24/05/2018, 21:09

Cung cầu thị trường chè.

Cung về sản phẩm chè là số lượng sản phẩm chè mà ngành chè có khả năng và sẵn sàng cung cấp ra thị trường ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Cung về sản phẩm chè có thể do hai nguồn chủ yếu: Hoặc do sản xuất chè ...

Cung về sản phẩm chè là số lượng sản phẩm chè mà ngành chè có khả năng và sẵn sàng cung cấp ra thị trường ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Cung về sản phẩm chè có thể do hai nguồn chủ yếu: Hoặc do sản xuất chè trong nước hoặc nhập từ nước ngoài. Tuỳ theo điều kiện của từng nước mà tỷ trọng của những sản phẩm chè lưu thông trên thị trường do nguồn nào chiếm bao nhiêu là không giống nhau. Việc xác định số lượng cung dựa vào diễn biến tình hình của thị trường và số liệu thống kê hàng năm về diện tích, năng suất, và sản lượng hàng hoá hàng năm của ngành chè. Theo tính toán của hiệp hội chè thì hiện nay Việt Nam đã có khoảng 100 nghìn ha trồng chè, hàng năm cho khoảng hơn 70 nghìn tấn/năm. Nếu như đến 2010 mở rộng đến 130 nghìn ha thì lượng cung sẽ thừa cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đương nhiên khối lượng sản phẩm chè hàng hoá lại phụ thuộc vào bộ phận sản phẩm chè được dùng để tiêu thụ nội bộ trong tổng sản phẩm chè được sản xuất ra, cho nên tiết kiệm và tiêu dùng hợp lý bộ phận sản phẩm chè tiêu dùng nội bộ là biện pháp quan trọng bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất chè để tăng khối lượng sản phẩm chè cung ứng ra thị trường.

Khả năng cung thực tế của sản lượng chè hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:

- Giá cả sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường:

Trong đại đa số trường hợp, giá cả đóng vai trò là tham số điều chỉnh quan hệ cung cầu và theo đó điều chỉnh dung lượng và nhịp độ tiêu thụ của thị trường.

- Giá cả của sản phẩm cạnh tranh : Sự xuất hiện các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế, và giá cả của chúng sẽ ảnh tới lượng cung của sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường.

- Giá cả các yếu tố đầu vào.

- Trình độ chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra vốn, công nghệ cũng ảnh hưởng tới cung sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường. Sự phát triển của công nghệ chế biến và mức độ tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật chế biến tiên tiến trên thế giới đã tạo ra những giá trị sử dụng mới, chất lượng cao hơn, tạo ra những quan hệ mới trong cung - cầu, kích thích mở rộng và phát triển thị trường .

- Các nhân tố về cơ chế, chính sách lưu thông sản phẩm chè của chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của chúng.

- Môi trường tự nhiên mà trước hết là đất đai và khí hậu.

Nhu cầu về sản phẩm chè của xã hội có rất nhiều loại khác nhau. Đó là nhu cầu chè cho tiêu dùng trong nước và nhu cầu chè xuất khẩu.

Về phương diện kinh tế mà xét chúng ta thấy có hai loại nhu cầu sau:

Một là: Nhu cầu tự nhiên mà thực chất là nhu cầu về sản phẩm chè của dân cư tính theo số lượng dân số. Đây là phương diện mà các nhà chính sách cần tính tới nhằm thiết lập giải pháp để cân bằng cung cầu trong phát triển.

Hai là: Nhu cầu kinh tế, được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán, hay là cầu về sản phẩm chè mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Xét về phương diện kinh tế của các nhà kinh doanh thì đây mới là điều đáng chú ý.

Cầu về sản phẩm chè cũng có những nhân tố tác động sau :

- Trước hết là giá cả sản phẩm chè trên thị trường, chủng loại và chất lượng sản phẩm chè. Trong trường hợp giả định các yếu tố khác không đổi thì khi giá cả tăng sẽ làm lượng cầu giảm và ngược lại.

- Mức thu nhập của người tiêu dùng :

Sức mua hay nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng là yếu tố quyết định quy mô và dung lượng thị trường và ở mức độ nhất định đóng vai trò điều tiết sản xuất.

- Giá cả của những hàng hoá có liên quan, đặc biệt là những sản phẩm có khả năng thay thế như: Cà phê, nước giải khát, nước khoáng…

- Các yếu tố thuộc về khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng đối với từng sản phẩm chè hàng hoá.

- Các kỳ vọng của người tiêu dùng:

Cầu sẽ thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng (sự mong đợi ) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng giá cả của sản phẩm hàng hoá sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại về sản phẩm của họ sẽ giảm xuống và ngược lại.

