, cụm hoa mang nhiều hóa nhỏ màu trắng, bao phấn dính thành đĩa, có 3 vòi nhụy ở bầu. Quả giảo cổ lam hình cầu, có đường kính từ 5 – 9mm, màu đen khi chín, loại cây này thường mọc ở độ cao từ 300-2000m, khu vực rừng ẩm, thưa ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và ở rừng của một số nước châu Âu khác…

Thành phần chính 

Trong giảo cổ lam có chứ flavonoit và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như Se, Zn, Mn,Fe, P… Theo nghiên cứu cây giảo cổ lam 7 lá là loại có chứa nhiều nhất hoạt chất saponin này, gấp 3-4 lần lượng chất này trong nhân sâm, cây giảo cổ lam 5 lá là đặc trưng và phổ biến nhất, còn một loại giảo cổ lam 3 lá thì ít sử dụng vì ít tính năng hơn so với hai loại còn lại.

Công dụng của cây giảo cổ lam

Vượt ra khỏi giới hạn là loại trà được lưu truyền trong dân gian, giảo cổ lam đã được nền khoa học tiên tiến nghiên cứu chuyên sâu. Đặc biệt, đây cũng là loại trà hiếm hoi được nghiên cứu bài bản và kĩ lưỡng nhất trên nhiều đối tượng bệnh lý. Cụ thể:

Công dụng của cây giảo cổ lamCông dụng của cây giảo cổ lam

Với bệnh mỡ máu cao​: Giảo cổ lam được chứng minh là có chứa hơn 100 loại saponin tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc đã ghi nhận thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả từ 63% đến 97%. Năm 1999, nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên tạp chí Dược liệu đã chỉ ra dùng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với người không sử dụng. Năm 2005, trường ĐH Sydney (Úc) cũng công bố nghiên cứu của tác giả Samer Magalii khẳng định Giảo cổ lam giúp giảm triglycerid tới 85%, giảm LDL 35%, giảm cholesterol toàn phần 44%, có tác dụng hạ mỡ máu tương đương với thuốc tân dược atorvasatin.

Với bệnh tiểu đường tuýp 2​: Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu. Năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý, trường ĐH Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Các bệnh nhân được thử nghiệm đều có chỉ số đường huyết rất cao từ 9-14 mmol/l, được sử dụng giảo cổ lam 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) trong 12 tuần. Kết quả, sau 12 tuần, các bệnh nhân đều giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyên người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất nên uống giảo cổ lam thường xuyên để ổn định đường huyết trong máu.

Với bệnh huyết áp cao: Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng vô cùng thuyết phục khẳng định giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp. Các nhà khoa học cho hay uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một chất có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp. Để làm rõ hơn, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân huyết áp cao được chia làm 3 nhóm: một nhóm dùng giảo cổ lam, một nhóm dùng nhân sâm, nhóm còn lại dùng thuốc hạ huyết áp imdapamide. Kết quả, nhóm dùng giảo cổ lam giảm chỉ số huyết áp 82%, nhóm dùng thuốc imdapamide giảm 93%, nhóm dùng nhân sâm chỉ giảm 41%. Như vậy có thể khẳng định sử dụng giảo cổ lam hàng ngày có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao.

Với bệnh tim mạch​: Các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện chất adenosin trong Giảo cổ lam 5 lá có tác dụng rất tốt cho tim mạch (làm giảm những cơn đau tim rõ rệt), có khả năng tạo năng lượng mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp, tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

Với người thừa cân, béo phì: Giảo cổ lam cũng có tác dụng giảm béo nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.

Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già: Uống trà giảo cổ lam hằng ngày tăng cường lượng máu lên não, cho giấc ngủ sâu hơn và tỉnh táo hơn

Giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa: Các chị em, người làm văn phòng sử dụng trà giảo cổ lam là cách giảm stress hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa da, tóc.Tham khảo: nấm linh chi giảm stress rất tốt

Tác dụng tăng lực: Nghiên cứu chỉ ra giảo cổ lam tăng lực co cơ tới 11,112kg cao hơn Quercetin và phylamin. Tác dụng này tốt cho các vận động viên tham gia thi đấu nâng cao thành tích.

Liều lượng sử dụng giảo cổ lam

– Trà giảo cổ lam túi lọc: Tiện lợi quá trình sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng trà giảo cổ lam thay thế cho các loại trà uống khác với một liều lượng phù hợp. Ngày uống 4 – 6 gói trà chia 2 – 3 lần.

– Viên Giảo cổ lam: Ngày uống 4 viên chia 2 lần.

– Giảo cổ lam sao khô: Mỗi ngày dùng 10-20gr sắc uống hoặc hãm trà uống.

– Giảo cổ lam tươi: Mỗi ngày dùng 50 -60gr sắc uống hoặc hãm trà uống.

Đối tượng sử dụng:

– Dùng cho những người cơ thể mệt mỏi, suy nhược, bị stress, người bị huyết áp cao, người đường huyết cao, người bị mỡ máu cao, người ăn ngủ kém, người béo phì.

– Nếu cần sử dụng thường xuyên trong thời gian dài để có tác dụng lâu dài cần có chỉ định của bác sỹ.

– Không dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú, người sau phẫu thuật cấy ghét và dang sử dụng thuốc chống thải loại.

– Nên uống vào buổi sáng và chiều không sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ vì giảo cổ lam làm kích thích sự hưng phấn của hệ thần kinh có thể gây ra hiện tượng mất ngủ.

Lưu ý khi dùng giảo cổ lamLưu ý khi dùng giảo cổ lam

Những lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

– Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Số saponin trong cây giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Vậy nên, khi người sử dụng lạm dụng giảo cổ cổ lam quá mức thể xảy ra ngộ độc như nhân sâm, đặc biệt là đối với những người khả năng tự điều tiết bị suy giảm, cơ địa dễ bị kích ứng.

– Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường kết quả thử nghiệm tác dụng dược lý cho thấy: Giảo cổ lam có tác dụng làm hạ và bình ổn đường huyết thông qua cơ chế làm tăng lượng tiết insulin và làm tăng nhạy cảm của các mô đích với insulin. Bởi thế, những người lạm dụng giảo cổ lam mà khả năng tự điều tiết của cơ thể bị suy giảm sẽ khiến tăng tiết insulin quá mức làm tiêu hủy đường cao hơn mức cho phép của cơ thể sẽ dễ dẫn tới tình trạng đường huyết tụt đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe.

– Đối với trường hợp người bệnh bị huyết áp, tim mạch và cholesterol: Giảo cổ lam có tác dụng làm hạ mỡ máu mạnh và đã được nghiên cứu cả dược lý thực nghiệm và thử nghiệm trên lâm sàng, nhất là đối với trường hợp cholesterol toàn phần. Điều trị bằng giảo cổ lam cho kết quả tốt, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối, bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch và não.

– Những thử nghiệm lâm sang trên cơ thể người bệnh tại bệnh viện cho thấy: Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu, hạ huyết áp và đường huyết, rất tốt cho hệ tim mạch… Nhưng việc sử dụng quá liều không theo sự chỉ định của thầy thuốc rất có thể làm hạ hàm lượng cholesterol toàn phần quá mức dẫn đến cơ thể thiếu hụt cholesterol.

– Giảo cổ lam sử dụng trong trị liệu ung thư chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không như một số người bệnh nhầm tưởng đó là thuốc chữa trị bệnh.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về công dụng của giảo cổ lam sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích.

Xem thêm: 

Bạn đã biết cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng chưa?

Cách dùng cây dứa dại chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

0