09/06/2018, 22:08

Bọt khí sủi trong nước sôi là gì? - Câu hỏi hay

Trong nước có không khí hòa tan nhưng lượng không nhiều, vậy tại sao khi nước đang sôi thì luôn sủi bọt cho dù nấu tới gần cạn? Đó là khí gì, liệu có phải là oxi và hidro bị phân hủy từ nước? ...

Trong nước có không khí hòa tan nhưng lượng không nhiều, vậy tại sao khi nước đang sôi thì luôn sủi bọt cho dù nấu tới gần cạn? Đó là khí gì, liệu có phải là oxi và hidro bị phân hủy từ nước?

Chào bạn Quân,
Trong nước sẽ có một lượng khí hòa tan nhất định, khi bạn đun sôi tức tăng nhiệt độ lên, độ hòa tan này sẽ giảm và khí sẽ bắt đầu thoát ra. Tuy nhiên các bọt khí này thoát ra ở kích thước nhỏ, men theo thành vật chứa nước đi lên khi nước chưa sôi. Nếu bạn đun bằng vật chứa thủy tinh sẽ thấy rõ điều này.
Bọt khí bạn nói khi đun sôi lên chính là hơi nước trong lòng chất lỏng. Khi nước đạt đến nhiệt độ sôi hơi nước hình thành trong lòng chất lỏng, các bóng hơi nước này tích lại với nhau với kích thước đủ lớn và đi lên mặt thoáng rồi vỡ ra. Và lượng hơi này sẽ thoát ra khi bạn đun cạn. Tất nhiên hơi nước trên mặt thoáng sẽ bay lên trực tiếp mà không có sự tạo thành bọt khí. - (Thanh Nguyen)

Vâng, đúng là do oxy và hidro bị phân hủy đó. Cho nên đun nước sôi bạn nhớ mở hết các cửa phòng ra nhé. Đã có nhiều vụ cháy nổ do phòng đóng kín, lửa bắt cháy với hỗn hợp oxy và hidro, kết quả là nổ sập nhà đó bạn ạ - (Phuong Anh)

Chính là nước (H20), ở thể khí (hơi nước) Vì đạt tới nhiệt độ sôi, nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí. Nhiều người lầm tưởng hễ cứ nước là phải lỏng. Chúng ta có nước đá (thể rắn), nước (lỏng) và hơi ẩm - (hour man)

Ngu thiên tài! - (RC)

Sôi là hiện tượng hóa hơi trong lòng chất lỏng. Đó là định nghĩa của sự sôi. Do đó bọt sủi trong nước sôi không phải là không khí hòa tan, không phải là oxy và hydro phân tách mà là hơi nước, bạn à. - (Ta Phong)

Ở 100 độ C thì không thể tách H2 và O2 ra khỏi nước. Những bọt khí đó chính là nước ở thể khí. - (Kien Vm)

Trong nước luôn có không khí hòa tan trong đó.
Khi nhiệt độ nước tăng dần lên, do khí dãn nở vì nhiệt lớn hơn nước nên không khí hòa tan bên trong này sẽ dãn nở vì nhiệt mà lớn tăng dần về kích thước rồi nổi lên trên thoát vào không khí. - (duynm)

Ngoài không khí bị tan trong nước như bạn đã biết phần lớn là hơi nước do nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và nhẹ hơn nổi lên. Đây chỉ là chuyển trạng thái chứ chưa phải là biến đổi vật chất từ nước sang hydro và oxy. - (Tuệ)

đó là hơi nước - (lê ngọc trung)

Đó là khí H2 đó bạn khi nhiệt độ đát tới 100 độ c thì liên kết cộng hóa trị bị phân cực và h2 và 02 sẻ tách ra và do h2 nhẹ hơn 02 nên sẻ bay lên tạo thành bọt khí đó bạn! - (trang nguyen)

Nước hóa hơi đó bạn, vẫn là nước (H2O) thôi. Dễ thấy hơn là đun một hồi nước cạn queo hết, và trong không khí sẽ có độ ẩm là nước, nước trong không khí lại ngưng tụ khi gặp lạnh (quanh ly nước đá lạnh chẳng hạn)! - (quân)

Đó là nước, do nhiệt độ cao nên chuyển từ dạng lỏng thành dạng khí bạn ơi... - (lachinhminh_86)

Vẫn là nước, nhưng ở dạng hơi đó bạn. Bạn nấu nước lâu thì nó sẽ hóa hơi cho đến hết. - (HongHanh)

HIện tượng thoát hơi từ trong lòng chất lỏng khi đạt tới nhiệt độ nhất định - (Nguyễn Thông)

Thực ra nó là hơi nước đó bạn.
Khi nước sôi ở 100 độ C thì nước bắt đầu chuyển thì thể lỏng sang thể khí (hơi nước) và các bọt khí mà bạn thấy chính là hơi nước thoát ra ngoài đó. - (Mmdt Mercury)

Bạn có tính trường hợp nước hóa hơi chưa, ở nhiệt độ sôi là nhiệt độ ngưỡng của sự hóa hơi của Nước, đó là nước hóa hơi chứ không phải là oxy hay khí gì - (Thanh Nguyen Van)

Đó chỉ là nước bị chuyển thành dạng hơi thôi bạn, cứ còn nước thì sẽ còn hơi nước bốc lên. Nhiệt độ ở gần đáy nồi cao hơn nên nước ở gần đáy sẽ bốc hơi trước, vì vậy bọt khí sẽ xuất hiện ở vùng đáy rồi mới nổi lên bề mặt. Chúc bạn một ngày vui vẻ. - (Bùi Hoàng Sơn)

Theo mình nghĩ bọt đó chính là nước bốc hơi từ phần đáy của nước do nhiệt độ cao áp, áp suất lớn. - (Mr.Khanh)

Bạn đi học lại cấp 2 là chuẩn nhất - (Putin Con)

Học lại môn Hóa lớp 8 đi Ba - (Võ Khải)

Nước biến thành hơi, gọi là hơi nước - (phong)

Đó là hiện tượng nước hóa hơi ở nhiệt độ 100 độ C chứ không phải nước bị phân hủy thành oxy và hydro đâu. - (cuoongngvan)