Sản lượng chè thế giới trong những năm gần đây tăng giảm không ổn định, năm 1997 đạt 2.373,2 nghìn tấn, năm 1998 chỉ đạt 2.257,5 nghìn tấn giảm 15,7 nghìn tấn so với năm 1997, năm 1999 đạt 2.347,9 nghìn tấn, tăng 90,4 nghìn tấn so với năm 1998, năm 2000 tăng lên 2.726,9 nghìn tấn. Đến năm 2002 sản lượng đạt tới 2.893,84 nghìn tấn.

Nhìn vào bảng 1 dưới đây ta thấy cây chè có vùng sản xuất tương đối rộng trên thế giới với khoảng 30 nước trồng chè. Các nước trồng chè chính có sản lượng bình quân qua các năm là: ấn Độ (trên 800.000 tấn), Trung Quốc (trên 600.000 tấn), Srilanca (trên 270.000 tấn), Kênya (250.000 tấn), Indônêsia (140.000 tấn).

Bảng 1 : Sản lượng chè thế giới 1999-2004 ( 1000 tấn)

Tên nước 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Thổ Nhĩ Kỳ 114,540 155,517 185,405 190 187 199
Azerbaijan 2,7 1,8 0,9 0,6 0,8 1,1
Georgia 8 10 12,5 15,3 15,8 13
Đông âu 125,24 167,317 198,805 205,9 203,6 213,1
Brundi 5,728 4,189 6,668 6,865 7 7,5
Cameron 3,581 4,189 3,937 6,865 4,1 4,9
Ethiopia 2,6 3,8 3,806 2,692 3 2,7
Kenya 257,162 220,722 294,165 248,708 250 243,65
Malawi 38,312 43,930 40,360 38,400 39,26 38,756
Mauritius 2,4961 1,787 1,488 1,473 1,5 1,395
Mozamibiquie 1,5 1,6 2 2,8 2,6 2
Ruwanda 9 13,228 14,875 11,980 12 13,65
Nam Phi 9,062 8,207 10,250 10,5 9,56 9,251
Tazania 19,768 22,475 24,333 23,49 24,1 21,96
Uganda 17,418 21,075 26,422 24,670 23 24,89
Zaida 3 2,5 2 1 1,8 1,3
Zimbabwe 16,822 17,098 17,754 20,388 21 19
Châu Phi 368,499 364,800 448,058 397,697 398,82 390,952
Argentina 43 55 53 51 54 53,56
Brazin 4,2 4 3,8 4 3 5
Ecuado 2 2 2 2 2,5 2,62
Peru 2 2 2 2 2 2,1
Nam Mỹ 51,2 63 60,8 59 61,5 63,28
Banngladesh 53,406 53,495 56,2 44,2 47 46
ấn Độ 780,008 810,613 870,405 805,612 810,45 820,72
Trung Quốc 593,368 613,366 620 680 670 678,5
Indonesia 166,256 131,006 116,120 154 146 139
Iran 58 60 65 68 67 64
Nhật Bản 88,709 91,211 82,600 88,5 89,32 84,79
Malaysia 6,141 6,132 5,645 5,807 5 6,2
Nepan 3,8 3,98 4,424 4.42 3,9 3,4
Srilanca 258,969 277,428 280,056 283,761 288,32 276,45
Đài Loan 23,131 23,505 22 22 25 23
Việt Nam 45 53 61 66,38 64 67
Châu á 2.076,806 2.123,736 2.233,45 2.222,68 2211,99 2209,06
Ecuado 1,2 1,5 1,5 1,5 2 1,4
Papua New Guinea 7 6,5 6,523 7,061 7,23 6,98
Châu Đại Dương 8,2 8 8,023 8,561 8,83 8,38
Toàn thế giới 2.347,895 2.726,921 2.949,136 2.893,838 2886,99 2884,772

Nguồn: Báo cáo của Hiệp Hội Chè Việt Nam.

Nếu tính tỷ lệ % sản lượng bình quân từ năm 1999 - 2004 (Bảng 1) thì Đông Âu chiếm 6,5%, Châu Phi chiếm 13,9%, khu vực Nam Mỹ chiếm 2,1%, đứng đầu là Châu á chiếm 77 %. Trong đó có bốn nước sản xuất chè lớn đó là ấn Độ, Trung quốc, Srilanca và Indonesia đã chiếm tới 86,18% của Châu á và chiếm 66,37% tổng sản lượng của toàn thế giới. Việt Nam chỉ chiếm 2,72 % của Châu á. Từ năm 1963 - 1995 diện tích chè thế giới tăng 95% còn sản lượng tăng 156,5% ( hơn 2,5 lần ). Như vậy cứ sau mỗi chu kỳ 20 năm thì sản lượng chè thế giới tăng gấp 2 lần. Năm 1950 sản lượng chè là 613,6 ngàn tấn, năm 1970 là 1196,1 ngàn tấn, năm 1990 là 2522 ngàn tấn.

0