09/06/2018, 23:35

Tại sao ong lại làm tổ hình lục giác? - Câu hỏi hay

Xin hỏi tại sao ong lại làm tổ hình lục giác? Làm tổ hình này có lợi gì với chúng? (Phan Minh) Tại sao ong lại làm tổ hình lục giác? Ảnh: Metalpolis Mời độc giả đặt câu hỏi  tại ...

Xin hỏi tại sao ong lại làm tổ hình lục giác? Làm tổ hình này có lợi gì với chúng? (Phan Minh)

tai-sao-ong-lai-lam-to-hinh-luc-giac

Tại sao ong lại làm tổ hình lục giác? Ảnh: Metalpolis

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Nếu quan sát kỹ tổ ong hẳn ta sẽ rất kinh ngạc vì kết cấu của nó thực sự là kỳ tích của tự nhiên. Tổ ong đều là những ô nhỏ liên kết lại với nhau rất đều đặn tạo thành, nhìn chính diện, những ô đó đều là hình lục giác được sắp xếp rất thứ tự đều đặn. Nếu nhìn từ bên cạnh, nó lại là do rất nhiều hình lăng trụ đều xếp khít lại với nhau tạo thành, mà đáy của những lăng trụ đều sáu cạnh này lại khiến ngươi ta càng kinh ngạc hơn, nó không phẳng cũng như không tròn mà là nhọn, được tạo ra bởi ba hình lăng trụ hoàn toàn giống nhau.

Hình lục giác kỳ diệu của tổ ong đã thu hút sự chú ý của con người từ rất lâu. Vì sao con ong bé nhỏ kia lại phải xây tổ thành hình lục giác mà không phải là hình tam, tứ hoặc ngũ giác?

Phàm là những vật thể hình ống tròn, khi chịu lực ép từ bốn phía trước, sau, trái và phải thì mặt cắt của nó biến thành hình lục giác. Cho nên, xét từ góc độ lực học, hình lục giác là hình ổn định nhất. Vậy có phải chiếc tổ lục giác mà ong xây nên là để tránh lực ép đó không? Đương nhiên là không phải, bởi vì ngay từ lúc bắt đầu, chiếc tổ với các hình lục giác đó đã liên kết lại thành một khối rồi.

Đầu thế kỷ 18, một học giả người pháp tên là maupertuis đã đo kích thước 6 góc của tổ ong và phát hiện ra một quy luật rất thú vị là các góc tù của tổ ong đều bằng 108o28’, còn góc nhọn bằng 72o32’. Hiện tượng này đã gợi ý cho nhà vật lý pháp réaumur rằng: hình dạng đặc biệt của tổ ong có phải là vật liệu tiết kiệm nhất mà vẫn đạt được dung tích lớn nhất hay không? Ông đã đặt vấn đề với nhà toán học người thụy sỹ koenig và qua tính toán cẩn thận đã chứng thực phán đoán của ông là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên góc mà ông tính ra được là 109o26’ và 70o34’, chỉ sai số so với tổ ong có 2’ mà thôi.

Năm 1743, nhà toán học người anh maclaurin đã tính lại một lần nữa, kết quả cuối cùng hoàn toàn trùng hợp với số đo góc của tổ ong. Lý do mà koenig tính sai 2’ là vì bảng lôgarít in sai mà thôi.

Qua mấy thế kỷ nghiên cứu về tổ ong, cuối cùng người ta phát hiện, loại kết cấu này của tổ ong tiết kiệm nguyên liệu làm tổ nhất nhưng tạo không gian lớn nhất. Người ta còn tìm ra được rất nhiều tác dụng kỳ diệu của nó. Ngày nay, nó đã được ứng dụng rộng rãi trong hiều lĩnh vực như kiến trúc, hàng không, vô tuyến điện, từ kết cấu các khe hẹp cách âm, cách nhiệt kiểu tổ ong trong kiến trúc đến các thiết kế lỗ hút khí trong động cơ máy bay đều có quan hệ rất mật thiết với kết cấu tổ ong. - (Hải Xuân)

Bác tưởng tượng xíu đi, coi trường hợp những hình khác liệu có khả thi ko?. Ví dụ hình tròn thì vừa thân con ong nhưng lãng phí diện tích, hình vuông thì ko lãng phí diện tích xung quanh nhưng khi ong chui vào thì sẽ thừa 4 góc. Mình nghĩ hồi xưa bọn nó cũng thử nhiều hình nên mới rút kinh nghiệm chốt lại hình lục giác :)))) - (Tan Aps)

