Tại sao con người dễ mắc bệnh?
(Ảnh minh họa) Các nhà nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada) đã rút ra kết luận trên sau khi giải mã và so sánh hàng trăm ngàn “thông điệp” gien ở các cơ quan nội tạng như não, tim và gan thuộc 10 loài động vật có xương sống khác nhau, từ con người đến ếch. Cuộc ...
(Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada) đã rút ra kết luận trên sau khi giải mã và so sánh hàng trăm ngàn “thông điệp” gien ở các cơ quan nội tạng như não, tim và gan thuộc 10 loài động vật có xương sống khác nhau, từ con người đến ếch. Cuộc nghiên cứu đã tiết lộ xu hướng gọi là “ghép nối khả năng”, tức quá trình một gien đơn có thể dẫn đến sự gia tăng của nhiều
protein khác nhau, dẫn đến sự thay đổi dữ dội về cấu trúc và sự phức tạp của những “thông điệp” đó trong cuộc tiến hóa của loài có xương sống. Sự khác biệt về các thông điệp không những đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển các đặc điểm then chốt của các loài, khiến loài này khác loài kia, mà còn chịu trách nhiệm cho sự “yếu ớt” trước bệnh tật của các loài, theo Science Daily.
Có vẻ như để trở thành loài thông minh nhất và thống trị trái đất, con người phải đánh đổi về mặt sức khỏe, khiến họ mắc những bệnh như Alzheimer và ung thư.