Nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ đâu? - Câu hỏi hay
Xin hỏi nước trên Trái Đất xuất hiện nhờ đâu và có từ khi nào? (Ngọc Anh) Nước bao phủ phần lớn diện tích trên Trái Đất. Ảnh: Thinklink. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...
Xin hỏi nước trên Trái Đất xuất hiện nhờ đâu và có từ khi nào? (Ngọc Anh)
Nước bao phủ phần lớn diện tích trên Trái Đất. Ảnh: Thinklink. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Để mình kể cho các bạn nghe câu chuyện VÌ đâu trái đất có nước, có sự sống hữu cơ. Sơ lược thôi,và dựa trên giả thuyết được nhiều nhà khoa học công nhận, nhưng cần phải có đầu đuôi thì mới hiểu rõ vấn đề nên câu chuyện hơi dài. Đây là những gì mình thu lượm được từ việc đọc sách nên khó tránh sai sót ( là sai sót ở mình, không phải ở sách các bạn nhé ! )
Thời kỳ khai sinh của hệ mặt trời, lúc này hệ mặt trời bao gồm một đốm lữa khổng lồ ở trung tâm, vây quanh nó là vật chất ( bụi ,khí chủ yếu là khí H2, nguyên tố có nhiều nhất trong vũ trụ từ khi vũ trụ nguội dần sau big bang ) càng ở xa đốm lữa này thì nhiệt độ càng thấp, vận tốc chuyển động của vật chất càng chậm , xác suất va chạm của chúng càng thấp đi. Các sao, hành tinh được sinh ra từ tinh vân (đám mây bụi khí) và ngược lại 1 một vụ nổ của ngôi sao siêu không lồ cũng sinh ra tinh vân ( Các ngôi sao siêu khổng lồ này chỉ tồn tại ở thời kỳ sơ sinh của vu trụ). Vật chất trong đám tinh vân này di chuyển không ngừng với tốc độ rất cao (là hệ quả của big bang và các vụ nổ của cách ngôi sao khổng lồ trước đó ) và va chạm vào nhau do lực hấp dẫn. Các nhà khoa học cho rằng chỉ với lực hấp dẫn thôi thì không đủ năng lương để các khối vật chất va chạm với nhau tạo thành phản ứng nhiệt hạch mà còn có những cơn bão điện từ gia tốc thêm cho các hạt bụi và khí này và còn 1 yếu tố nữa đó là năng lượng được cấp ngay từ đầu cho tất cả các hạt do vụ nổ Big Bang. Theo thuyết Big Bang tất cả các nguồn năng lượng trong vũ trụ ( trừ năng lượng tối ) đều là năng lượng còn lại từ vụ nổ big bang và nếu lý giải các hiện tượng trong vũ trụ bằng thuyết Big Bang kết hợp với thuyết nhiệt động lực học đều rất hợp lý ). Khối lượng của vật chất càng lớn càng làm tăng xác suất va chạm và kết hợp lại với nhau. Va chạm này sinh ra nhiệt lượng lớn để xảy ra phản ứng nhiệt hạch ( là điều tiên quyết để sinh ra mặt trời ) phần còn lại sẽ bị thổi tung ra ngoài và tiếp tục va chạm với nhau nhưng tốc độ thấp hơn, năng lượng thấp hơn, điều này cho phép các nguyên tố ,hợp chất hóa học được hình thành, tồn tại ở dạng bền vững( TRONG ĐÓ CÓ H2O). Các đám bụi năng lượng thấp này tiếp tục va chạm, kết hợp với nhau tạo thành các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch và sao chổi. Tất cả các yếu tố này đều dựa trên xác suất và vị trí của nó hình thành so với ngôi sao trung tâm. Càng gần sao trung tâm các hành tinh thưởng nhỏ do vật chất phần lớn bị đốm lửa trung tâm nuốt vào để làm nguyên liệu ban đầu cho việc hình thành sao. Càng xa thì có xu hướng to hơn. Càng gần đốm lửa trung tâm thì vật chất hình thành nên hành tinh càng nặng, càng đặc ( Sao Thủy, KIm, Trái Đất, Hỏa... đều có lõi là sắt) xa hơn sẽ là các hành tinh khí, (điển hình là sao Mộc...) hoặc các nguyên tố nhẹ hơn .
