Cây xương rồng có tác dụng gì? – Điều bạn chưa biết
Xương rồng chắc chăn không phải là loại cây quá xa lạ nữa. Đây là loại cây cảnh được khá nhiều người trồng trong nhà. Thế nhưng cây xương rồng còn khá nhiều tác dụng mà không nhiều người biết đến. Vậy cây xương rồng có tác dụng gì ? Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Tìm ...
Xương rồng chắc chăn không phải là loại cây quá xa lạ nữa. Đây là loại cây cảnh được khá nhiều người trồng trong nhà. Thế nhưng cây xương rồng còn khá nhiều tác dụng mà không nhiều người biết đến. Vậy cây xương rồng có tác dụng gì? Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cây xương rồng?
Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên các loài cây khác để phát triển.
Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm.
Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm. Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm.
Cây xương rồngCây xương rồng có tác dụng gì?
Xương rồng có rất nhiều loại, loại dùng để chưng bày trong nhà, loại trồng để làm tường rào, loại dùng ăn được, chữa bệnh,… vì vậy mọi người phải biết loại nào có tác dụng chữa bệnh để chọn lựa cho đúng. Trong thân xương rồng có chứa nhiều hoạt tính hóa học triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.
Trong Đông y, xương rồng là loại cây có tính hàn, vị đắng và có chất độc nếu không biết cách sử dụng. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng. Xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông) và xương rồng bẹ là hai loại xương rồng phổ biến nhất, thường được sử dụng để làm thức ăn và chữa bệnh rất hiệu quả.
Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng.
Tại Ấn Độ, người ta dùng xương rồng tươi nghiền nát, đắp vào chỗ sưng nhọt và chữa một số bệnh ngoài da, phù thũng. Quả dùng làm thuốc trị bệnh ho gà.
Trong y học dân gian Mexico, xương rồng dùng để điều trị bệnh lậu, tiểu đường, hen suyễn, huyết áp, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tăng nhãn áp.
Ở vùng nam châu Âu, Bắc Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ, Mexico, quả xương rồng được xem như một loại quả ngon ngọt, giải khát, có mùi vị giống như dưa hấu.
Bài thuốc chữa bệnh từ xương rồng
Tác dụng của cây xương rồng là gì?Chữa đau lưng, bệnh gai cột sống
Để chữa gai cột sống bạn nên tìm cây xương rồng bẹ, đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng vài phút giúp khử các tạp chất trong cây. Sau đó nướng bẹ xương rồng 2 mặt đều trong 5p và cuốn nó lại bằng khăn sạch rồi đắp lên vùng lưng bị đau. Nên nhớ mỗi bẹ xương rồng bạn nên đấp vào chỗ đau từ 5 đến 10 phút rồi thay một bệ khác để có công hiệu hơn nhé ,vì dược tính của xương rồng nó hút được máu bầm và làm tuần hoàn máu .
Chữa sốt
Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.
Chữa đau răng
Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra.
Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.
Chữa mụn nhọt
Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu.
Bạn cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.
Làm hạ đường huyết
Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn.
Chữa viêm dạ dày – ruột cấp tính: Dùng 30-60g cành tươi của xương rồng ba cạnh, gọt bỏ vỏ và gai, cắt nhỏ, rửa sạch mủ, để ráo, trộn vốc gạo rang cho cháy sém vàng, đổ 2 chén nước sắc uống.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề cây xương rồng có tác dụng gì sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích.
Xem thêm:
Cây lạc tiên chữa bệnh gì? Những công dụng của cây lạc tiên
Cây đinh lăng chữa bệnh gì? Cách dùng cây đinh lăng đúng cách