Bụi bám vào các vật chuyển động có tự bay đi không? - Câu hỏi hay
Tôi thấy bụi thường bám được ở các vật chuyển động mà không bị bay đi, ví dụ như khi nó ở bánh xe, cánh quạt hay các vật chuyển động khác. Vì sao vậy? ...
Tôi thấy bụi thường bám được ở các vật chuyển động mà không bị bay đi, ví dụ như khi nó ở bánh xe, cánh quạt hay các vật chuyển động khác. Vì sao vậy?
Trước tiên giải thích cơ chế dính bụi bẩn vào cánh quạt như sau: Khi cánh quạt làm việc sẽ đẩy khối khí phía trước đi đồng tạo ra một vùng chân không khi đó các khối khí sẽ điền vào đó tạo ra một dòng liên tục của các khối khí chuyển động. Trong không khi có các chất bẩn có kích thước rất nhỏ có thể tính bằng micro. Khi khôi khí di chuyển qua cánh quạt vận tốc tương đối của bụi và bề mặt cánh bằng không. Khi đó một hệ lực sinh ra do lực ma sát gữa bụi và cánh quạt, lực li tâm… sinh ra nếu lực li tâm đủ lớn ( tức khối lượng hạt bụi lớn, vận tốc quạt lớn ) hạt bụi sẽ văng ra. Về cơ chế dính bụi và bụi văng ra giải thích hoàn toàn cơ học lý thuyết với 3 định luật của Nuiton đó. Ôi không có gì là cao siêu ở đây cả. - (Dao Hung)
Có một số lý do bụi bám vào mà không bay đi được:
1- Hiện tượng tĩnh điện, hút các hạt bụi mang điện tích trái dấu, nên bụi bám chat vào các chi tiết bánh xe, cánh quạt..
2- Do còn dính một số như dầu mỡ..cũng làm bụi bám chắc hơn bình thường
3- Trên bề mặt có lỗ nhỏ, khe nứt...tạo chân bám cho các hạt bụi li ti bám vào - (Gia Huy)
Đơn giản mà. Do vật chuyển động ma sát với không khí và bụi sinh ra điện, điện sẽ hút những hạt bụi ở xung quanh vào vật chuyển động và làm chúng bám dính chặt hơn, tương tự như trong trường hợp sơn tĩnh điện hay thí nghiệm khi học phổ thông là dùng cây thước nhựa chà sát nóng rồi để mảnh giấy nhỏ lại gần chúng sẽ bị hút vào. - (maikha1711)
Vì lực hút tĩnh điện! Máy quạt hay xe khi chuyển động sẽ ma sát với không khí, làm cánh quạt hay xe nạp thêm 1 sô ion âm, từ đó trở thành vật thể có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ như bụi... Minh nhớ mang máng như thế. Chúc bạn vui - (lachinhminh_86)
khi các vật chuyển động thì bề mặt của nó ma sát với không khí và tạo ra điện tích còn các hạt bụi trong không khí cũng mang điện tích và theo nguyên lý thì các hạt mang điện tích trái dấu thì hút nhau cho nên chúng càng bám chặt hơi vào vật chuyển động, nếu để ý bạn sẽ thấy cánh quạt càng quay nhiều thì sẽ bám bụi nhiều hơn cánh quạt đứng yên. - (hoang hai)
Các vật như bánh xe, cánh quạt.... trong quá trình chuyển động sẽ cọ xát với không khí ( đặc biệt ở mép cánh quạt cọ sát với không khí mạnh nhất). Quá trình cọ xát đó làm cho các vật bị nhiệm điện và hút các bụi bay lơ lửng trong không khí vào nó. Đây là hiện tượng nhiệm điện do cọ xát! - (Đức Thắng)
Vì ma sát với không khí nên những vật đó tích điện, bụi tiếp xúc những vật đó thì sẽ mang điện trái dấu nên chúng hút nhau. - (lehoanglam05)
không bạn - đó là lý do bạn phải rửa xe, cánh quạt ...... - (nguyen)
Bác cứ đọc định luật vạn vận hấp dẫn của Newton là sẽ rõ ngọn ngành thôi ah. - (Phùng Quốc Việt)
Vậy bạn mặc chiếc áo bị dơ nếu không giặt thì tự động nó sạch được không?.mức độ bụi trong không khí ở đâu cũng có tuỳ theo nơi có nhiều bụi hay ít hơn, còn những vật chuyển động hay không chuyển động thì bụi vẩn bám vào được.... - (Ly Long)
Muốn biết bụi bám như thế nào thì nên tìm hiểu về hiện tượng hấp phụ (absorbtion) trong môn vật lý bề mặt ( Surface Phys) - (Terrence Tu)
Bụi bay vào mắt và bạn phải khóc thật to thì bụi mới ra theo nước mắt bạn ạ - (Van)
Các vật chuyển động khi di chuyển sẽ ma sát với không khí và bị nhiễm điện. Các hạt bụi lơ lửng trong không khí do kích thước nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng của điện tích nhỏ trên bề mặt vật chuyển động và bám vào đó. Các hạt bụi này không những không bay đi mà còn tích tụ nhiều thêm khi vật chuyển động càng nhiều. - (Thanh Nguyen)
cái này do hiện tượng vật lý khi 2 vật ma sát thì hút nhau , bạn di chuyển hay quạt quay ma sát tạo lực hút và dính chặt vào nhau như chúng ta thí nghiệm chà xát vào tấm nylon đưa vào giấy vụn là nó hút đơn giản là thế - (longntd)
Vì trọng lượng riêng của các hạt bụi quá nhỏ để các lực phát sinh khi chuyển động có thể tác động đến nó. - (Vhoang)
lực hút tĩnh điện giữa hạt bụi và vật chủ lớn hơn lực ly tâm giữa chúng nên bụi không thể "văng ra" trong các trường hợp vừa nêu (cánh quạt, lốp xe, ...) - (Sáu Gù)
Vật chuyển động cọ xát với không khí dẫn đến tích điện, bụi bay trong không khí cũng tích điện do các hạt bụi cọ xát với nhau và với không khí. Hai vật tích điện trái dấu nên hút nhau. - (Hồng Anh)
Các vật chuyển động tạo ma sát, sinh điện. Nó sẽ hút các bụi nhỏ dính vào nó - (Minh)
đây là do hiện tượng hút bụi của các vật mang điện bạn à.
