Tại sao bụi bám lại được ở các vật chuyển động mà không bị bay đi? - Câu hỏi hay
Tại sao bụi bám vào các vật chuyển động như bánh xe, cánh quạt và các vật chuyển động khác mà không bị bay đi? (Huynh Tran) Tại sao bụi bám được ở các vật chuyển động? Ảnh minh họa: Cgtrader ...
Tại sao bụi bám vào các vật chuyển động như bánh xe, cánh quạt và các vật chuyển động khác mà không bị bay đi? (Huynh Tran)
Tại sao bụi bám được ở các vật chuyển động? Ảnh minh họa: Cgtrader |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
11. Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ chẳng hạn??
Khi Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó rất dễ hút các vật nhẹ khác, nhất là bụi. Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị bụi bám vào mà chúng không “hút” được bụi. Đó chính là lí do giải thích vì sao cánh quạt thường bị bám bụi nhiều hơn.
p/s: Đây là câu hỏi trong chương trình ôn tập của Vật Lý lớp 7 :) - (Ở Trọ Trần Gian)
Xin lỗi tôi không giải thích được....tôi đi lau mấy cái quạt đây - (sytd)
Do cọ sát với không khí sinh ra tĩnh điện nên hút các hạt bụi nhỏ vào. Chắc là thế. - (Minh Mai)
Nguyên nhân là do sự tích điện ở cánh quạt. Khi cánh quạt quay, nó sẽ ma sát với không khí gây tích điện, tạo ra lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi. Vì vậy, sau 1 thời gian sử dụng bụi sẽ bị hút bám dính vào cánh quạt. - (Twins)
Vật chuyển động thì ma sát với không khí, nên bị nhiễm điện. Vật nhiễm điện có khả năng hút được các hạt bụi nhỏ, lâu ngày thành những mảng bụi lớn. - (Lớp 7)
Vì khi các vật chuyển động như cánh quạt di chuyển, chúng ma sát với không khí, tạo ra lực hút điện từ. Lực hút này rất nhỏ, nhưng cũng đủ để giữ bụi ở bề mặt cánh quạt.
Nếu để ý bạn sẽ thấy chỉ có phần mép tiến của cánh quạt là bám nhiều bụi hơn hết. Vì đó là khu vực đầu tiên của cánh quạt, và là khu vực sinh là lực hút lớn nhất. - (hoanggiangce)
khi cánh quạt quay sẽ ma sát với không khí sẽ bị nhiễm điện (nhiễm từ) giống như mình lấy bút chà lên tóc ấy, lúc đó bụi sẽ bị hút vào cánh quạt, đã phần sẽ bị bay ra vì cánh quạt chuyển động tốc độ cao, có một phần nhỏ là dính lại nhưng để thời gian dài thì đó là cả vấn đề nếu bạn không lau chùi - (mitom)
Va chạm ở vận tốc cao của hạt bụi với các bề mặt sinh dòng điện và hạt bụi bị dính lại trên các bề mặt bởi lực hút tĩnh điện. - (HD)
Cánh quạt được làm bằng nhựa, bằng kim loại (cũng được sơn cách điện), hoặc khi để lâu có một lớp oxit cách điện. Khi cánh quạt chuyển động, ma sát với không khí làm cho nó tích điện (thường là dương) điện tích này không truyền đi đâu được ngay (do lớp ngoài của cánh quạt cách điện). Do đó nó hút các hạt bụi nhỏ (có điện tích âm trái dấu), mặc dù lực này nhỏ song hạt bụi vẫn bám chắc kể cả khi cánh quạt quay. Hiện nay, nếu người ta làm cánh quạt bằng nhựa trộn với than đen, có thể khử phần nào bụi tĩnh điện. Hoặc sơn chống tĩnh điện cho cánh quạt kim loại. - (Đỗ Quang Thẩm)
Có bụi nhỏ rơi trên mặt nước nhưng không ướt,có bụi nhỏ xuyên qua sắt thép và có bụi nhỏ tới mức không thể tách ra thêm nữa nếu tách ra sẽ thành hư không.Vậy thế giới này được hợp thành từ tổng hợp các hạt bụi nhỏ như hư không - (Cát Bụi)
Vì cánh quạt khi chuyển động sẽ ma sát với không khí tạo ra tĩnh điện nên bụi bị bám lại. - (nechan toan)
Nhiễm điện và lười lau gây ra bạn nhé! - (Anh Nguyen Hoang)
điện tích hút bụi lên bán thôi :D - (thuythuy)