Cứ như thế, hệ mặt trời sơ khai nguội đi,bắt đầu ổn định. Tuy nhiên ở giai đoạn này các hành tinh mới hình thành, nền nhiệt còn rất cao, bầu khí quyển chưa ổn định. Điều kiện này không cho phép các hành tinh giữ được nước trên bề mặt. Chỉ có sao chổi và các tiểu hành tinh là có khả năng này bởi vì chúng là vật chất còn dư thừa sau khi hình thành hệ mặt trời và bị lực hấp dẫn của mặt trời ( và các lực khác nữa ) ném đi rất xa ( quỹ đạo quay quanh mặt trời của chúng rât lớn ). Giai đoạn này hệ mặt trời có đến cả trăm hành tinh và vô vàn những thành viên khác, và xác suất va chạm với nhau rất lớn. Các sao chổi, tiểu hành tinh mang theo nước, cũng như các hành tinh khác liên tục va chạm vào nhau, cho đến khi hệ mặt trời chỉ còn mặt trời, 8 ( hoặc 9 ) hành tinh và vệ tinh xung quanh, vành đai thiên thạch ORT ( đừng nhầm với vành đai của sao Thổ hay sao Mộc. Vành đai ORT nằm rìa ngoài rất xa mặt trời so với các hành tinh còn lại ), sao chổi ổn định như ngày nay.
Các sao chổi mang nước ở dạng băng này đến trái đất ( sao hỏa và nhiều hành tinh khác nữa ) nhưng có 1 điều may mắn là trái đất ở vị trí vô cùng đặt biệt ( gần mặt trời vừa đủ ). Có bầu khí quyển dầy nhờ từ trường bảo vệ khỏi gió mặt trời, do đó trái đất chúng ta giữ được nước ở đủ 3 pha rắn ,lỏng khí. Qua hàng tỉ năm nước từ các sao chổi đem đến trái đất được tích lũy, tạo nên các đại dương, ao hồ, sông suối và có 1 vòng tuần hòan tuyệt vời. Điều mà Sao Mộc không thể có được do là hành tinh khí. Mặc dù với trường trọng lực mạnh mẽ của nó ( chỉ sau mặt trời trong hệ mặt trời của chúng ta ) mới là điểm đến chính của sao chổi, thiên thạch và tiểu hành tinh. Sao mộc như là cái khiên vô cùng hữu hiệu bảo vệ chúng ta khỏi những điều này. Có vậy mới thấy trái đất chúng ta nằm ở vị trí đắc địa như thế nào (luôn được 2 ông anh lớn bảo vệ). Sao Hỏa cũng có vị trí đắc địa như chúng ta nhưng do bầu khí quyển của sao hỏa mỏng vì lõi của hành tinh này đã nguội không còn tao ra từ trường đủ mạnh để bảo vệ nên bầu khí quyển bị bào mòn liên tục do gió mặt trời. Các hành tinh khác ở xa hơn không nằm trong vùng có xác xuất bắn phá cao của sao chổi và những điều kiện khác không cho phép chúng giữ lại nước trên bề mặt ( còn ở trong lòng các hành tinh này thì sao? Vẫn là dấu hỏi lớn đối với khoa học vũ trụ ).
Sao chổi không những mang đến cho chúng ta nước mà còn mang đến những mầm hữu cơ ( cái này có bằng chứng khoa học hẳn hoi đấy nhé ! ) đầu tiên để hình thành nên hệ sinh vật sau này trên trái đất. Nói không ngoa, sao chổi là kẻ gieo giống, kẻ truyền tin , giữa hành tinh và hành tinh, giữa hệ mặt trời này và hệ mặt trời khác trong thiên hà, thậm chí là giữa các thiên hà với nhau.
