09/06/2018, 22:06

Tại sao nam châm chỉ hút sắt? - Câu hỏi hay

Ngoài sắt, thép thì nam châm có thể được chế tạo bằng kim loại khác được không? Và vì sao chúng chỉ hút sắt chứ không phải kim loại khác? Xin cảm ơn. ...

Ngoài sắt, thép thì nam châm có thể được chế tạo bằng kim loại khác được không? Và vì sao chúng chỉ hút sắt chứ không phải kim loại khác? Xin cảm ơn.

Tại sao sắt lại bị nam châm hút?

Nam châm còn được gọi là đá nâm châm. Dùng nam châm có thể hút các vật làm bằng sắt như đinh sắt, kim kẹp giấy… Tại sao nam châm lại có thể hút sắt? Để giải thích điều này, phải xét kết cấu bên trong của vật chất.

Đa số vật chất đều do các phân tử cấu tạo thành, phân tử do các nguyên tử tạo nên, nguyên tử lại do các nhân nguyên tử và các hạt điện cấu tạo thành. Các hạt điện liên tục vận động trong nguyên tử và xoay chuyển xung quanh hạt nhân nguyên tử, hai loại vận động này sẽ sinh ra từ tính. Nhưng, trong đa số các vật chất, phương thức vận động của các hạt điện là hoàn toàn khác nhau và rất hỗn loạn, điều này làm cho hiệu ứng từ bên trong các vật chất tự triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy, trong trường hợp bình thường, các vật chất đều không có từ tính.

Còn nam châm lại khác. Nam châm thường được làm từ các nguyên liệu sắt từ như sắt, coban, nikken hoặc sắt oxit… Từ tính của nam châm chủ yếu bắt nguồn từ sự vận động của các hạt điện. trong chất sắt từ, các hạt điện tử có thể tự chuyển động và sắp xếp một cách tự phát trong phạm vi nhỏ, tức là trong phạm vi nguyên tử nhỏ bé, các hạt điện tử có thể duy trì phương hướng tự vận động giống nhau và hình thành nên một vùng từ tự phát nhỏ. Vùng từ tự phát này gọi là loại từ. Loại từ có độ lớn nhỏ khác nhau, mỗi loại từ chiếm khoảng 10-9 cm khối và chứa khoảng 1015 nguyên tử. Do phương hướng từ tính của các hạt điện tử trong một loại từ là giống nhau nên các từ tính tăng cường lẫn nhau. Một loại từ tương đương với một nam châm nhỏ, thể nam châm chính là do một số lượng lớn các nam châm nhỏ như vậy tạo thành.

Trước khi nhiễm từ, phương hướng từ tính của các loại từ bên trong nam châm là khác nhau, chúng hướng về mọi phía, kết quả là các từ trường có phương khác nhau sẽ triệt tiêu lẫn nhau và không thể hiện từ tính ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi đã được tăng thêm từ trường bên ngoài vào, chúng sẽ lần lượt sắp xếp men theo hướng từ trường, được gọi là nam châm nhiễm điện và trở thành một miếng nam châm. Các hạt điện trong các chất không phải là sắt như đồng, nhôm, chì… mặc dù đã tăng từ trường bên ngoài, nhưng chúng vẫn không chịu sắp xếp theo trật tự mà vận động một cách hỗn loạn, vì vậy những vật chất này không bị nhiễm từ và cũng không có từ tính.

Nam châm có thể hút sắt chính là do nam châm có từ tính. Khi gần miếng sắt, từ trường của nam châm sẽ làm cho miếng sắt bị nhiễm từ, giữa nam châm và miếng sắt có cực từ khác nhau nên sẽ tạo ra lực hút, miếng sắt sẽ dính chặt vào miếng nam châm. Còn các kim loại khác như đồng, nhôm, chì… lại không bị từ trường của nam châm làm cho nhiễm từ và không sinh ra từ tính, vì vậy, nam châm không thể hút được những kim loại này.
Nam châm vĩnh cửu mà chúng ta thường thấy có hai loại: nam châm nhân tạo và nam châm tự nhiên. Nam châm nhân tạo là do con người để một số nguyên liệu từ tính vào trong từ trường nhằm làm cho nó bị nhiễm từ, sao cho khi từ trường ở môi trường bên ngoài phân tán dần đi, các hạt điện trong nguyên liệu sắt từ tính vẫn được giữ nguyên, sắp xếp có trật tự, nhờ đó sẽ xuất hiện một từ tính bên ngoài rất mạnh. Còn nam châm tự nhiên là một loại quặng sắt trong tự nhiên, nó có từ tính vĩnh cửu dưới sự nhiễm từ của từ trường trái đất.
Hoàng Quân
- (Ninh Tuệ)

