13/01/2018, 17:00

Tả con ong mật – Văn hay lớp 2

Tả con ong mật – Văn hay lớp 2 Tả con ong mật – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Gia Lai Ong mật sống tự nhiên trong rừng, cũng có thể nuôi trong vườn, trong nhà. Mỗi đàn ong có hàng nghìn con, gồm một ong chúa, vài trăm ong đực và hàng nghìn ong thợ. Ong thợ là ong ...

Tả con ong mật – Văn hay lớp 2

Tả con ong mật – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Gia Lai

Ong mật sống tự nhiên trong rừng, cũng có thể nuôi trong vườn, trong nhà. Mỗi đàn ong có hàng nghìn con, gồm một ong chúa, vài trăm ong đực và hàng nghìn ong thợ. Ong thợ là ong cái nhưng không có khả năng sinh sản, nó chỉ bay đi lấy mật hoa, nhụy hoa và chăm sóc ong chúa, nuôi ong non. Ong thợ còn canh gác tổ và xây tổ. Tổ ong là một lâu đài bằng sáp có hàng trăm, hàng nghìn căn phòng hình 6 cạnh liền kề nhau.

Ong có bộ cánh kép, mỏng và trong suốt màu vàng mơ. Đầu miệng có lưỡi dài hút mật hoa, có hai râu dài như ra-đa để định hướng, dẫn ong đi tìm hoa và bay vể tổ. Mỗi con ong có ba đôi chân, mọc đều về hai phía. Chân ong có nhiều đốt và có lông. Thân ong có bốn, năm vòng ngang. Đuôi ong có ngòi, đốt rất đau.

Ong sống theo đàn. Hành trình của con ong dài hàng trăm dặm. Mỗi ngày ong bay đi bay về tìm mật hoa, nhụy hoa đem về tổ, chuyên cần từ tinh mơ đến chiều tối.

Con ong tượng trưng cho đức tính chuyên cần và tích lũy. Con vật nhỏ bé mà có ích. Nó đem lại mật ong, sữa ong chúa và sáp ong. Nó còn giúp nhà nông thụ phấn cho cây trồng, hoa màu được bội thu.

Tả con ong mật – Bài làm số 2

Ong có nhiều loài: ong nghệ, ong gấu, ong bầu, ong đất, ong vò vẽ, ong ruồi, …và ong mật.

Ong mật có thể sống tự nhiên trong rừng, nhiều nhất là các rừng tràm vùng U Minh. Ong mật cũng có thể nuôi trong vườn nhà.

Ong mật sống theo đàn, mỗi đàn đông đến hàng ngàng con. Mỗi đàn ong có một ông chúa, hàng trăm con ong đực và hàng ngàn con ong thợ. Ong chúa như một nữ hoàng, chuyên đẻ trứng phát triển đàn ong. Ong thợ để xây tổ, lấy mật hoa và gây mật.

Mỗi con ong có cặp cánh mỏng, vàng thẫm, trong suốt, có 6 chân chia đều thành hai phía. Đầu ong có hai cái vòi nhỏ và đài. Miệng ong có lưỡi như một mũi kim.

Ong thợ có lưỡi dài để hút mật hoa, chân có giỏ đựng phấn hoa, đầu có hạch sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng. Tuyến nước bọt ở ngực có chất luyện mật hoa thành mật ong; bụng có hạch tiết ra chất sáp làm nguyên liệu để xây tổ.

Mùa xuân, mùa hè có nhiều hoa cũng là mùa đàn ong phát triển. Nơi nào có hoa là ong bay đến tìm mật hoa, nhụy hoa. Ong có thể bay rât xa nhưng không bao giờ lạc đường về tổ; cứ chuyên cần đi đi, về về mang mật, mang nhụy hoa về tổ.

Con ong nhỏ bé nhưng rất có ích. Nó cho ta mật ong, sữa ong chúa, sáp ong. Nó thụ phấn làm tăng sản lượng cây trồng. Nó là biểu tượng của đặc tính chuyên cần, tích lũy, kết đoàn.

Nhà em có nuôi hai tổ ong mật. Tiếng ong rù rì từ sáng đến tối, nghe thật vui tai. Tháng hai, tháng ba, cây cam, cây chanh, cây bưởi ra nhiều hoa, em thường ra vườn ngắm ong hút mật và lấy nhụy hoa.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Văn hay lớp 7
  • Tả khung cảnh mùa xuân trên quê em – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) – Văn hay lớp 12
  • Tả cảnh mùa xuân – Văn hay lớp 7
  • Kể chuyện “Con cò mà đi ăn đêm …” – Văn hay lớp 6
  • Viết câu chuyện ngắn từ bài Con cò mà đi ăn đêm … – Văn hay lớp 7
  • Tả ao, hồ, một cảnh đẹp của làng em – Văn hay lớp 2
  • Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Văn hay lớp 12
0