Ha ha.... Vậy thì thủy phân quá dễ dàng, nhân loại đỡ tốn tiền nghiên cứu cách tìm nhiên liệu mới mà chỉ nên tập trung .. phòng chống cháy nổ thôi. Bạn đã thấy người ta đun nóng chảy kim loại chưa? cũng sôi sùng sục. Chả lẽ cũng ... thủy phân? Một nguyên lý đơn giản: hầu hết vật chất nóng lên thì ... nở ra. nước thì có một chu kỳ là chuyển thành thể khí nữa. - (Bờm)

Oxy và Hidro mà dễ bị tách ra như vậy thì chắc trái đất này không tồn tại vì Cháy và nổ rồi nhé. - (phunghiep)

Ở nhiệt độ sôi khi đun thì nước chưa thể phân huỷ thành hydro và oxy được. Bọt sủi lên là do sự hóa hơi chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí có tỉ trọng thấp nên bốc lên khỏi bề mặt . - (phuonglan)

Khi đun nước, các phân tử nước ở đáy nồi sẽ bốc hơi tạo thành thể khí (vẫn là H2O) sinh ra hiện tượng sủi bọt khí như bạn thấy. Hiểu chửa? - (Đạt Hùng)

Đó chính là H2O đó bạn. Nước là tập hợp của H2O nặng và H2O nhẹ. khi đun nước sối thì H2O nhẹ bay hơi trước, H2O nặng bay hơi sau. Khi nước bị bay hơi từ dưới đáy nồi lên thò sẽ thấy hiện tượng sủi bọt chứ không phải là khí H2 và O2. - (hau huynh)

Là hơi nước đấy bạn - (Tuấn)

Sôi là hiện tượng bay hơi từ trong lòng chất lỏng bạn ạ. Đây là kiến thức lớp 6 cũ (hệ 10 năm) đấy. - (Đoàn Lữ)

Cái này nó thuộc kiến thức vật lý lớp 7. Nó chính là nước ở 100C biến thành hơi( ở thể khí). - (son_ksn00)

Do nước nó thở đó bạn à :v - (tâm)

Đó gọi là sự bốc hơi trong lòng chất lỏng, thêm ở mặt thoáng chất lỏng, gọi là sự sôi. - (Anh Nam)

trong nước hay còn gọi là H2O là dung dịch bao gồm oxy va hidro là hai chất khí, khi đun sôi tức là làm tăng nhiệt độ của các phân tử trên làm các phân tử trên dần dần tách rời khỏi nhau tạo thành bọt và giải phóng hai chất khí ra ngoài đến khi cạn thì hiện tượng chấm dứt. đúng không bạn! - (Thuc Do)

Nước hóa hơi sủi bọt đấy bạn, nên khi nào nước hết thì thôi. - (Đoan)

Way, đó là phần nước tiếp giáp với đáy nồi đạt đủ nhiệt độ để hóa hơi nên nó hóa thành hơi nước, chính là những bọt khia nổi lên đó mà. - (linhdo)

Bạn thiếu kiến thức trầm trọng về hóa học và Vật Lý. hãy đọc lại sự sôi của nước và hiện tượng thủy phân bạn nhé. chào bạn! - (lylamphong)

Chỉ cần bật quẹt gaz trên nồi nước đang sôi là biết ngay có khí Hidro thoát ra không, có vậy mà cũng hỏi - (Gaston De Lafar)

Chất độc đấy, nguy hiểm lắm! - (blytran)

nước dưới đấy nồi bị sôi trước tạo thành hơi nước=> tạo thành bọt khí dưới đáy bay lên nhé bạn - (Hendry Nguyen)

Bọt khí đó chính là hơi nước (nước hoá hơi) hay lên. Vì nước hoá hơi nên càng đun càng cạn. - (Nước)

quay lại học định nghĩa về sự sôi của chương trình phổ thông đi bạn - (nguyễn hùng)

Đó chính là hơi nước, Nước sôi thì không thì phân hủy thành Hidro và Oxi được. Quá trình phân hủy này có thể xảy ra khi điện phân nước. - (the_lostson)

đó là hơi nước: nước từ dạng lỏng chuyển sang dạng hơi, thoát ra khi ở nhiệt độ sôi. 100 độ c - (duy)

Đơn giản thôi bạn ơi: Khi đun phần nước ở dưới mặt nước càng gần đáy nồi do nhiệt nước biến thành hơi nước nên bốc lên (sủi bọt). Cho nên cứ đun nếu còn nước thì còn sủi bọt (hơi nước) cho tới khi nước bốc hơi hết còn trơ nồi không. Bọ đó là hơi nước, khi gặp nhiệt độ thấp hơn nhiệt bốc hơi của nước thì hơi nước tụ lại thành nước: Hiện tượng này khi bạn mở vung nồi ra thấy nước tụ ở vung nồi nhỏ xuống thành giọt>đáy nồi - (Học Sinh)

Đó là nước hóa hơi tại vị trí tiếp xúc dưới đáy nồi đó bạn. - (Ndtho)

Vậy cũng hỏi sao trời! Hóa học thời đi học để làm gì nhỉ? Cấu tạo của nước là H2O, còn lại thì bạn tự suy ra nhé ! - (balobala)

trong nước vẫn có oxy ngốc ah - (nguyentoanhuy)

Bọt khí sủi khi đun sôi nước chính là nước hoá hơi đấy bạn. Khi đun sôi nước thì nước ở đáy nồi sẽ sôi trước và hoá hơi. Hơi này nổi lên mặt nước để thoát ra nên tạo thành các bóng khí mà chúng ta thấy. Vậy thôi :) - (tim hieu)

khí đó là... hơi nước - (Aster)

Nhiệt độ cao làm nước hoá hơi - (Liemngo)

đó là hơi nước bạn nhé.
khi đến 100 độ c thì nước bốc hơi và thoát ra ngoài - (cơ điện tử)