Do cánh quạt ma sát với không khí sinh ra lực tĩnh điện hút các hạt bụi đó bạn - (22081997)
Cái này là do ma sát khi quạt quay tạo nên tích điện trái dấu làm cánh quạt bám bụi. Lý thuyết này được giảng dạy ở chương trình vật lý cấp 2. - (Long Leopard)
Do khi quay, cánh quạt chém vào không khí tạo ra lực ma sát và làm cánh quạt nhiễm điện âm. Điện âm sẽ hút các hạt bụi li ti bám vào cánh quạt + hơi nước trong không khí sẽ tạo thành một chất bụi nhầy bám chặt vào cánh quạt. Mình nghĩ vậy. - (Anh Thi)
Bởi vì ma sát với không khí làm nó nóng lên.mà nóng lên thì sẽ hút bụi trong không khí. - (BanSpectre)
Bản thân không khí có nhiều hạt tích điện, khi quay cánh quạt ma sát với không khí nên cũng trở thành vật nhiễm điện. Khi gặp các hạt thích hợp sẽ hút, lực hút đủ lớn nhất định sẽ giữ chúng lại, lâu ngày tạo thành gờ mép, bám càng chắc hơn - (Trần Minh Tâm)
Có bay đi, nhưng sau đó thì bị bụi khác lấp vào nên có cảm giác là bụi không bay đi. Nguyên nhân bui bám là do ma sát với không khí nên các vật đó bị tích điện và hút bụi. Chắc là vậy. - (Tên Tui)
Em dự là do khi chuyển động thì áp suất động tăng lên, áp suất tĩnh giảm xuống. Mà áp suất thì phụ thuộc áp suất tĩnh nên không khí sẽ đi từ vùng áp suất cao đến vùng áp suất, thấp, kèm theo bụi. Em dốt lý nói nhảm, có gì mong mọi người bỏ qua. - (nhom8.y2a)
đơn giản là do điện từ. nguyên nhân là cánh quạt quay tạo ra ma sát với không khí sẽ tạo ra điện từ ( + ). mà bụi chứa ion ( -) . đơn giản là thế - (tinhlo97)
Do sự tích điện ở cánh quạt. Khi cánh quạt quay, nó sẽ ma sát với không khí gây tích điện, tạo ra lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi. Vì vậy, sau 1 thời gian sử dụng bụi sẽ bị hút bám dính vào cánh quạt - (Long Tran)
Theo mình thì vật quay tạo ma sát với không khí sinh ra lực từ hút và giữ lại các hạt bụi - (Thái Sang)
lực hút tĩnh điện lớn hơn lực gió và lực ly tâm - (minh)
Vì khi chuyển động, vật tạo ra ma sát với không khí, gây nên lực hút tĩnh điện. Do đó bụi bị hút vô. - (Lyhuynhbao)
Khi vật chuyển động tốc độ cao ma sát với không khí sẽ xuất hiện các điện tích trên bề mặt, nhất là các vật bằng nhựa. Điều này tạo ra lực hút các hạt bụi theo nguyên lí hút tĩnh điện. Vì vậy các cánh quạt rất dễ bị bám bụi. - (Việt Cường)
ví dụ ở quạt: khi quạt quay cánh quạt ma sát với luồng không khí chuyển động qua nó, điều này làm cho bản thân cánh cánh quạt bị tích điện, lượng điện tích rất nhỏ, chỉ vài culong,vì vậy khi những vật hạt nhỏ chuyển động qua sẽ nhiễm điện và bị cánh quạt hút lại 1 phần, trong vật lý lớp 7 có 1 bài về hiện tượng này - (ngọc tuân)
Đây là sự bám dính chọn lọc tự nhiên, các hạt bụi có khả năng bay đi thi bay đi hết rồi, những hạt bụi chắc hơn so với vận tốc chuyển động đó thì vẫn bám dính. Nếu bỏ những vật này và quay dưới nước thì sẽ có tác động của ngoại lực ngược chiều (nước) và quay với tốc độ nhanh (càng nhanh thì tạo ra phản lực càng lớn). Các hạt bụi sẽ dần văng ra khỏi bề mặt, - (Dung Lai)
Đơn giản thôi mà. Tất cả mọi vật đều có một lượng điện tích âm rất nhỏ vì chúng ma sát với không khí . Còn các hạt bụi kia cũng mang một lượng điện tích dương rất nhỏ do ma sát với không khí. Chính vì thế các hạt bụi bám chặc vào tất cả mọi vật dụng không nhất thiết là cánh máy quạt. Nhưng các hạt bụi phải bay sát vật dụng thì mới hút nhau được. Vì cả hai mang điện tích rất yếu.