Hình lục giác giúp tận dụng dc không gian và khả năng phân bố lực tốt nhất trong số các loại hình học nên giúp cho tổ ong vững chãi. Còn tại sao ong bik được chuyện này chak có lẽ do quá trình chọn lọc tự nhiên, ngày xưa ong xây tổ theo nhiều hình dạng nhưng những chú ong nào xây tổ theo kiểu này thì sẽ tồn tại được lâu nhất. - (Diệp Chí Hải)

Xây tổ hình lục giác sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Tốn ít nguyên liệu nhưng thể tích tổ sẽ đạt tối đa so với các hình khác có cùng khối lượng nguyên liệu xây tổ. - (Quyền Mạnh)

Qua vài thế kỷ nghiên cứu kết cấu của tổ ong, con người phát hiện ra kết cấu này có lợi nhất cho việc tiết kiệm nhiên liệu và tận dụng không gian. Con người còn tìm ra không ít những vận dụng diệu kỳ của nó. Hiện nay con người đang ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kiến trúc, hàng không, vô tuyến điện… Từ kiến trúc “Tầng hầm kiểu tổ ong” cách âm cách điệu đến thiết kế con tàu con thoi phóng vào vũ trụ, đều quan hệ mật thiết với kết cấu của tổ ong.
(Nguồn: Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao ) - (Phạm Minh Trí)

Khoa học đã chứng minh đây là cấu trúc bền nhất, tốn ít vật liệu nhất, tiếp xúc đồng đều theo nhiều hướng ( nhất là trong việc ấp trứng thành ong non ), đạt được số ô cao nhất, có thể tích chứa lớn nhất ... - (Quán)

Bạn hãy hỏi đám ong thợ nhé!Tuy nhiên, theo nghiên cứu của con người thì cấu trúc lỗ tổ hình lục giác vừa có sức chứa tối đa lại có độ bền rất lớn. Mặc dù các thành lỗ tổ sáp chỉ dày khoảng 0,5mm, nhưng có thể hỗ trợ 25 lần trọng lượng của nó. Một tổ ong bằng sáp mới xây chỉ nặng 300g có thể chứa đến 6kg mật ong mà không bị vỡ.
Do kết cấu tổ ong có lợi nhất cho việc tiết kiệm nhiên liệu và tận dụng không gian nên các nhà thiết kế, xây dựng hiện đại đã áp dụng trong thiết kế cánh máy bay, vách vệ tinh, tàu con thoi hay vô số cấu trúc trong nhà. Người ta cũng cố gắng bố trí các cột thu phát thông tin theo mô hình này để tối ưu hóa tín hiệu ( Cellphone ). Thân! - (IT-Teacher)

Có thể bạn nhìn thấy làm như vậy tăng diện tích tổ ong rất nhiều giữa các hố lọ và hố kia bởi các cạnh - (Chịn)

Khó quá bỏ qua nha - (Chuột HuGô)

Vì nó thích như thế bạn ơi! Nó làm tổ giống như mình làm nhà vậy, có quy định cả rồi! - (Nguyễn Ngọc Nghĩa)

lam theo hinh luc giac thi con nhong moi song duoc va khi lon du moi co the chun ra - (tuanducle27)

Tại vì tiến hóa đó bạn. Gióng chúng ta dùng gạch xây nhà chứ ko dùng đất xây . - (Khanh)

Muốn biết rõ hơn chắc phải hỏi.....con ong thôi ! - (sytd)

Tiết kiệm không gian, gia tăng mật độ tổ ong - (Trần Vũ)

cấu trúc đa giác càng gần với hình tròn (càng nhiều cạnh) càng vững chắc. Tuy nhiên càng nhiều cạnh thì khi tổ hợp lại càng cần nhiều vật liệu để lấp đầy khoảng trống giữa các cấu kiện (hao tốn nhiều vật liệu). Ví dụ ghép các hình tròn lại thì khoảng trống lớn nhất. Do đó lựa chọn hình lục giác đều là cân bằng giữa độ vững chắc của kết cấu và mức độ hao phí vật liệu - (Vương Thành Vũ)

