Tả cảnh đàn công múa.
Đề bài: Tả cảnh đàn công múa. Bài viết của bạn Phạm Đức Minh. Công ăn theo bầy; mỗi bầy trên dưới mười con. Thường chúng ăn riêng thành từng đôi. Công trống, công mái nhởn nhơ, tha thẩn bước sóng nhau tìm mồi. Lâu lâu chúng lại dụi đầu vào nhau. Lúc mặt trời lên độ con sào, hay ...
Đề bài: Tả cảnh đàn công múa. Bài viết của bạn Phạm Đức Minh.
Công ăn theo bầy; mỗi bầy trên dưới mười con. Thường chúng ăn riêng thành từng đôi. Công trống, công mái nhởn nhơ, tha thẩn bước sóng nhau tìm mồi. Lâu lâu chúng lại dụi đầu vào nhau.
Lúc mặt trời lên độ con sào, hay lúc mặt trời gác núi, đó là thời điểm công múa. Công lắm lúc múa theo bầy, nhất là sau những ngày mưa, trời hửng nắng. Tiếng “tố hộ” dồn dập, bỗng trầm náo động cả một khu rừng xanh. Lúc ấy, vượn cái bế con ngồi trên cành cây lắng nghe và dõi nhìn một cách đắm đuối. Một chiến sĩ biên phòng miền Tây Nghệ An đã kể cho tôi gnhe chuyện công múa. Công hay múa đôi. Công mái khoác một bộ áo màu xanh đen bóng mượt, bỗng cất tiếng kêu “cút cút”. Tức thì chàng công vừa kêu “ực ực” vừa cong đuôi, xòe cánh, chạy đến. Công trống có bộ lông rất đẹp, nhất là lông đuôi, uốn cong cầu vòng dài độ sải tay. Cuối mỗi chiếc lông có hình gương quả trám ngũ sắc. Khi đuôi công xòe ra phản chiếu ánh mặt trời, những chiếc gương màu càng trở nên lấp lánh, như hàng trăm bông hoa rừng rực rỡ. Đuôi công xòa ra như chiếc ô màu, lúc che đầu, lúc phủ kín người bạn tình mê dắm. hai cặp chân công nhịp nhàng bước lui bước tới, xoay theo hình vòng cung, quấn quít lấy nhau…
Nghệ sĩ múa của rừng xanh là bầy công rừng đấy.
Mùa xuân là mùa vũ hội của công rừng.