Trời ơi bạn có câu hỏi khá thú vị, Thú vị ở chỗ là bạn đã có biết quy luật nước hoà tan trong không khí rồi mà lại kết luận là đó là khí H2 và O2 thì hơi vô lý. Câu trả lời đó là ở nhiệt đô sôi của nước khoảng 100 độ ở nhiệt độ này nước bị chuyển hoá từ dạng lỏng => hơi rất mạnh nên khí thoát ra chính là hơi nước đó bạn. Còn nếu để nó khí H2 hoặc O2 thì cần điều kiện vật lý vô cùng khắc nhiệt thì mới xảy ra được. Ví dụ như nó xảy ra khi có vụ nổ bom hidro chẳng hạn. Và bom hạt nhân chỉ là ngòi nổ để phản ứng đó xảy ra bạn ak. - (nhatkhanhcn)

nước khi đun sôi đạt đến 100 độ C sẽ bốc hơi , hơi nước này sẽ tạo ra các bọt khí. - (Ha nguyen)

Đấy là nước sôi rồi hóa hơi thoát ra ngoài tạo thành bọt khí. Nước ở phía dưới tiếp xúc với nguồn nhiệt nên hóa hơi trước, hơi nước nhẹ hơn nước nên sẽ "nổi" lên trên và bay ra ngoài. - (Linh)

Bạn học lớp mấy rồi mà đi hỏi câu này vậy. Đó chỉ đơn thuần là nước hóa hơi thôi. - (kjfk)

Đó là nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi đó, gọi là hơi nước. Khi hơi nước đó nguội thì nó lại chuyển trở lại thể lỏng. - (Boi Le)

Là hơi nước. - (Bảo An)

Anh lên google kiểm tra từ khoá "Đối lưu của nước" sẽ rõ hơn. - (Tam Nguyên)

Theo mình biết thì đó là nước ở nhiệt độ cao bay hơi, tạo thành bọt khí.. - (ha)

Đây là do hiện tượng bốc hơi của chất lỏng. Bình thường, hiện tượng bốc hơi của chất lỏng chỉ xảy ra trên bề mặt. Nhưng khi bị đun sôi thì hiện tượng bốc hơi xảy ra ngay cả trong lòng chất lỏng, vì vậy nước đun sôi luôn sủi bọt - (Quang Minh)

bọt sủi đó chính là nước đã hóa hơi đó bạn , chúng nhẹ hơn nước lỏng nên bay lên trên. - (hoangdangal)

Mình nghĩ là hơi nước, không phải khí bạn à. Chỗ nước tiếp xúc với đáy hoặc thành nồi sẽ nhận được nhiều nhiệt hơn nên hóa hơi nhanh hơn và tạo thành những bong bóng di chuyển từ đáy lên trên. - (nhatduymbs)

Dưới đáy nồi chỗ nước tiếp xúc với đáy gặp nhiệt độ cao các phân tử nước bốc hơi tạị đây gây nên hiện tượng sủi bọt - (hưng)

Đây không phải là bọt khí, mà là hơi nước do một phần nước bị chuyển từ thể lỏng sang thể khí bạn à. - (Quang Duc)

Đấy là nước hóa hơi bay lên thôi bạn ạ - (mrvubang)

Đấy là hơi nước. Nước hóa thành hơi và bay lên chủ yếu ở phần mặt thoáng và phần nước tiếp xúc với đáy nồi có nhiệt độ cao. Tại mặt thoáng nước hóa hơi và bay lên luôn, còn phần tiếp xúc với đáy nồi thì tạo thành các bóng khí (khí ở đây là hơi nước) và bay xuyên qua lớp nước để ra ngoài gây nên hiện tượng sủi bọt. - (ng.khac)

do dòng hải lưu đưa không khí từ trên xuống tạo khí thui bạn, nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận ra. - (bekool)

100 độ c nước chuyển sang thể khí. Bọt khí đó là nước sôi bay hơi. - (Zzz)

Khi tiếp xúc ở nhiệt đọ cao, nước sẽ chuyển sang dạng khí. Như vậy bọt khí bạn thấy chính là hơi nước đó bạn. Điều này thường thấy khi bạn nấu canh, nước đọng lại rất nhiều ở nắp vung (nước cất) - (huy)

không phải oxi và hidro đâu bạn ơi. nước ở thể lỏng khi đun nước đạt đến 100 độ C thì từ thể lỏng nước sẽ chuyển sang thể hơi. Do nước ở đái nồi đạt 100 độ C trước nên sẽ hóa hơi trước nên ta sẽ thấy sủi bọt cho dù nấu gần cạn - (Nguyenhoangnam)

Đó là hơi nước đó bạn. Nước ở phần đáy (phần tiếp xúc với nguồn nhiệt) khi bị nung nóng sẽ biến thành hơi nhẹ hơn nước nên bay lên. Vì vậy cho dù bạn nấu đến gần cạn thì nước vẫn còn và vẫn bóc hơi bay lên. Thân, Phúc - (Hứa Đặng Phúc)

Bọt nổi trong quá trình đun nước là không khí.
Trong quá trình nấu sôi nước hiện tượng tuần hoàn kéo lớp nước lạnh hơn (đã bị trao đổi nhiệt với môi trường)ở bề mặt trên xuống và chính lớp nước này đem theo không khí xuống đáy nồi nơi lại được bổ sung nhiệt làm tách các bọt khí - (tu)

Đó là hơi nước bạn ạ! Tính chất vật lý của nước là biến thành thể khí khi gặp điều kiện nhiệt đô 100 đô C ở 1At. Khi đun sôi, quanh thành nồi và đáy nồi, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước dễ bị hóa hơi hơn nên tạo các bọt khí. Do tác động của áp suất nên các bọt khí lăn tăn có xu hướng tích tụ lại và nổi lên trên. - (Khanh Nguyen)

Ở nhiệt độ 100 độ C nước dạng lỏng sẽ chuyển thành hơi và tạo thành các bọt khí sủi lên. - (Thuy Pham)

Hidro và oxi chỉ được giải phóng khi có phản ứng hóa học. Bọt khí đó chỉ đơn giản là hơi nước bạn ạ. - (haidangdinh)