Nam châm hút tất cả kim loại nhé bạn, tại vì các kim loại khác có tính từ hoá yếu nên bạn không cảm nhận được thôi. Sắt là vật liệu có tính từ hoá mạnh nên nam châm hút dễ dàng. Còn tại sao sắt lại có tính từ hoá mạnh thì nó lại liên quan đến bản chất của vật liệu..cái này thì khá dài dòng, nên mình không tiện đề cập ở đây. - (Dung)

Có hai loại nam châm :Nam châm vĩnh cửu là các vật được cấu tạo từ các vật liệu từ cứng có khả năng giữ từ tính không bị mất từ trường, được sử dụng như những nguồn tạo từ trường.
Nam châm điện là một dụng cụ tạo từ trường hay một nguồn sản sinh từ trường hoạt động nhờ từ trường sinh ra bởi cuộn dây có dòng điện lớn chạy qua. Cảm ứng từ của nam châm điện được dẫn và tạo thành lớn nhờ việc sử dụng một lõi dẫn từ làm bằng vật liệu từ mềm có độ từ thẩm lớn và cảm ứng từ bão hòa cao. Khác với nam châm vĩnh cửu có cảm ứng từ cố định, nam châm điện có cảm ứng từ có thể thay đổi được nhờ việc điều khiển dòng điện chạy qua cuộn dây,ngày nay nam châm còn có thể được chế tạo từ đất hiếm.Nam châm chỉ hút được những vật liệu nhiểm từ như sắt,thép...và không hút được những vật liệu không nhiểm từ như thép không gĩ(Stainless steel),nhôm..... - (Thong Nguyen)

Do nam châm sắp sinh nên thiếu sắt đó thôi. - (Chó Điên)

Để giải thích thật kỹ càng thì khá mất thời gian. Nhưng để nói một cách ngắn gọn có thể giải thích như sau: Tất cả các loại vật liệu, về mặt tính chất từ, có thể phân thành 3 loại chính là thuận từ, nghịch từ và sắt từ. Chỉ có các kim loại có tính chất sắt từ mới bị nam châm hút, trong số các kim loại trong bảng tuần hoàn có 3 nguyên tố có tính chất sắt từ đó là sắt, cô ban và nicken. Như thế Nam châm chỉ có thể hút ba chất nêu trên và một số các hợp kim của chúng (nói là một số vì đặc trung nhất là thép không rỉ là hợp kim của Ni ken nhưng có rát nhiều loại thép không rỉ không bị nam châm hút).
Nôm na trả lời như vậy, còn nếu ký giải thật chi tiết thì nó thành bài giảng về vật liệu từ rồi. - (Thân Hoài Anh)

Thực ra là có hút các kim loại khác đó bạn Quốc Thịnh à, chỉ là có những vật liệu mà lực hút nó quá nhỏ nên mắt thường rất khó để thấy được thôi. Cái này thì liên quan đến từ hóa của vật liệu ( mọi vật chất đặt trong từ trường đều bị từ hóa). Khi đặt trong từ trường, nó sẽ trở nên có từ tính và sinh ra một từ trường phụ B'→. Từ trường tổng hợp trong vật chất khi đó là B→=B'→+B0→. Theo tính chất và mức độ từ hoá, người ta cơ bản phân ra làm 3 loại:
Chất thuận từ, nghịch từ và sắt từ. Nhôm là một chất thuận từ, tức là chất có B'→ cùng chiều với B0→ nhưng B'〈B0. Sắt là chất sắt từ, tức là chất có B'→ cùng chiều với B0→ nhưng B' có thể lớn hơn B0 rất nhiều. Nên tóm lại là lực hút giữa Nam Châm và sắt có thể lớn hơn hàng trăm tới hàng triệu lần so với các kim loại khác. Thân. - (Hoài Thương)

