Tả về người ông của em
– Bài số 1 Ông ngoại là người mà em yêu quý và kính trọng nhất trong gia đình của mình, ông của em tuy hơi nghiêm khắc trong cách giáo dục các con, các cháu nhưng ông lịa là một người hiền hậu, quan tâm đến mọi người hơn ai hết. Ông không ...
– Bài số 1
Ông ngoại là người mà em yêu quý và kính trọng nhất trong gia đình của mình, ông của em tuy hơi nghiêm khắc trong cách giáo dục các con, các cháu nhưng ông lịa là một người hiền hậu, quan tâm đến mọi người hơn ai hết. Ông không bộc lộ những tình cảm, sự yêu thương ra bên ngoài nhưng tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể cảm nhận được sự ấm áp, trì mến nơi ông.
Mẹ em là con út trong gia đình năm anh chị em gái, để nuôi nấng và giáo dục năm người con thì ông bà của em cũng đã rất vất vả, đặc biệt là ông ngoại của em. Vì ông là trụ cột của gia đình nên mọi việc nặng nhọc đều một tay ông đảm đương, ông cũng từng làm rất nhiều công việc nặng nhọc để đảm bảo cuộc sống của các con. Ông ngoại em từng là một người lính nên ông thường nghiêm khắc với các con, muốn giáo dục các con trong một kỉ luật nhất định của gia đình, chỉ mong các con có thể trưởng thành và trở thành những người tốt.
Năm mười tám tuổi thì ông ngoại của em đã xung phong lên đường kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đòi lại tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, ông đã có mười năm chiến đấu ngoài chiến trường, những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn để lại vết tích trên thân thể của ông, mà mỗi khi trái gió trở trời thì cơ thể của ông lại đau nhức. Đối với em, ông ngoại là một người anh hùng thực sự, ông dám đương đầu với mọi hiểm nguy, thậm chí là sự hi sinh, nhưng ông đã không hề lùi bước vì lí tưởng cứu nước đầy cao cả, thiêng liêng của mình. em yêu ông ngoại em nhất trên đời.
– Bài số 2
Trong gia đình, ai cũng yêu thương em hết mực nhưng người đã cưng chiều, chắt chiu em nhiều nhất chính là ông nội. Lúc nào cũng vậy, hình ảnh ông nội luôn là một ông tiên hiền hậu trong câu chuyện cổ tích.
Ông nội em nay đã ngoài bảy mươi tuổi. So với ông của nhóm bạn đồng trang lứa thì ông nội là người lớn tuổi nhất. Vóc người gầy gầy, cao cao nói lên nỗi vất vã, nhọc nhằn của ông – một người nông dân cần cù thời trẻ. Khuôn mặt hiền từ, lấm tấm những nếp nhăn theo thời gian như thể nói lên một quãng đời chịu sương chịu gió của ông. Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, hệt như ông tiên hiền dịu hay giúp những em bé ngoan ngoãn trong truyện cổ tích. Làn da ông nhăn nheo, hằn những vết chân chim như in dấu theo năm tháng của cuộc đời. Đôi bàn tay run run, gầy guộc vậy mà có thể làm được mọi điều tựa cây đũa thần mầu nhiệm. Lưng ông nay đã còng để hi sinh cho con cháu có thể cao lớn, mạnh mẽ hơn. Tuy đã già nhưng dáng đi và đôi mắt ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm.
Ông sống rất giản dị. Ngày ngày, cứ đôi dép cao su đã mòn và bộ áo mỏng mà ông đội nắng để làm việc. Cũng như các bác hàng xóm, ông nội em rất thích đi tập dưỡng sinh. Ông hay nói với em: “Ông tham gia tập thể dục cho khỏe mạnh để sống với các cháu. Ông được gặp và sinh hoạt với mọi người, ông cũng cảm thấy rất vui”. Trà là thức uống không thể thiếu của ông em. Sau khi đi tập thể dục, ông thường ngồi nhâm nhi vài tách trà với các bác gần nhà. Chiều chiều, hễ em đi học về là ông nội luôn thủ sẵn hai cây kẹo mút cho hai chị em. Em cảm thấy trong con người ông là một kho tàng truyện cổ tích và các câu ca dao, tục ngữ nghe thấm thía tình người. Mỗi buổi tối thứ bảy là thời khắc sum họp cả gia đình, ông thường dành 15 phút để kể chuyện cổ tích cho hai chị em. Đôi khi ông còn giảng về những câu ca dao sâu sắc như giúp cho chúng em cảm nhận về cái đẹp, cái hay trong từng lời văn, câu thơ của con người Việt Nam. Khác với bà, ông lại có một lối kể chuyện chững chạc nhưng vẫn giữ được những chi tiết sống động, lôi cuốn làm hấp dẫn người nghe. Những ngày chủ nhật là hai ông cháu lại ra vườn làm “công tác trồng cây”. Mới đấy mà vườn nhà em đã như một thiên đường xanh khiến bao người phải mơ ước. Ông đã cho em hiểu thế nào là lao động, nó mệt mỏi, vất vả thế nào và niềm hạnh phúc khi ta đã hoàn thành ra sao….và nó là những trải nghiệm bổ ích cho con đường đời của em sau này. Ông với mọi người tình nghĩa như bát nước đầy, không bao giờ ông để tiền bạc che mất tình nghĩa. Ông là một tấm gương sáng để con cháu chúng em noi theo.