Đó là nước ở dạng hơi đó ah, khi sôi nước chuyển từ trạng thái lỏng sang khí - (Thanh Le Nguyen Hoang)

O duoi day, nuoc tiep xuc truc tiep voi ngon lua nen soi o nhiet do cao => boc hoi va sinh ra bong bong khi - (Đoàn Minh Hải)

Theo tôi đó là khi nhiệt độ cao, nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí, và khi đó một luợng nước bên duới sẽ chịu nhiệt độ cao nhất và sẽ thành thể khí, lúc đó sẽ đi lên cao và tạo thành bong bóng, Qúa cứ như vậy... Nước ở dưới thành khí bay lên. Nước ở trên lại đi xuống và dù có cạn thì quá trình không thay đổi, kết luận, khí là nước hóa hơi. - (Nguyễn Trung Kiên)

Nhiệt độ sôi của nước không làm nước bị phân hủy, mà chỉ làm nước bốc hơi. Câu trả lời đó chính là hơi nước, chứ không phải khí gì hết. - (Hat Mua Tuyet)

Nhiệt độ của một nồi nước phân tán không đều, thông thường có nhiệt độ cao hơn ở dưới đáy nơi tiếp xúc với lửa. Ở nơi có nhiệt độ cao, đạt đến điểm bốc hơi của nước thì nước sẽ bốc hơi. Bọt khí ở đây là hơi nước. - (Thao)

Bái phục bạn, cái bóng khí đó chính là hơi nước chứ là cái gì nữa. Nếu nó là oxy và hydro phân hủy thì nó nổ banh nồi thì ai dám đun nấu nữa. Thay vì việc bốc hơi trên bề mặt hiện tượng hóa hơi xảy ra ngay trong lòng chất lỏng tạo bọt khí.
Hiện tượng này thường bắt đầu từ các "dị vật" trong lòng chất lỏng, các gờ hoặc vết nứt của thùng chứa (do không có bề mặt nào hoản hảo cả). Các bong bóng khí to dần do có nhiều hơi nước bốc hơi hơn theo thời gian. - (phongnc1911)

Không phải H2 và O2, sôi là sự bốc hơi bên trong lòng chất lỏng (kiến thức lớp 6 hay 7 gì đó), vậy nên khí mà bạn thấy chẳng qua là hơi nước, nó vẫn là H2O - (Dzung BUI)

Không bạn ạ, Sôi là khi áp suất mặt thoáng của chất lỏng = áp suất phía trên, khi đó, cả khối chất lỏng sẽ có khuynh hướng bay lên (áp suất= nhau). Nhưng vì trọng lượng riêng của nó >>> d của không khí nên nó sẽ xảy ra hiện tượng nâng lên 1 chút rồi rớt xuống lại. Khí mà bạn thấy bốc liên tục là khí từ môi trường ngoài khi lòng chất lỏng nâng lên một ít, nó đã chuyển vào (để cân bằng áp suất), rồi bị ép ra khi lòng chất lỏng đị xuống. - (vitamin C)

Bọt khí khi nước sôi đó là hơi nước !!! Do khi đun nấu mặt dưới của khối nước tiếp xúc lượng nhiệt nhiều nhất nên nó hóa hơi trước - (Nguyễn Dũng)

Đó chính là nước ở thể hơi.
Khi nước sôi (100 độ C ở điều kiện thông thường) thì nước sẽ từ thể lỏng chuyển sang thể hơi, hình thành các bong bóng khí và bay ra khỏi nước sôi. Khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, sẽ thu nhiệt, và do đó khi nước sôi sẽ luôn duy trì ở mức cố định (thông thường là 100 độ C). - (VTRiT)

Bọt nổi trong quá trình đun nước là không khí.
Trong quá trình nấu sôi nước hiện tượng tuần hoàn kéo lớp nước lạnh hơn (đã bị trao đổi nhiệt với môi trường)ở bề mặt trên xuống và chính lớp nước này đem theo không khí xuống đáy nồi nơi lại được bổ sung nhiệt làm tách các bọt khí - (tu)

Bạn nên về mượn sách Khoa học lớp 4 của con cháu đọc, bài "Ba thể rắn, lỏng, khí của nước".
Thân. - (Ryza)

Sao dạo này có nhiều câu hỏi kỳ lạ, lạ ở chỗ tất cả đều được học ở vật lý phổ thông rồi mà bây giờ vẫn hỏi những câu hỏi rất ngây ngô.
Bạn Trung Quân nên học lại định nghĩa hiện tượng sôi "là sự hoá hơi trong lòng chất lỏng" khi ở nhiệt độ sôi. Còn bọt khí chính là nước hoá hơi ở trong khối nước đó thoát ra ngoài! Bạn nên biết rằng để tách hydro và oxy từ nước ra thì nhiệt độ sôi của nước chưa đủ để phân huỷ liên kết hoá học này đâu! - (Nguyen Ngoc Le)

Định nghĩa của "sự sôi": là sự hóa hơi trên bề mặt và trong lòng chất lỏng.
Và bọt khí mình nhìn thấy chính là nước hóa hơi. - (Khoi Nguyen)

Đó chỉ là nước ở dạng hơi thôi. Nếu muốn tách được Hidro và Oxy thì phải thuỷ phân hoặc dùng các biện pháp khác. - (Nguyễn Ngọc Đức)

sao bờm thế - (tuan)

Là nước ở thể khí, do nước bốc hơi thôi. Nếu bạn làm lạnh sẽ ngưng tụ lại. - (trandang)

chỉ là hơi nước bị bốc hơi thôi - (Người Hâm Mộ Bạn)

Đó là hơi nước, là nước bốc hơi. Không phải phân tử nước bị tách ra từ H2O đâu bạn. - (Chieu Pham Xuan)

đó là hơi nước đó bạn không có khí 02 hay H2 đơn lẻ trong đó đâu - (Minh Silents)

La hoi nuoc, ban co biet duong can bang cua nuoc ko? Len google ma hoi nhe - (phan anh tuan)

Nếu nhớ không lầm thì có trong vật lý lớp 7, học lại môn này đi bạn ơi :D - (TDC)

híc đó là hơi nước đó bạn - (thong)