Để có nam châm thì vật liệu phải được nhiễm từ tính, có nghĩa là các hạt điện tử bên trong vật thể đó được xắp xếp lại có trật tự thay vì chuyển động hỗn loạn tự nhiên. Cho đến nay khoa hoc chỉ phát hiện được rằng kim loại gốc sắt có thể nhiễm từ cho nó, các kim loại khác không bị nhiễm từ. Bạn có thể là người làm cho kim loại khác nhiễm từ? - (lm)

Để người ta biết vật bị hút là sắt đó anh zzrai.. :P - (Nguyễn Thành Bồi)

Ngoài sắt, thép thì nam châm có thể được chế tạo bằng kim loại khác cũng được nếu như kim loại đó có từ tính như sắt. Nam châm có công thức hóa học là Fe3O4. Sở dĩ nó hút được Fe là do "trời sinh" nó vậy rồi. - (Âu 2013)

Nam châm không chỉ hút sắt. Sắt chỉ là một trong 5 kim loại có từ tính cao. Từ trường tác động đến mọi vật ở mức độ khác nhau. - (milo)

Vì sắt, thép là vật liệu dễ bị nhiễm từ, khi đó nó trở thành như một nam châm có cực từ và cực tính như nam châm nên chúng hút nhau. - (vhphi.c2npvinh)

Vì sắt mới tạo ra từ tính, hai vật có từ tính trái chiều sẽ hút nhau và cùng chiều sẽ đẩy nhau. Ví dụ về từ tính: như lõi Trái Đất là sắt thì có từ tính (từ trường) còn lõi sao Hỏa không phải sắt nên không có từ tính. - (Phong Nguyễn)

Nam châm thường được làm từ các nguyên liệu sắt từ như sắt, coban, nikken hoặc sắt oxit… Từ tính của nam châm chủ yếu bắt nguồn từ sự vận động của các hạt điện.Trước khi nhiễm từ, phương hướng từ tính của các loại từ bên trong nam châm là khác nhau, chúng hướng về mọi phía, kết quả là các từ trường có phương khác nhau sẽ triệt tiêu lẫn nhau và không thể hiện từ tính ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi đã được tăng thêm từ trường bên ngoài vào, chúng sẽ lần lượt sắp xếp men theo hướng từ trường, được gọi là nam châm nhiễm điện và trở thành một miếng nam châm. Các hạt điện trong các chất không phải là sắt như đồng, nhôm, chì… mặc dù đã tăng từ trường bên ngoài, nhưng chúng vẫn không chịu sắp xếp theo trật tự mà vận động một cách hỗn loạn, vì vậy những vật chất này không bị nhiễm từ và cũng không có từ tính. - (Giápnv)

Nam châm ngoài hút đc sắt thép ra, nó còn hút đc .... Nam châm nữa bạn ah!! - (b10thanyeu)

Nam châm hút tất cả các vật bằng kim loại, cả phi kim, các sinh vật. Nhưng do từ tính của sắt cao, hoặc lục từ của nam châm ko đủ mạnh để hút các vật khác ngoài sắt. Ví dụ cụ thể nhất đó là trái đất, trái đất chính là một nam châm có lục từ khổng lồ có thể hút mọi vật thể giúp chúng ta có thể đứng vững. - (Nhat minh nguyen)

không đâu bạn a`. tại sao nó chỉ hút 2 loại đó thì bạn hãy nhớ về môn Địa Lý khi bạn học phổ thông. Bạn có nhớ là nhân của Trái Đất toàn là sắt không ? chính vì thế Trái Đất chỉ hút sắt thôi vì sắt nặng hơn các kim loại khác nên bị hút vào tâm Trái Đất còn các kim loại khác nhẹ hơn nên nổi trên bề mặt. Vì thế nó chỉ hút được sắt mạnh nhất và kim loại pha sắt thì hút yếu hơn. - (lbchelinh)