Hydro và Oxy không tồn tại ở dạng đơn chất trong điều kiện ở các hành tinh thông thường, thậm chí là ở thuở khai sinh của trái đất lại càng không. Chúng ta có O2 trong khí quyển là do trái đất may mắn hội đủ điều kiện để có được loại vật chất hữu cơ có khả năng chiết xuất được oxy từ hợp chất của nó. Còn đối với hydro thì không bao giờ, muốn có hydro đơn chất, hoặc là hỏi Big Bang hoặc là hỏi con người hiện đại ) Nên chuyện như bạn nào nói là sét đánh tạo điều kiện cho O2 phản ứng với H2 tạo ra H2O trong giai đoạn sơ khai của trái đất là không thể.
Và một điều rất thú vị: Từ vật chất ( từ nguyên tố đến hợp chất ), thiên hà, ngôi sao, hành tinh, hố đen... đến việc hình thành sự sống, con người và văn minh loài người đều có 1 yêu tố rất chung, rất quan trọng : XÁC SUẤT, ở một góc độ nào đó chúng ta có thể hiểu là định mệnh. Giống như trái đất và sao hỏa, cả hai đều có những đặc điểm rất giống nhau để có được "sự sống ". Thế nhưng kẻ lên đỉnh cao, kẻ về vực sâu . Hay như việc một ngôi sao chết đi lại là sự khởi đầu cho một ngôi sao khác được sinh ra. Phải chăng giữa tôn giáo và khoa học biện chứng có một sợi dây liên kết nào đó. Nếu tìm hiểu bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điểm tương đồng như vậy. Quả thật rất thú vị và đáng để tìm hiểu phải không ? - (Lê Trần Thái Hưng)
Nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ Trái Đất đơn giản vậy thôi! - (Lão Ngô)
Các bạn nên đọc kinh thánh "Cựu ước" nói về việc Thiên chúa tạo dựng trời đất như thế nào thì các bạn sẽ hiểu và kính sợ Thiên chúa nhiều hơn. Cầu xin Thiên chúa soi sáng cho chúng con. Amen - (que8127)
Hiện tại vấn đề này còn gây tranh cãi nhưng có hai giả thiết nhận được nhiều sự ủng hộ nhất: 1) nguồn gốc nội sinh do phản ứng hoá học (hidro hoá hợp oxy trong môi trường phóng điện do sấm sét, 2) nguồn gốc ngoại sinh (từ băng trên các sao chổi tan ra khi va chạm với trái đất). Cá nhân mình ủng hộ giả thiết 1 hơn. - (Quốc Duy Phan)
Trên Trái đất nguyên thủy có sẵn khí hidro và oxy, khi hai nguyên tố trên kết hợp với nhau tạo thành nước. Để kết hợp được 2 nguyên tố trên thì cần một số điều kiện ngẫu nhiên như sấm sét, thiên thạch va chạm với trái đất..., mà những điều kiện đó thì ở trái đất nguyên thủy có quá thừa. - (Vũ mạnh tiến)
Câu hỏi này xưa như trái đất nhưng rất hay. Bạn Trương Mỹ An đâu hãy tham gia giải thích với. - (Khương Minh Nguyệt)
Đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết bạn ah. Nhưng khả năng cao nó là sự kết hợp giữa 2 khí hidro và oxi, vì 2 khí này rất dễ phản ứng với nhau. Còn chúng phản ứng từ bao giờ thì không ai biết cả. :)) - (Đỗ Vương)
Do Long Vương tạo ra. Không tin xem lại phim Tây Du Ký. - (Hồ Cấm Đại)