Nước đun sôi, hóa hơi, bọt khí là hơi nước bay lên. - (ecohalong)

tui nghĩ là do nước bị bốc hơi khi sôi lên ở phần đáy - (Q)

Đó là cơ chế xảy ra hiện tượng sôi mà đến nay vẫn chưa cơ giải thích thỏa đáng. Người ta thấy rằng bắt đầu hiện tượng sôi là việc hình thành các bóng khí tại nơi tiếp xúc và sau đó bóng khí sẽ nổi lên trên và các bóng khí khác tiếp tục được hình thành ngày càng nhiều. Ngay cả khi trường hợp vật chứa được gia công thật nhẵn (để loại bỏ khả năng không khí được tích tụ trên bề mặt nhám thì hiện tượng này vẫn xảy ra ). - (chan)

Đó là nước ở sát đáy nồi bị hoá thành hơi đáy nồi tạo thành các bọt khí rồi nổi lên - (Jin)

Đó là sự bốc hơi của nước xảy ra ở trong chất lỏng, - (chuyentinhthaonguyen_93_tt)

"liệu có phải là oxi và hidro bị phân hủy từ nước" chắc chắn là không. khí gì tan trong nước trước đó khi đun sôi, phân tử hoạt động mạnh, tách khí đang hòa tan ra. mình nghĩ là vậy. - (Hoc)

Đó là nước bay hơi khi nhận nhiệt đó bạn,chỉ là hơi nước thôi - (phan le phong)

do chinh la hoi nuoc . khong phai oxy cung khong phai hidro . do chinh la nuoc - (KHOE)

Hiện tượng sôi không làm phân huỷ nước, khí đó chính là hơi nước ! - (PC)

Trường hợp nước cất, ở điều kiện 100 độ thì đó là hơi nước (chuyển từ thể lỏng sang thể khí), nếu gặp lại điều kiện lạnh thì sẽ ngưng tụ lại thành nước. - (linhnguyen)

đó là hơi nước ! Đơn giản thế thôi. Oxi và hydro chỉ tách rời khi có điện phân thôi. - (sE)

Đó là do nước (ở trạng thái lỏng) biến thành hơi (hơi nước). - (Nguyễn Tuân)

Hơi nước. - (LienHT)

Nước được đun nóng trong nồi đến nhiệt độ sôi (100 độ C) sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi nước). Hơi nước này xuất phát từ đáy nồi nơi có nhiệt độ cao, di chuyển lên trên, tạo thành các bọt khí mà bạn nhìn thấy khi nước sôi. Còn để tách Hidro ra khỏi nước thì là việc làm rất khó. - (Do Duc)

không phải đâu bạn, nước không bị phân hủy thành hidro và oxi khi đang đun sôi đâu, đó chính là nước được chuyển thành thể hơi bốc lên đấy - (minh trung)

là do nước từ thể lỏng biến thành thể hơi (khi đạt 100 oC tại đáy nồi hình thành. - (Xuân Hòa)

Trong nước tồn tại rất nhiều không khí (điều này giúp các loài vật có thể "chắt" ôxy từ trong nước mà sống). Khi nhiệt độ sôi (khoảng 100 độ C), lúc này bên dưới đáy nồi, lượng ôxy bị nóng và nở ra, lúc đầu chỉ là những hạt li ti và khi lớn dần, chúng tách khỏi đáy nồi tạo nên những làn bọt như bạn thấy. - (Tiên)

Đó là các phân tử nước hóa hơi trong lòng chất lỏng (nước) thành là hơi nước, không phải ôxy và hydrô phân hủy từ nước.
Muốn phân hủy phân tử nước thành ôxy và hydro, thông thường phải có tia lửa điện phóng qua - (Tuan Tran Ky)

Đó là hơi nước, ở dưới được cấp nhiệt nhiều hơn nên hoá hơi trước, bốc lên trên. - (Huy206)

Cái này là vật lý cấp 2 mà bạn. Bọt khí đấy chính là hơi nước được tạo thành do nước chuyển sang dạng khí ở 100 độ C. Còn việc phân hủy oxi và hidro từ nước thì cần 1 nguồn năng lượng lớn hơn rất nhiều để phá vỡ liên kết O-H - (Sơn)

Khi nước sôi thì nó bốc hơi thôi - (Kim Quân)

Đó là hơi nước (khi đun nước đạt 100 độ C, nước bắt đầu hoá hơi)! - (mechatronics.ime)

Khi nước sôi thì phân tử nước sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí. Hiện tượng này không những xảy ra trên bề mặt thoáng của nước mà còn xảy ra bên trong khối nước. Các bọt khí mà bạn thấy chính là phân tử nước đã chuyển qua thể khí. Việc phân hủy phân tử nước thành khí ôxy và hydrô chỉ xảy ra khi có phản ứng hóa học hoặc khi ở nhiệt độ rất cao, hoặc khi bị điện phân. - (Hiển)

Bạn đã biết nhiệt độ hóa hơi của nước là 100 độ C (nhiệt độ sôi), khi gia nhiệt đủ nhiệt độ hóa hơi thì nước sẽ bốc hơi. Khi bạn nấu nước, nước được đun từ vị trí nào thì vị trí đó được hóa hơi và bong bóng hơi nước thoát lên từ đó nhiều nhất. - (Dũng Hoàng)

No canh bao cho ban biet dung co dai ma nhung tay vao - (titi)

Chào bạn,
Bọt khí mà bạn nói đến không phải là sự phân hủy phân tử nước thành oxy và hidro, mà đó là hơi nước. Khi nước bị đun nóng, các phần tử nước sẽ bị hóa hơi, và sẽ tạo thành các bọt khí, ngay trong lòng chất lỏng.
Hy vọng câu trả lời này làm bạn thỏa mãn.
Thân mến. - (Tử Kiệt)

Bạn đã tự trả lời cho mình rồi không cần phải hỏi thêm mọi người nữa. - (tuấn)

CHÍNH LÀ NƯỚC BỐC HƠI ĐẤY - (thiconan)

