13/01/2018, 16:59

Tả cái đàn bầu- một nhạc cụ dân tộc – Văn hay lớp 2

Tả cái đàn bầu- một nhạc cụ dân tộc – Văn hay lớp 2 Tả cái đàn bầu- một nhạc cụ dân tộc – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đăk Lăk “Lẳng tai nghe đàn bầu, thánh thót trong đêm thâu Tiếng đàn bầu của ta,cung thanh là tiếng mẹ Cung trầm là giọng cha, ngân nga ...

Tả cái đàn bầu- một nhạc cụ dân tộc – Văn hay lớp 2

Tả cái đàn bầu- một nhạc cụ dân tộc – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đăk Lăk

“Lẳng tai nghe đàn bầu, thánh thót trong đêm thâu
Tiếng đàn bầu của ta,cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm là giọng cha, ngân nga em vẫn hát
Tích tịch tình tình tang
Tiếng đàn bầu Việt Nam,ngân nga trong tiếng gió
Ôi! Cung thanh, cung trầm rung lòng người sâu thẳm”

Đó là những giai điệu vô cùng đẹp và da diết trong bài hát “ Tiếng đàn bầu”. Trong bài hát có đề cập đến một loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng của Việt Nam, đó là đàn bầu.

Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc có mặt phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc của Việt Nam.Đàn bầu hay còn có tên gọi khác là độc huyền cầm. Loại đàn này khá đặc biệt, nó chỉ gồm có một dây.Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh gảy để tạo ra những âm thanh, giai điệu trầm bổng  khác nhau.Hộp cộng hưởng của đàn bầu có thể làm bằng thân tre hoặc thân gỗ.Đàn làm bằng thân tre thường dùng cho những người đi hát Xẩm. Do điều kiện khó khăn, không có điều kiện chế tác kĩ càng, chi tiết mà người ta làm bằng loại vật liệu khá phổ biến và dễ kiếm này.

Đàn hộp gỗ là loại đàn đã được cải biến, được chế tác công phu, gia công chi tiết hơn.Tính năng của đàn hộp gỗ cũng ưu việt hơn.Loại đàn này chủ yếu được sử dụng bởi những người nghệ sĩ chuyên nghiệp.Đàn bầu là một loại nhạc cụ phù hợp với những giai điệu trữ tình, những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái.Tuy nhiên, đối với người nghệ nhân hát Xẩm thì đàn bầu còn được dùng để tấu lên những khúc nhạc hát vui, sôi nổi và khỏe mạnh.

Đàn bầu khi xưa thường dùng để độc tấu hay đệm hát, là một trong những thành viên quan trọng của dàn nhạc cổ truyền cùng với các loại nhạc cụ dân tộc khác như: đàn nguyệt, đàn tì bà hay đàn tam….

Ngày nay, đàn bầu có thể được dùng để hòa âm,phối hợp với các loại nhạc cụ hiện đại khác hoặc dùng để độc tấu cùng với sự hỗ trợ của âm nhạc điện tử tạo những giai điệu mới lạ, cá tính hơn.

Đàn bầu là một công cụ âm nhạc khá phổ biến của con người từ xưa đến nay, giá trị của nó để lại cho con người rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn và cần thiết nhất, những hình ảnh đẹp và âm thanh dịu mát mà đàn bầu để lại mang lại nhiều ý nghĩa và cảm xúc cho mỗi con người, hình ảnh đàn bầu luôn luôn được con người coi trọng và nó là âm thanh thu hút sự lắng nhìn của con người, tuy nó không phải là quá phổ biến ở mọi dân tộc nhưng nó là tài sản chung của mỗi con người từ xưa đến nay, giá trị của nó đem lại những điều to lớn và ý nghĩa nhất, nó không chỉ mang lại những âm thanh du dương mà đặc biệt nó ôn lại truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Đàn bầu thường được thiết kế rất công phu nó tạo ra cho con người những âm thanh giá trị và ý nghĩa nhất, hình ảnh đàn bầu xuất hiện trong cuộc sống của con người ngày càng nhiều và giá trị của nó để lại cho cuộc sống cũng vô cùng lớn, người sử dụng đàn bầu thường dùng que tre, lứa để gẩy, những tiếng đàn du dương và mang lại những âm thành vui tai và có ý nghĩa giá trị nhất, hình ảnh đó đã mang lại cho người đọc những liên tưởng sâu sắc về đàn bầu. Những dụng cụ âm nhạc truyền thống, và để lại những làn điệu du dương thấm thoát đến mỗi con người.

Âm thanh mà đàn bầu phát ra cũng du dưỡng và dịu dàng đến vô ngần làm cho con người ngày càng yêu thương và trân trọng nó nhiều hơn, giá trị của nó để lại những ý nghĩa sâu sắc và cần thiết cho những người luôn đam mê thưởng thức âm nhạc. Nhạc cụ của dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú nhưng có thể nói đàn bầu là một nhạc cụ thu hút được mạnh mẽ người nghe và cũng là nhạc cụ truyền thống và mang giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc.

Mỗi chúng ta đều biết đến hình ảnh đàn bầu và âm thanh của nó, những giá trị to lớn mà đàn bầu thể hiện cũng mang những màu sắc và điều kiện quan trọng cho dân tộc đó là những điều kiện mang lại những giá trị có ý nghĩa dành cho cuộc sống của mỗi người.

Tả cái đàn bầu- một nhạc cụ dân tộc – Bài làm số 2

Lần đầu, em được nhìn thấy tận mắt cái đàn bầu và nghệ sĩ chơi đàn bầu trong Hội diễn Nghệ thuật Dân tộc.

Cái đàn bầu thật độc đáo: chỉ có một dây căng vào một cái cần uốn cong, có quả bầu khô, một đầu đính vào một cái giá gỗ, hộp gỗ, dài độ một mét. Nghe nói ngày xưa, người gảy đàn bầu ngồi trên chiếc chiếu, dây đàn bầu bẳng dây tơ. Ngày nay đàn bầu được cải tiến, dùng hộp gỗ thay vỏ quả bầu khô, dây đàn bằng dây kim loại. Nghệ sĩ gảy đàn bầu ngồi trên ghế, đàn bầu được gá vào mặt bàn.

Tiếng đàn bầu không kêu ‘Tích tịch tình tang” như tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà kêu nỉ non, trầm đục, ngần nga, véo von, thánh thót,… thật huyền diệu. Người nghệ sĩ dùng tay phải cầm que gảy, tay trái rất mềm mại nắn cần đàn lúc diễn tấu. Ba bài dân ca Quan họ được nghệ sĩ Thanh Nga biểu diễn đêm ấy đã lắng hồn em mãi. Tiếng đàn bầu nỉ non, mê li,… nghe như gió thổi, như mưa rơi. Nghe như tiếng suối…

Ngắm chiếc đàn bầu, nghe tiếng đàn bầu, ta mới thấy con người Việt Nam thật tài hoa, tâm hồn Việt Nam vô cùng đẹp đẽ.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Bạn đến chơi nhà – Văn hay lớp 7
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn – Văn hay lớp 12
  • Tả một em bé đáng yêu – Văn hay lớp 2
  • Tả cảnh biển quê em – Văn hay lớp 6
  • Thuyết minh về phố cổ Hội An – Văn hay lớp 9
  • Ý nghĩa câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng, …” – Văn hay lớp 7
  • Kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở – Văn hay lớp 3
  • Phân tích tác phẩm Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Văn hay lớp 11
0