Theo tôi là mẹ đẻ của nuớc có hiện nay trên trái đất giờ là do : 1 . Trong sự hình thành trái đất trước đây 4tỷ năm thì có nhìu hành tinh lạ va chạm với nhau trong những hành tinh ấy có nhìu H2 .O2.N. v.v. ....2 . là trong thời gian đó có một hành tinh của hệ mặt trời khác của dải Ngân Hà khác đã và cham với trái đất mình rồi để lại lượng nuớc mà k bao giờ quay lại nua . 3. Là trái đất mình là một hành tinh có sức hút đặc biệt của hệ mặt trời vì có lực hút cân bằng giữa mặt trăng.va mặt trời . đã ủng hộ cho hành tinh chúng ta làm nơi tiếp nhận hơi nuớc mà k cho . - (vo viet hung)
Nước trên trái đất bắt nguồn từ những sao chổi chứa đầy băng, chúng mang nước đến khi va chạm với trái đất. - (Trieu Linh)
Từ h2 và o2 bạn nhé - (Tuyen Nguyen)
Nước có nguồn gốc từ tự nhiên, và đã từ rất lâu rồi :-D - (Yourself)
Nếu bạn hỏi về nguồn gốc. Nguồn xa nhất là môt ngôi siêu sao phát nổ và tạo ra mặt trời và các vì sao láng giềng hơn 5 tỷ năm trước sau vụ nổ có phát tán oxi, hydro, nước, và tất cả mọi thứ chúng ta biết ngày nay. Nguồn thứ 2 là kéo dài đến ngày nay là do gió mặt trời + ozone, oxi của trái đất cũng tạo thành nước nhé. - (Huy Tung Dang)
Bắt đầu từ trời mưa nên mới có nước. Tui chỉ biết vậy thôi. Hihi - (Nước)
Nước có nguồn gốc từ các thiên thạch. Người ta đã quan sát thấy có nước trong các tinh thể đá có nguồn gốc từ vũ trụ. Tuy thành phần rất nhỏ nhưng sau hàng tỷ năm thì tạo nên các đại dương như ngày nay. Còn ai bảo nước hình thành từ H2 + O2 nhờ sấm sét thì nên xem lại giả thiết vì không có nước thì lấy đâu ra mây tích điện để tạo ra sấm sét. - (Tuanisation)
Câu hỏi về nước hay quá. Đúng là câu hỏi về nước rồi. Bạn hỏi nguồn gốc của nước phải không ? - (Trương Mĩ Vân)
từ khi bạn sinh ra - (Người Không Tên)
Theo phân tích của giới chuyên môn nhận định........ À mà thôi - (binh nhì)
có thể nó là kết quả của khí hidro(chiếm 90% khối lượng không khí ngoài không gian) và cacbonic(từ những nơi có nhiệt độ cao trên trái đất) - (nam anh)
Xem trên discovery thấy các nhà khoa học đưa ra giả thiết các sao chổi với tinh thể băng va chạm vào trái đất cách đây hàng triệu năm tạo ra nước, cũng là sự sống trên trái đất. - (Bùi Viết Cường)
Nếu như thế thì lượng nước trên Trái Đất vẫn đang tiếp tục được tạo ra . - (gioi ho)
hãy đọc sử thi "đẻ đất , đẻ nước" - (Nguyen DoSy)
đơn giản là nó là phải thế - (tuấn nguyễn mạnh)
Nuoc tren trai dat den tu hanh tinh bang da Tien Dong va cham vao trai dat khi trai dat con la mot khoi tinh the dung nham dang nong chay.Su dung cham nay khien cho trai dat xoay tron va phat ra tu truong.Su song da bat dau xuat hien tren trai dat truoc khi no duoc tap ket vao Thai Duong He... - (John)
Nước không có nguồn gốc từ đâu cả .Nước chỉ là do tự nhiên tạo ra thôi các bạn ạ! - (nguyenquangduong72)
Nước trên trái đất từ sao chổi?
Vậy nước ở sao chổi từ đâu ra ?
Sấm, chớp là do các đám mây (bản chất là hơi nước) mang các điện tích va chạm vào nhau. Thuở ban đầu Nước chưa có, lấy đâu ra sấm chớp ? - (sophie811ila)