Khi bạn đun nước sôi thì luôn có hiện tượng sủi bọt. Như ta đã biết nước sôi ở 100 độ C (nước cất), khi nước sôi sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi, hơi thì nhẹ hơn lỏng nên sẽ chuyển động lên bề mặt thoáng của nước và thoát vào môi trường không khí chính vì vậy tạo ra hiệt tượng sủi bọt. Nước bay hơi từ từ nên khi đun nấu tới cạn vẫn thấy hiện tường sủi bọt. - (vinhdvan)

Đó chính là nước H2O ơ dạng khí (Một chất có thể tồn tại trong tự nhiên thể thể rắn, lỏng và khí. Khi nước sôi, nó chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí. Bạn xem lại định nghĩa sự sôi nhé. - (HuVi)

Nóng lên làm cho các phân tử chuyển động mạnh làm nước nó hết bất động được. và những hạt khí trong nước nóng lên nở ra rồi phi ra. nên nó cứ ọc ọc. - (batinh)

xuống lớp 6 học lại mộn vật lý đi bạn - (hoang mai)

Khi nước bị đun nóng đến 100 độ C thì sẽ bốc hơi tại thành những bọt khí sủi lên trên mặt nước. Đó chỉ là hơi nước, không phải là khí oxy hay hydro. Muốn có được õy, hydro từ nước có thể dùng phương pháp điện phân (rất tốn kém) chứ không chỉ đơn giản là đun nước sôi lên là có được. - (NTC)

Tôi nghĩ các bọt khí đó đúng là ôxi và hidro. Dưới tác động của điều kiện nhiệt độ, quá trình phân hủy của nước thành khí ôxi và hidro diễn ra nhanh hơn. Các chất khí nóng lên thì giãn nở nhiệt, khối lượng riêng giảm, hơi nước sẽ dần nổi lên tạo thành các bọt khí và bị vỡ tại bề mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi của nước vừa liên quan đến các hiện tượng vật lý, vừa liên quan đến bản chất hóa học. - (Tú Bùi Đắc)

Không phải oxi và hidro bị phân hủy từ nước đâu, vì dù muốn làm vậy củng cần phải có nguồn năng lượng cao hơn nhiều. Khí đó thực ra là hơi nước. Phần đáy của nồi nước là phần nóng nhất do tiếp xúc với lửa, nên những phân tử nước ở đó hấp thụ nhiệt và chuyển thành hơi nước ngay lập tức, nhưng do bọt khí vừa tạo thành bám vào đáy nên phải đợi nó to ra hơn mới có thể nổi lên. - (Lê Tiến Khoa)

thiên tài hoá học chính là đây - (nongmanhtinh)

trùi ui , người ta hỏi " bọt khí "sủi trong nước sôi là gì ? chứ có ai hỏi hiện tượng nước sôi đâu ? người ta hỏi vậy để biết cấu tạo hóa học của nó, cái gì không biết thì hỏi, có ai sinh ra cái gì cũng biết đâu sau chưởi người ta ngu thế bạn "RC" ? bạn thì chắc thông minh lắm lắm nhỉ? - (romotlinh)

Đúng là có nhiều thiên tài tưởng tượng ra H2 phân hủy và bay lên tạo thành bọt khí! Việt Nam mình nhiều người như thế này thì nhanh giàu lắm! - (Do Phong)

Theo mình thấy một số bạn đã trả lời đúng rồi. Nhiệt độ nóng, nước ở trạng thái hơi. Bằng chứng là hơi nước thường sủi từ đáy nồi lên. - (Phuc tran)

Trong điều kiện bình thường, hiện tượng bay hơi (hóa khí) chỉ xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
Khi một chất lỏng được đun tới một nhiệt độ nhất định (tùy theo loại chất lỏng), tại nhiệt độ đó, hiện tượng bay hơi (hóa khí) diễn ra ngay trong lòng chất lỏng, nhiệt độ chất lỏng không tăng lên nữa (với điều kiện áp suất không đổi) lúc đó ta nói chất lỏng đang sôi. Hay nói cách khác, định nghĩa "sự sôi" là hiện tượng bay hơi diễn ra trong lòng chất lỏng.
Khi bạn đun nước, nước sôi, nước bay hơi ngay trong lòng chất lỏng, tạo thành bọt khí nổi lên trên. - (voanhthoai)

khi đun nước thì nhiệt độ ở đáy nồi cao hơn nên nước ở phía dưới chuyển sang thể khí trước sẽ tạo thành các bọt khí và bay lên phía trên mặt thoáng để thoát ra ngoài không khí (vẫn là H2O) không phải O2 và H2 nhá. - (Nguyen Tung)

nước, nói đến nước ta nghĩ đến 1 dạng chất lỏng, trong suốt ko màu và uống đc. tuy nhiên nước cũng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Nước là một Phân tử của Hidro và Oxy, phân tử H20 này có tính phân cực cao, hình thành 2 đầu phân cực âm và dương. Khi mật độ phân tử H2O trở nên cao trong một thể tích chứa nhất định và nhiệt độ thích hợp, thì đầu âm của phân tử nước này sẽ hút đầu dương của phân tử nước kia lại gần, khiến cho khối lượng và mật độ phân tử của cụm vật chất này tăng lên tạo thành khối vật chất mà ta định nghĩa là chất lỏng có thành phần là H2O. Khi ta nung nóng các electron trong phân tử thay đổi quỷ đạo ( có thể nói là quỷ đạo di chuyển trở nên mất ổn định) gây nên tình trạng bất ổn trong liên kết giữa các phân tử, đây là nguyên nhân gây nên sự giải phóng các phân tử H2O tao ra " Hơi Nước". Tại sao hơi nước lại phát sinh từng cụm ? , khi một phân tử H2O bất ổn sẽ trở thành mầm phát sinh sự thay đổi điện cực trong mang liên kết. Trong không khí các phân tử nước liên kết với các chất khí khác theo nhiều cách, đến khi nhiều phân tử nước cùng gặp nhau sẽ sinh ra sương. Nhiệt độ càng tăng khả năng liên kết giữa các phân tử nước càng thấp. - (ManColdSteel .)

