24/05/2018, 21:09

Tài chính, tăng trưởng và phát triển kinh tế

Giới thiệu Một trong các định nghĩa (xem một trong những cuốn sách hàng đầu về kinh tế phát triển do Meier biên tập, 1989 trang 6) phát biểu rằng sự phát triển kinh tế là một quá ...

Giới thiệu

Một trong các định nghĩa (xem một trong những cuốn sách hàng đầu về kinh tế phát triển do Meier biên tập, 1989 trang 6) phát biểu rằng sự phát triển kinh tế là một quá trình mà qua đó a) thu nhập bình quân đầu người của một nuớc tăng lên sau một khoảng thời gian, và b) số lượng người nghèo và sự bất bình đẳng kinh tế trong xã hội không tăng lên. Định nghĩa này ngụ ý rằng phát triển đòi hỏi phải giảm một cách tương đối tỷ lệ người nghèo trong khi tốc độ tăng dân số là số dương, và vẫn không quên những nhu cầu cấp thiết của việc giảm nghèo đói. Vì việc giảm nghèo đói có vai trò quan trọng trong bất cứ xã hội này và bởi vì sự phổ biến của tình trạng đói nghèo cùng cực đóng vai trò như một cản ngại chính yếu đối với toàn bộ hệ thống kinh tế, cần thiết phải xét lại khái niệm của kinh tế phát triển để nhằm phản ảnh các nhân tố này. Chúng tôi định nghĩa phát triển kinh tế như là một quá trình tổng hợp mà bao gồm những cải thiện trong tất cả mọi lĩnh vực của xã hội và phúc lợi của toàn bộ dân số được duy trì trong khi giảm thiểu sự nghèo đói cùng cực và sự tước đoạt kinh tế đối vời bộ phận nào trong xã hội. Định nghĩa này tập trung vào sự ưu tiên tương đối trong các tiến trình phát triển cũng như việc tạo ra các khía cạnh cơ sở hạ tầng có liên quan. Sự phát triển cơ sở hạ

tầng bao gồm, nhưng không giới hạn, ở các yếu tố sau: sự phát triển của cơ sở hạ tầng pháp luật và sự tôn trọng pháp quyền, việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp nhất của các thể chế công, sự khuyến khích các thị trường cạnh tranh và việc quản lý chúng, sự phát triển nguồn vốn nhân lực và sự bảo vệ môi trường. Bất cứ chỉ báo nào về sự tiến triển trong phát triển kinh tế của một đất nước đều cần phải phản ảnh được những khía cạnh này. Khái niệm tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng kinh tế, bao gồm cả sự đóng góp của việc tích lũy vốn trong sản lượng này. Tăng trưởng vẫn là một điều kiện cần nhưng chưa đủ của phát triển kinh tế.

Trong số các nhập lượng quan trọng nhất cho phát triển kinh tế là các nguồn lực tài chính và khả năng tiếp cận đến những nguồn lực này trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế. Việc cung cấp vốn cho các mục tiêu phát triển khác nhau không chắc là khả thi nếu sự phân bổ nguồn lực hoàn toàn để cho thị trường tài chính thực hiện. Tài chính cho tăng trưởng và phát triển kinh tế không nhất thiết được cung cấp ở các mức bền vững và tối ưu về mặt xã hội nếu các thị trường vốn nội địa và toàn cầu là thể chế chủ yếu cho việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế. Do vậy, một nỗ lực tỉnh táo là cần thiết trong tất cả lĩnh vực và ngành của các hệ thống kinh tế nội địa và toàn cầu và các thể chế quản trị việc hướng dẫn các nguồn lực của các hệ thống này, một cách trực tiếp (như là viện trợ tài chính) lẫn xúc tác (như trong việc khuyến khích các dòng tài chính, thị trường và thể chế tài chính bền vững cho việc quản trị tài chính hiệu quả). Vai trò của các thể chế tài chính và chính sách của chúng trong việc quản trị phát triển kinh tế trên diện rộng thường chỉ được nói đến trong các phần cục bộ. Stiglitz (2000, trang 1085) đã đặt ra câu hỏi: liệu các chính sách tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới “cuộc sống và khả năng sinh tồn của hàng triệu con người trên toàn thế giới có phản ảnh đuợc

sự chú ý và quan tâm, không chỉ đến thị trường tài chính nói riêng, mà còn đến các doanh nghiệp, lớn và nhỏ, những công nhân, và nền kinh tế nói chung hay không?”. Đây là vấn đề trọng tâm của tài chính phát triển. Các khía cạnh kinh tế phát triển vẫn liên quan trong việc thiết kế các chính sách và thể chế tài chính cho việc quản trị tài chính. Rõ ràng là sự tập trung vào các thể chế và chính sách tài chính nên đặt trọng tâm vào các mục tiêu phát triển được hỗ trợ bởi sự vận hành hiệu quả của các thị trường và thể chế vốn nội địa và toàn cầu. Trong khi mục tiêu lợi nhuận đối với các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục là động lực chính thì việc duy trì mục tiêu đó và giảm bớt bất cứ ngoại tác nào cần có sự nghiên cứu kết hợp với các hoạt động có liên quan. Tương tự như vậy, các thể chế tài chính mà

do các thực thể chính phủ chỉ đạo cần đảm bảo rằng chi phí giao dịch của các thể chế này được tối thiểu hóa khi cung cấp các nguồn lực và dịch vụ đáng mong muốn về mặt kinh tế và xã hội.

Trong số những yếu tố được quan tâm đặc biệt của chương này là các vấn đề liên quan đến vai trò của các trung gian tài chính (Financial Intermediaries - FI) đối với tăng trưởng kinh tế, quan hệ giữa các thể chế pháp luật, dòng vốn, và tác động của những yếu tố này đến phát triển kinh tế. Thường thì mặc dù rõ ràng là sự phát triển tài chính (Financial Development - FD) lớn hơn đóng góp và phát triển kinh tế, nhưng sự hiểu biết về các nhân tố mà cho phép tạo ra một sự liên quan lẫn nhau và tính hiệu quả tương đối của các công cụ chính sách như vậy là rất hữu ích cho việc thiết kế và thực thi các cơ chế tài chính phát triển hữu hiệu. Một sự nghiên cứu về các cơ chế mà qua đó trung gian tài

chính đóng góp vào tăng truởng kinh tế là một khía cạnh phân tích quan trọng mà cho phép việc hình thành chính sách. Các nhân tố tác động đến sự hiệu quả của trung gian tài chính và các ý nghĩa đối với phát triển tài chính cũng là các nhân tố có liên quan. Chúng ta nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào tài chính với tăng trưởng kinh tế, vai trò của trung gian tài chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và sự liên kiết giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế. Một sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các vấn đề vừa đề cập, sự tự phụ thuộc lẫn nhau, và các mối liên kết phổ biến cho phép thiết kế và thực thi các chính sách được cải thiện trong việc quản trị hiệu quả các hệ thống kinh tế và tài chính.

Xem chi tiết tại đây

0