Nhìn ông ngày càng tuổi cao sức yếu mà vẫn phải đỡ đần những công việc nặng nhọc, em càng thấy thương ông nhiều hơn. Em chỉ biết ngày ngày gắng công học thật giỏi để nội vui và hạnh phúc lúc còn sống trên cõi đời này.
– Bài số 3
Mỗi lần về thăm ông, lòng tôi lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà tôi chưa bao giờ khám phá được.
Ông đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sỹ trẻ. Chắc hẳn đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Thu, một thanh niên xung phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hoà. Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm âý. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông tôi cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi. Ông với nụ cười tinh khiết như những đoá hoa thơm mát, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua khó khăn. Từng bước đi thật dứt khoát, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một anh thanh niên đầy nhiẹt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính, với bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Đặc biệt thời còn trẻ, ông có năng khiếu hát nên cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của đoàn diễn. Bà tôi lúc đó là một cô du kích xinh đẹp, đã có những cảm xúc đầu tiên khi nhìn thấy ông. Với giọng hát vàng của ông và một khuôn mặt khá bảnh trai, mà ông tôi đã trở thành một thanh niên tốt số. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì ông quả là một thiên tài. Chẳng thế, mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt do bàn tay khéo kéo ấy chăm bón. Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ lại là ông ghét lắm. Biết điều đó, tôi luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng. Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, thể nào mỗi lần tôi khoe điểm mười tươi roi rói là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý.
Thời gian cứ trôi đi, tôi lưu luyến chia tay ông mà lòng còn vấn vương nơi quê hương, có tình cảm trìu mến của ông nồng nàn, tha thiết.
– Bài số 4
Gia đình em có 3 thế hệ nhưng cũng chỉ có 3 thành viên: ông bà nội, bố mẹ em và em. Em là thành viên nhỏ nhất nhà nên được quan tâm đặc biệt. Tuy được quan tâm đặc biệt nhưng em không bao giờ “tận dụng” điều đó để mà vòi vĩnh. Nếu bà nội là người trực tiếp chăm sóc em trong từng bữa ăn giấc ngủ thì ông nội lại là người lo cho việc học hành của em. Ông còn là “người bạn” tâm tình của em nừa đấy.
Năm nay, ông nội em 65 tuổi. Ông đã nghỉ hưu được 5 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, ông nội em là công nhân làm ở ga xe lửa Hà Nội. Dáng ông nội thấp, mọi người thưởng trêu ông em vào dạng “thấp bé, nhẹ cân”. Da ông nội ngăm ngăm. Tóc nội bạc muối tiêu và hơi quăn tự nhiên. Ông nội hiền lành, ít nói. Ông nội hay làm thơ và làm thơ cũng rất hay. Những bài thơ của ông nội em làm thường được đăng trên các ban tin cơ quan của nội. Ông nội thường viết về những sự việc diễn ra trong cư quan, trong cuộc sống đời thường hằng ngày. Lúc còn đi làm, nội em thường mặc bộ quần áo đồng phục màu xanh công nhân, đội chiếc mũ, đi đôi giày cũng màu xanh công nhân. Lúc ở nhà ông nội em thường mặc bộ puzama sọc được cắt may rất khéo.
Tuy đã về hưu nhưng ông nội em vẫn giữ được thói quen như ngày còn đi làm. Hôm nào cùng vậy, nội em dậy sớm lắm. Hai ông cháu lên sàn thượng của khu tập thể để tập thể dục. Ăn sáng xong, bố hoặc mẹ đưa em đi học còn ông ngồi đọc báo hoặc xem chương trình thời sự buổi sáng. Hôm nào, bố mẹ em đi công tác, ông nội đưa em đi học. Thường vào buổi tối, ông nội em dạy cho em học bài. Ông nội đã nghỉ hưu nên có thời gian quan tâm đến việc học tập của em. Không hiểu bằng cách nào mà những kiến thức toán học ông nội học cách đây mấy chục năm mà nội em vẫn nhớ. Em có được kết quả học tập như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ công của ông nội em đây. Những lúc hai ông cháu ngồi ngắm trăng, ông thường kể cho em nghe về cuộc sống của nội. Nhà nghèo nên ông nội không được học tiếp nên đi công nhân để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Ông nội còn kể cho em nghe sự vất vả cùa những ngày đầu ông nội xa nhà đi làm công nhân. Ông nội đúng là “người bạn” tâm tình của em. Khi có chuyện vui hay buồn ở trường, em thường kể cho ông nội em nghe. Điều kì diệu là chỉ ít lời động viên của ông là tất cả sự buồn phiền trong em đều tan biến hết.
Từ khi nghỉ hưu, ông nội em làm tổ trưởng tổ dân phố. Bà con ở khu tập thể cũng như tổ dân phố rất yêu quý và kính trọng ông nội của em vì ông nội em rất tốt bụng và luôn gương mẫu trong công việc của khu tập thể, của tổ dân phố.
Ông nội em là người ông vô cùng đáng kính trọng của em. Em yêu quý và biết ơn ông nội của em nhiều lắm. Em mong ước lớn lên em được như nội, luôn sống trong sự yêu thương và kính trọng của mọi người.
Vũ Hường tổng hợp