Vậy tôi có câu hỏi tiếp theo : Nam châm có cực nam và cực bắc nhưng khi bẻ làm đôi thành 2 nam châm vẫn giử nguyên lý có cực nam và cực bắc. có thể nào tách cực nam ra riêng và cực bắc ra riêng không ? tại sao? - (Lê Minh Hòa)

vi sat chỉ chịu cho nam cham hut - (ttd)

 Thực sự nam châm nhân tạo được pha thêm nhiều kim loại khác để tăng từ tính chứ không hẳn chỉ có sắt.
Còn tại sao nam châm chỉ hút sắt và một vài kim loại khác thì (cái này hỏi anh Google cũng rõ) là do cấu trúc lớp điện tử của nguyên tử sắt chịu ảnh hưởng của từ tính nên nó đồng hướng đồng trục như những vòng của cuộn dây khi có tác dụng của từ tính. Các chất khác không có tính chất này nên không bị nam châm hút. - (NĐT)

Chúng nó yêu nhau thì hút nhau thôi - (trungdixe)

Vì nam châm và sắt thích nhau nên mới" hít" nhau. - (tưngtưng)

1. Nam châm không chỉ hút sắt mà còn hút một số kim loại khác như niken, cobalt.
2. Ngoài sắt, thép thì nam châm (vĩnh cửu) còn có thể được chế tạo thương mại, với từ lực cao hơn nam châm sắt, bằng các kim loại như: hợp kim nhôm, niken, cobalt (nam châm Alnico) hoặc Neodymium (nam châm đất hiếm) - (Hiếu)

M ko phải là nhà vật lý học, nhưng xem trên wikipedia thấy nói là:
Nam châm có thể hút các kim loại từ như là sắt, niken, cô-ban, và một số hợp kim của đất hiếm.
Những kim loại này cũng có tính chất giống sắt là có thể biến thành nam châm được. - (duy chi)

từ tính - (Nam Nguyễn)

có 2 loại nam châm là nam châm vĩnh cửu và nam châm điện. nam châm vĩnh cửu là như loại bạn đã biết. còn nam châm điện được làm từ các dây đồng quấn quanh lá thép kỹ thuật. dùng trong chuông điện, mô tơ. bản chất của nam châm là có từ tính. với nam châm vĩnh cửu thì 2 cực nam châm cố định nên chiều từ tính cũng cố định, với nam châm điện người ta phải dùng một bộ gồm 2 mảnh bán nguyệt để cố định chiều dòng điện. qua đó cố định chiều từ tính. còn sắt là kim loại có tính chất nhiễm từ (tôi nhớ ko nhầm thì chỉ sắt có tính chất này.) đây là tính chất vật lý. - (Nguyen Minh)

Trái đất là một nam châm khổng lồ có cực Bắc ở Nam cực, cực Nam ở Bắc cực, do vậy nó đẩy nam châm đầu Nam của nam châm về hướng Bắc và ngược lại. Do vậy nếu để nam châm quay tự do nó luôn quay về hướng Nam Bắc, đây là nguyên lý của la bàn. Điều thú vị là khoảng vài ngàn năm lại thay đổi cực một lần, Nghiên cứu khoa học gần đây nhất là cách khoảng 800.000 năm cực từ thay đổi Nam - Bắc thành Bắc Nam bây giờ và chắc chắn chúng ta không chứng kiến cũng như tính được trong tương lai khi nào Trái đất lại đổi cực.
Không chỉ nam châm mà dây điện (bằng bất kể vật liệu gì, thường là đồng) có dòng điện chạy qua cũng trở thành mam châm, đó là nguyên lý nam châm điện. Thường là một vòng dây đồng cuốn quanh một lõi sắt mà ta có thể tự lấy một đoạn dây đồng cách điện quấn quanh một cái đinh nối với một cục pin sẽ thành một nam châm điện nhỏ.
Khi nam châm chuyển động gần một kim loại (bất kể kim loại gì) cũng tạo ra dòng điện. Đây là nguyên lý của máy phát điện. Thường là roto là nam châm vĩnh cửu (ở động cơ nhỏ) hoặc nam châm điện ở động cơ công suất lớn quay quanh stator hoặc ngược lại sẽ tạo ra điện chúng ta dùng hăng ngày.
Đúng như một số ý kiến của các bạn khác là kim loại khác không phải sắt cũng bị nam châm hút, nhưng lực hút cực nhỏ, hoặc phải loại nam châm điện cực mạnh hoặc các thiết bị đo đếm tinh vi mới phát hiện ra nam châm tác động đến các kim loại khác.
Thêm nữa, ở nhiệt độ cao, nam châm cũng như sắt bị suy giảm hoặc mất từ tính. - (Anh Tuấn)