Nhưng vì sao cánh máy quạt và khung bảo vệ của máy quạt lại có nhiều bụi? Tại vì cánh máy quạt quay liên tục hút gió mạnh qua làm cho cánh và khung bao vệ ma sát rất mạnh với không khí nên mang điện tích âm lớn và dễ dàng hút các hạt bụi mang điện tích dương yếu kia vào. - (VietNhat)
do tĩnh điện thôi - (Minh)
Trên bề mặt vật chuyển động không phải tất cả đều chịu tác động tẩy sạch của gió .Thậm chí có nơi còn được giử chặt bởi áp suất âm. - (tranthanhtuyen)
Khi cánh quạt quay, nó ma sát bới không khí tạo ra tĩnh điện hút các vật bị nhiễm điện xung quanh.
Lâu ngày lớp bụi càng dày và bám chắc hơn.
Chém vậy không biết có đúng không. Mong mọi người góp ý ạ ^^ - (HDT)
Khi vật chuyển động chúng cọ sát với không khí lúc đó nó trở thành vật tích điện. Bản thân hạt bụi khi di chuyển trong không khí nó cũng tích điện. Hạt bụi bám vào vật do lực hút tĩnh điện giữa các hạt bụi mang điện tích (+) với phần mang điện tích (-) của vật và ngược lại. Do đó hạt bụi bám chặt vào vật. - (Bui The Chinh)
Nó có chuyển động mãi mãi đâu - (Thuong gl)
do bề mặt có ma sát với không khí hoăc vật liệu khác tạo ra điện tích sinh ra lực hút tĩnh điện với bụi bặm và một số vật liệu như sợi bông, lông tóc v.v.. ngoài ra còn do hơi ẩm bề mặt và dầu mỡ bám vào khiến cho bụi không rơi ra mà dính kết lại với nhau thành từng mảng nữa - (Nguyễn Phạm Đoàn)
Vì nó đã tìm được nơi thích hợp để bám vào - (Heocoi1971)
Hiện tượng tĩnh điện. - (Nguyễn Văn Nghị)
nhiễm tĩnh điện do ma sát với phân tử khí, vật chuyển động - (Hooks)
do lực ma sát của vật chuyển động (cánh qạt) vs ko khí tạo nên lực hút ở vật chuyển động hút các vl nhỏ nhe (bụi) trog ko khí bám vào. - (nguyennhattrung6879)
Ủa tấm kính vẫn bị dính bụi đó thôi.biết là tĩnh điện.còn ai giải thích hay hơn nữa ko nhỉ - (hung nguyen)
Các bạn lớp 9 giải thích dùm nhé - (Tan nguyen dinh)
Quay nhiều hút nhiều không khí thì bụi nhiều thôi - (myfamilypta)
khi canh quat chua quay thi nó trung hòa về điện . khi quay no cọ xat với khong khí thanh vat nhiem điện .vat nhiem điện co khả nang hut cac vat nhỏ nhẹ.vat nho nhẹ đó chinh là bụi - (minhhuynhhai)
Tốc độ của phía ngoài cánh quạt nhanh hơn phía trog cánh quạt, suy ra bụi bám phía ngoài nhiều hơn phía trog, suy ra tốc độ càng cao, lực mà sát càg tăg, điện thích suy ra lực ma sát tỉ lệ thuận vs điện tích, các bác có cảm thấy cmt vậy ko - (Hai Nguyen)
lực hút điện từ không giử bụi lại được mãi mãi , độ ẩm trong không khí mới là nguyên nhân chính - (hoangoanhz)
Tại sao bạn biết là nó bám vào khi đang chuyển động? - (Huy Đặng)
bụi bị giữ lại nhờ lực tĩnh điện có thể chỉ đúng một phần. Bạn mở cái quạt của bộ vi xử lý máy tính ra xem, ta thấy miếng nhôm tản nhiệt không hề di động mà được quạt thổi gió qua, lâu ngày và nhất là những nhà gần đường thì bụi bám vào rất nhiều, điều này được giải thích như sau: lượng gió thổi qua nhiều thì mang theo nhiều bụi, trong bụi có nhiều loại phức tạp và có tính kết dính, bằng chứng nếu để trong bếp thì cực kỳ bẩn do hơi dầu mỡ. - (Nói Thêm)