Nếu tạo ra h2 và o2 thì nổ đùng đùng rồi. Đó là hơi nước mà. - (siro)

Đi học hay cúp nên bây giờ mới hỏi nè, đúng ko? - (HS)

Đồng ý với bạn RC!!! Nếu mà phân huỷ được H2O thì thế giới này đã đỡ loạn! Bọt khí đó là hơi nước quá nhiệt ở thể khí đó bạn! - (Tommy Lee)

Nuoc o day noi nhan nhiet do cao hon o tren den khi dat dc 100 do thi chuyen tu trang thai long sang hoi bay len lien tuc thanh hien tuong soi ma ta quan sat dc ! - (duc tan)

câu hỏi hay nhất trong tuần - (Flame Valkyrion)

Học vật lý lớp 8 chưa bạn ... - (trần viết khoa)

Là nước bị hóa hơi thôi. Nếu là 02 hay H2 thì nồi nước bốc lửa rồi. - (thaogold1983)

Đọc trả lời 1 số bạn mà nản, làm j có chuyện đun nước mà tách dc H2 và O2, để ngọn lửa lên xem cháy ko? .nói bừa.đó là hơi nước, nc đạt độ sôi sẽ hoá hơi, do mật độ phân tử thấp hơn nc dạng lỏng lên n bay lên. - (Tùng)

Vì nước chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí khi nhiệt độ cao - (Quy)

Rượu đấy ! - (Phạm văn Soán)

Chào các bạn.
Đây là một câu hỏi hay, nhưng không dể dàng trả lời được một cách rõ ràng được. Tôi xin mạn phép giải thích như sau:
Khi bạn đun nước trong bình chứa,
- Trước tiên nhiệt sẽ truyền từ bếp đun (có thể từ ngọn lửa của bếp than, củi hoặc ga hoặc từ bề mặt của bếp điện, bếp từ..) sang đáy bình chứa nước.
- Sau đó, đáy bình đun mới truyền nhiệt vào lớp nước lỏng tiếp xúc đáy bình và làm cho nước nóng dần lên.
- Lớp nước này sẽ tiếp tục truyền nhiệt cho phần nước phía trên bằng cơ chế đối lưu nhiệt (vi lớp nước tiếp xúc đáy bình được làm nóng trước, nó sẽ giản nở nhiệt và có khối lượng riêng nhỏ hơn phần nước phía trên. Theo nguyên lý, nó sẽ dâng lên và lớp nước phía trên sẽ đi xuống: đây là nguyên lý truyền nhiệt đối lưu).
- Do quá trình truyền nhiệt xảy ra theo cơ chế trên, khi nhiệt độ trong bình tương đối cao, một phần lớp nước tiếp xúc đáy bình sẽ đạt đến nhiệt đô bốc hơi và chuyển sang trang thái hơi, tạo thành các bong bóng hơi. Các bong bóng này sẽ đi lên (cũng do khối lượng riêng của chúng rất nhỏ) phía trên mặt nước. Đấy chính là các bọt hơi mà các bạn quan sát được. Chúng chỉ là hơi nước, không có phản ứng phân hủy xảy ra ở đây. Chúng cũng không phải không khí hòa tan vì lượng khí đấy qua nhỏ, không thể quan sát thấy được.
Tôi muốn chú ý thêm rằng: các bạn sẽ nghe tiếng nước reo khi đun. Đấy chính là do các bọt khí này bị vỡ khi đi lên và tạo nên tiếng reo đấy. Khi nhiệt độ trong bình đạt đến nhiệt độ sôi, các bọt khí sẽ thoát ra khỏi khối nước mà không bi vỡ nữa. Vì vây, lúc đấy bạn gần như không nghe tiếng nước reo nữa.
Chúc các bạn vui khỏe - (Khoa Hoc)

Nước sỏi bọt khi đun sôi có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do trong nước có không khí hòa tan, vì nước (không nguyên chất) cũng được coi là một dạng dung dịch (không khí là chất tan) nên khi đun sôi có khí thoát ra. Thứ hai là do vật đun nước không nhẵn tuyệt đối (soi kính hiển vi sẽ thấy) nên khi đổ nước vào không khí sẽ có những hốc nhỏ đó, đó cũng là hiện tượng chúng ta nhìn thấy khi rót sâm-panh. - (Trần Vinh)

rốt cuộc thì ai đúng - (botay)

Cái gì mà H2O phân hủy lại còn đun nc làm nổ nhà nữa nếu H2O phân hủy đơn giản thế thì vc chế tạo tàu ngầm đã đơn giản hơn nhiều vừa có H2 lamg nhiên liệu có O2 để thở ko có kiến thức còn cứ thích nhảy vào thể hiện đó là hơi nước bốc hơi thành khí khối lượng riêng giảm nên nổi lên thôi - (Nam Anh)

giẫm đạp nhau vì một chút kiến thức thì thật không đáng . bản chất của tự nhiên là thế .. ta cũng chỉ là sản phẩm của tự nhiên thôi . - (vô minh)

Sôi là hiện tượng hoá hơi. bản chất nó là quá trình thu nhiệt để chuyển từ pha lỏng sang pha khí. các phân tử nước phía dưới có nhiệt độ cao hơn chuyển pha thành khí tạo thành bong bóng khí. các bong bóng khi nhẹ nên nỗi lên bề mặt. với sức căng bề mặt trọng lực làm phía trên bong bóng có liên kết yếu nên nổ - (viettin.org)

Đây là sự chênh lệch về áp suất, nhiệt độ giữa đáy bình với miệng bình tạo ra hiện tượng đối lưu. nc sẽ di chuyển từ nơi co nhiệt độ cao tới nơi có nhiệt độ thấp hay là dòng đối lưu và nc ở thể lỏng bốc hơi ở nhiệt độ cao suy ra bọt bốc lên là hơi nc chú ko phải khí - (Nguyenthanh)