Tôi chỉ biết chức năng xương làm bộ khung cho các động vật thôi.Tôi muốn biết xương dăm của cá có chức năng gì? - (T.N.Bao)

Không phải nam châm chỉ hút sắt không đâu, nó còn hút cả oxi lỏng nữa - (fiachaq)

Khoa học có khác, 1 chủ đề nhỏ, tốn nhiều gấy mực quá. keee - (chung)

nam châm mà có thể hút hết mọi thứ và hút thật mạnh đó là bà ve chai hay còn gọi là cô đồng nát - (minhkhoi)

Biết nó thế là như thế tìm hiểu thì bản thân nó vẫn như thế - (minhthu)

Vậy nam châm hút sắt hay sắt hút nam châm? Haha - (thảo)

lực hấp dẩn đó ma các bạn . nếu ngồi cạnh mot cô gái chân dài mà ...... thi hjjjjjjjjjj - (dangchunght)

TRAI DAT LUON CO AM-DUONG. NAM CHAM LA SAT NHIEM TU NEN HUT SAT. DONG KHONG NHIEM TU DUOC NHUNG CO THE NHIEM CAI GI DO DE HUT DONG. - (nhutphan)

Nam cham ko chi hut sat ma con hut duoc ca con nguoi do ban, ban .co .x.e.m ch.u.ong. trinh Dí.covery ...n.e.w ..chua. - (ken)

Con gái là săt, con trai là nam châm... zậy thôi - (don)

Ko chỉ có sắt mà một số cái chất có electron tự do trong opital cũng có thể bị lệch trong từ trường của nam châm. Để giải thích cái này rất phức tạp phải dựa vào thuyết MO. Nếu muốn biết thêm thông tin bạn có thể lấy sách Hoá đại cương của các trường Đại học như BK, YD, TN để đọc nói chung là rất khó giải thích cặn kẽ! - (Thế Bảo)

Nam châm điện chỉ cần có điện là hút sắt. Vì vậy, bản chất của từ trường là do có dòng điện chạy theo vòng tròn. - (Nguyễn Quốc Võ)

Nam châm không chỉ hút sắt mà nam châm còn hút được cả dòng điện nữa bạn ạ. Bạn lấy dây đồng hay nhôm hay dây kim loại bất kỳ cho dòng điện đi qua đặt gần nam châm cũng bị nam châm hút tốt.  - (Ngộ)

vi nam châm yêu sắt đó bạn - (tuan)

vì nam châm thiếu sắt .giống như người nào thiếu nước.còn nguyên nhân thiếu sắt chắc là do chế độ ăn thiếu sắt, mẹ ăn kiêng khi đang cho con bú. - (sad)

khi sát ở gần cực từ của nam châm , thỏi sắt và nam châm hút nhau . khi cực từ của 2nam châm ở gần nhau , tác dụng lên nhau như thế nào ? - (hongmy1221)

mk muốn hỏi tại sao khi cúp điện nam châm điện ko thể hút được sắt? - (Kim Quyên)

Vi sắt co độ tư tính cao Bạn à! - (BaDuy)

Cho mình hỏi tí, vậy là nhôm (Al) là nguyên kim loại thuộc nhóm không có từ tính hay là có từ tính rất nhỏ. Mình mạo mụi hỏi, mong các bạn cho ý kiến, có điểm nào bất tiện xin giúp bỏ qua giùm mình, chân thành cám ơn. - (Hien)

Nam châm được chế tạo như thế nào vậy - (Vanthao Tran)

0