Vì nó ko biết làm hình tròn hay các hình khác. - (Đức Trần)

Kiểu nhà này "lộc phát, lộc phát" mà ! - (sytd)

Theo cổ tuchs là do thượng đế quy định : chim tổ tròn . người được tụ chọn .... ong tổ lục giác . Nếu k tin lên hỏi thượng đế sai tui chịu tui sẽ cấp lộ phí cho đi nữa - (ducnguyen)

Vì xây kiểu tròn khó hon nên xây kiểu lục giác. - (Nguyen Dzung)

Chỉ là bản năng thôi các bạn ! - (Sơn Vũ)

xếp hai cái lu hình tròn quả thực sẽ có lỗ hổng rất nhiều. còn nếu với hình lục giác đều như này các cạnh sít vào nhau kg một kẻ hở luôn... lúc con chúa đẻ con với cho mật sẽ không bị lãng phí rơi rớt qua lỗ hổng nào cả!
khi các chú thợ xây tham gia xây dưng nên công trình tuyệt tác của thiên nhiên sẽ không cần thêm một lực lượng nhân công đứng dưới hứng vật liệu bị rơi rớt trong quá trình xây dựng hay lâu lâu bay xuống đất cắp đất rơi lên xây.
Ong thợ thật cao minh! Ong chúa anh minh! - (Thích Tiểu Bạch)

Chắc tại nó không biết làm vuông.! - (Hoàng thừa Chí)

Nó giông như cấu trúc của kim cương vậy mà bạn biết rồi đấy kim cương thì rất là cứng - (nhã trần)

bạn thấy hình dáng con Nhộng Ong chưa? nó trụ dài, vì vậy ong làm tổ sao cho có hình dáng gần với hình trụ dài nhất, vậy thôi à. - (Trần Hải)

1 cấu trúc này thoáng mát cho ong con, không quá nóng và lạnh
2 đây là bản năng tự nhiên của loài ong và tự nhiên lập trình như thế
3 nghiên cứu cấu trúc này các nhà khoa học thấy đó là cấu trúc bền vững. Như benzen đó - (Tạ Thanh Phong)

con ong nó giỏi toán nhất là hình học ko gian , nên nó xây lục giác để chứng minh nó giỏi toán - (nguyen)

Để tiết kiệm và tăng công suất, trong các hình lát mặt phẳng, hình lục giác có tỉ lệ Chu vi : Diện tích lớn nhất - (Trương Quang Minh)

Tại nó thích thế. Với diện tích 3X 20 m bạn xây nhà ống hay biệt thực. dễ ẹt - (Vạn Sự Thông)

Làm sao có góc nhọn được, bạn dùng mắt hay lỗ mũi xem cũng thấy nó tù 6 góc rồi, cần j phải đo.Suy nghĩ thử xem nha, hình lục gíac đó k đều, thì mỗi lỗ sẽ chung cạnh, tat cả lỗ sẽ bị bóp méo hết. - (Đặng Thanh)

phan tu benzene cung hinh luc giac - (Phong Nguyen)

Minh chua co cau tra loi, co le can thoi gian nua de tim hieu vi sao lai the. - (phuongmilimet)

Khoa học đã chứng minh nó chứa được nhiều mật nhất...và kho con ong nằm trong đó có chật trội mấy thì vẫn có các góc để lọt không khí vào và tất nhiên vật liệu làm ra cũng ít tốn nhất.. - (Vũ Tiến Thụ)

tại vì các chú ong này chỉ biết làm hình đó thôi không biết làm hình nào khác.,., - (phucpscsale)

Đây là lý do tại sao loài ong miệt mài xây tổ không ngừng nghỉ vi mong muốn của ong là bo tròn cái miệng lại nhưng khó quá còn con người đã làm được hình tròn rồi nên nhiều người đâu cần xây tổ và không cần chăm chỉ như loài ong - (Thịnh lại văn)

tiết kiệm vật liệu kiểu xây chung cư chứ sao - (mabu)

Các bạn cứ để ý tổ ong sẽ thấy cứ 2 cạnh dưới chéo lên đỡ một cạnh dọc. Đây là một kết cấu tối ưu trong sử dụng nguyên liệu đồng thời phải thoả mãn độ vững chắc - (Hưng A Xinh)

bậc thầy tính toán và xây dựng - (Long Son)

0