Lượng khí hòa tan trong nước không đáng kể(nhưng nó cũng là 1 trong các nguyên nhân tạo thành bọt khí). Các bọt khí tạo thành khi sôi là do 1 phần là khí sẵn có và 1 phần là do nước hóa hơi. Các phân tử nước có thể bốc hơi ở mọi loại nhiệt độ trong điều kiện áp suất thường, chỉ có điều nó xảy ra chậm nên ta không nhìn thấy được, nhưng đến khi nhiệt độ cao thì quá trình này xảy ra nhanh và mạnh nên ta mới có thể thấy rõ được. Quá trình hình thành bọt hơi được giải thích như sau:
Khi ở nhiệt độ cao nước các phân tử nước chuyển động nhanh, va chạm vào nhau và thắng đc lực liên kết giữa các phân tử nước, những phân tử nước đấy sẽ tách khỏi khối nước sẽ trở thành luồng "hơi nước" (mà bạn gọi là bọt khí), luồng hơi nước này do chuyển động nhanh hơn sẽ dễ dàng tách ra khỏi các phân tử nước khác thoát ra khỏi bề mặt của nước (gọi là sự bay hơi) . Để tạo thành các bọt khí nhỏ liti này thì phải có các mầm khí(mình hay gọi là mầm sôi). Các mầm khí(mầm sôi này) sẵn có trên các bề mặt của vật rắn, bề mặt càng sần sùi thì càng nhiều, bề mặt càng nhẵn thì càng ít. khi các ptu nước bị tách ra chuyển động bám vào các mầm khí này tạo thành các bọt khí liti, các bọt khí liti này dần dần lớn dần tới khi thắng được lực liên kết với bề mặt của vật rắn sẽ nổi lên bề mặt thoáng. Quá trình này lặp đi lặp lại tới khi nào nước chuyển hết sang dạng hơi. - (vanmaibg)

Nước la dạng vật chất tồn tại được dưới dạng 3 pha: pha rắn,pha lỏng,pha khí. Pha rắn khi nước đạt dưới 0 độ C (người ta gọi là đá lạnh). Từ 0-100độ C,nước tồn tại trong pha lỏng (ta vẫn thường gọi là nước). Trên 100 độ C.Nước tồn tại dưới dạng pha khí,người ta gọi là hơi nước.Dù la dạng rắn,lỏng,hay hơi, nước vẫn công thức hoá học là H2O. Nên khi nước sôi sục đó là sự thoát hơi nước dưới lên trên bề mặt chất lỏng nhé các bạn. - (dungbk)

do giòng đối lưu dập vào thành nồi khi giòng dói lưu chảy mạnh thi mang luọng khí càng lớn trn6 mặt tiếp xuống dưới . dó chỉ là ko khí thôi ma - (chungnd)

Trong thế giới chúng ta đang sống có 5 loại hòa hợp nhau: Đất, nước, lửa, gió và không khí. Khi ở dạng vật chất nó là như thế nhưng xét cho đến cùng chúng đan xen vào nhau. Nước khi đun sôi nó bao hàm 5 loại cùng nhau sinh và cùng nhau phát tán, tùy theo hàm lượng tỷ trọng chứa của loại nào, bao nhiêu mmg đến kg nó sẽ phát tán đến từng loại của nó (hình thành dạng vật chất ta thấy được). Nếu muốn lấy lửa ta phải có dụng cụ lấy lửa như hột quẹt (trong đó có nước hydro - oxy(gió -không khí: sự cháy), khói đen (đất) bóc lên. Đào đất xuống 1m, không khí có 1m, trong đất có nước .v.v... Lấy kính hiển vi soi từng loại vật chất (nguyên tử) nó đều có khoảng cách không gian ion và eleclectron quay quanh nhân tạo thành phân tử . Tóm lại, Sôi là hiện tượng hóa hơi trong lòng chất lỏng. Đó là định nghĩa của sự sôi. Do đó bọt sủi trong nước sôi không phải là không khí hòa tan, không phải là oxy và hydro phân tách mà là hơi nước, bạn à. - (Dung)

do tác động của nhiệt độ mà các phân tử H20 va dập vào nhau tạo nên bọt khí đó - (huynh anh)

Nước ở dạng lỏng luôn tồn tại quá trình bay hơi trên bề mặt thoáng của nó. Nhưng từ 100 độ C trở lên nước chuyển thành dạng hơi cả chính trong lòng nước dạng lỏng. Vì vậy bong bóng khí khi nước sôi chính là hơi nước thôi, không có gì nguy hiểm cả. Có bạn đọc cho rằng do nước bị tách thành oxy và hydro thì cần xem lại kiến thức hóa học nhé. Bạn có biết nếu cứ đun nước mà xảy ra phản ứng tách nước như vậy thì chắc tai nạn suốt ngày, vì hỗn hợp hydro và oxy sinh ra rất dễ nổ khi gặp nhiệt độ cao. - (Vu van Hung)

nước +khí gì?mới ra hơi nước chứ? - (nam xuan phan)

Chết cười với mấy bạn giải thích của mấy bạn. H2O rất bền, không bị phân hủy thành H2 và O2 đâu. Hơi nước đấy - (Cáo)

mình xin trả lời câu hỏi của bạn, k câu từ nhá. bạn biết nước bay hơi ở nhiệt độ nào rồi chứ, 100độ C ở điều kiện chuẩn, lúc sôi là lúc nước chuyển từ trạng thái lỏng sang hơi, phần chuyển sang hơi là phần tiếp xúc nhiệt lớn nhất(đáy nồi), và hơi nước thì nhẹ hơn nước nên nó sẽ sủi lên thôi, và đó là H2O nhưng ở trạng thái hơi bạn nhé. - (Cường)

Các bạn bình luận lung tung quá làm vấn đề rối tung lên. Muốn hiểu kỹ hơn về hiện tượng khi nước sôi có bọt khí mời các bạn đọc tài liệu về sự sôi của chất lỏng (kim loại cũng sôi khi đạt đến nhiệt độ sôi. Cần phân biệt sự sôi trên bề mặt vật rắn và sôi trong lòng chất lỏng các bạn ạ nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì bọt khí sinh ra khi chất lỏng đó sôi đều là thể hơi của chất lỏng đó mà không phải là các khí khác - (Nguyễn Đức Toàn)

0