khi xe hay các vật dụng chuyển động nó sẽ bị tích điện, khi đó những hạt nhẹ như bụi sẽ bị dính vào đấy, thường thì ko bị rơi ra vì vật hút chưa bị trung hòa về điện tích - (Nguyen Thao)
Do ma sát không khí, vật chuyển động nhiễm điện, hút bụi và dính ở đó luôn. - (Dung)
Bám bụi là do hiện tượng nhiễm điện, khi các vật chuyển động sẽ cọ sát với không khí và bị nhiễm điện, khi vật bị nhiễm điện sẽ hút các vật mang điện tích trái dấu với nó đương nhiên những vật này phải đủ nhẹ và gần vật bị nhiễm điện mới hút được. - (tanpd)
Do tich dien trai dau thi hut nhau. - (anh nguyen)
Có nghe từ " BÁM BỤI" chưa? - (dat vo)
Trong không khí không chỉ có bụi mà còn có các chất gây ô nhiễm khác như chất thải từ nguyên liệu hóa thạch. Các chất này di chuyển trong không khí cuốn theo bụi bẩn và bám vào mọi thứ xung quanh. - (Ha Nguyen)
Không phải loại bụi nào cũng bám được vào vật đang chuyển động, và cũng có những loại bụi dính vào rồi ở đó luôn! Bụi có bám dính ở lại hay rơi ra là do chất liệu mà nó bám vào! - (thoanld.bg)
'Tự' là thế nào?thế định luật I Newton chỉ để nói cho vui hay sao? - (Haitrieu)
Bụi bám là để nhắc nhở các bạn hãy chăm chỉ vệ sinh quạt đấy. - (anhrecoc)
Có một nguyên nhân rất quan trọng nữa đó là độ ẩm bề mặt và độ ẩm không khí.
Ví dụ, khi bạn đi ô tô ngoài đường, đường khô, trời nắng thì dù đi qua đường nhiều bụi, số bụi bám lại trên xe cũng không cao. Tuy nhiên, khi trời mưa hoặc sương mù thì số bụi bám lại rất nhiều. Nhiều khi đi xe cả ngày ngoài đường bụi thì không thấy xe bẩn (bụi không bám vào) nhưng để xe qua đêm dưới trời sương thì thấy bụi bám rất nhiều.
Điều này thể hiện rất rõ khi so sánh chất lượng không khí của VN. Ở VN, độ ẩm không khí cao, khói bụi bốc lên bị giữ lại bởi các hạt nước li ti trong không khí tạo nên một màn sương mờ mờ, cả giữa trưa nắng bạn cũng thấy được màn sương này (nhất là lúc nào ít mưa). Khi đêm xuống nhiệt độ hạ, các hạt sương xà xuống bám vào sơn, kính xe mang theo rất nhiều bụi bẩn. Quần áo chúng ta mặc cũng vậy, độ ẩm cao làm quần áo rất dễ bám bụi bẩn.
Ở các nước có khí hậu khô, không khí sạch thì quần ào mặc 1 tuần không thấy bẩn, xe cả năm không rửa vẫn thấy sạch. - (Nam)
Bụi là thứ bám khó đi,khi nhìn qua kính hiển vi nó như trái chôm chôm,lúc bụi bay và bám vào gì đó nó như được bấu vào nhưng không đủ mạnh để giữ chặt nên hạt nào lì thì ở còn yếu thì bay đi nơi khác bám. - (Thảo dlu.)
Hạt bụi bám trên cánh quạt cũng như bạn ngồi trên tàu xe, tại sao tàu chạy nhanh đến mấy bạn cũng không bị văng ra ngoài ! - (vang)