31/05/2017, 13:15

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Một số bệnh tật ở trẻ em có thể phán đoán đại thể thông qua sự biến đổi của nước tiểu. Lúc bình thường, nước tiểu của trẻ có màu vàng nhạt trong suốt. Nước tiểu ở trẻ em bị bệnh có biểu hiện như sau: - Nước tiểu màu vàng thẫm như màu dầu đậu nành, thường là do bệnh hoàng đản gây ra, hay ...

Một số bệnh tật ở trẻ em có thể phán đoán đại thể thông qua sự biến đổi của nước tiểu. Lúc bình thường, nước tiểu của trẻ có màu vàng nhạt trong suốt. Nước tiểu ở trẻ em bị bệnh có biểu hiện như sau:

-     Nước tiểu màu vàng thẫm như màu dầu đậu nành, thường là do bệnh hoàng đản gây ra, hay thấy ở bệnh viêm gan dạng hoàng đản cấp tính, bệnh đường mật dạng tắc nghẽn.

-     Nước tiểu màu đỏ cho thấy một bộ phận nào đó của đường tiết niệu bị chảy máu, lại thường phát sinh khi viêm thận cấp tính, sỏi niệu đạo, lao thận hoặc khối u não,

-     Nước tiểu màu lá cọ như màu xì dầu là do thiếu máu gây ra,

-     Nước tiểu màu trắng cho thấy có thể do bệnh chân voi hoặc viêm nhiễm nặng ở hệ tiết niệu gây ra.

Trẻ mới hai tuổi bị đái dắt là hiện tượng sinh lý, không phải bệnh tật. Nếu trẻ mắc bệnh về hệ thống tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm niệu dạo... ngoài đái dắt ra còn xuất hiện hiện tượng “đái bị đau”, mỗi khi đi đái trẻ gào khóc dữ dội, qua xét nghiệm là có thể phán đoán được bệnh.

Các bạn xem kỹ hơn về bệnh đoán bệnh qua nước tiểu nhé!

Trong nước tiểu, nước chiếm 96- 99%. Các chất khác đại bộ phận là phế vật như acituric, axetat axeton. Lượng nước tiểu của người bình thường mỗi ngày là 1000- 2000 ml. Trong đó nam giới mỗi ngày 2000 ml, nữ giới 1000- 1500ml. Màu nước tiểu màu vàng nhạt, trong suốt không có hiện tượng đục. Nước tiểu vừa mới đái ra, có mùi cỏ thơm đặc thù, để lâu, vì bị phân giải mà xuất mùi amôni- ac (NH3).

Nước tiểu là một loại do chuyển hoá của cơ thể bài xuất, sự biến đổi thành phần và tính trạng nước tiểu không những phản ánh bệnh của bản thân tiết niệu, mà hầu như các hiện tượng khác thường của cơ thể đều dẫn tới biến đổi trong nước tiểu.
Vì vậy, trong lâm sàng, sự kiểm tra nước tiểu có giá trị tham khảo vô cùng quan trọng.
Sau đây xin giới thiệu một số phương pháp giản tiện để xem nước tiểu mà biết bệnh.
 
1. Xem màu nước tiểu
 
a. Nước tiểu không màu
 
Có khả năng là bệnh tiểu đường, viêm thận mạn tính cách  quãng, tín hiệu của chứng đái tháo. Tuy nhiên, cũng có khả năng là uống nhiều nước, cần chú ý giám biệt.
 
b. Nước tiểu màu trắng
 
Nước tiểu trắng thường gặp ở chứng đái mủ, chứng loét vú và chứng đái muối …
Đái mủ là do bệnh cảm nhiễm hoá mủ đường tiết niệu  nặng dẫn tới. Nước tiểu có màu trắng sữa nước tiểu có mủ thường gặp ở bệnh viêm bể thận, viêm bàng quang, áp xe thận, viêm niệu đạo hoặc là sỏi thận nghiêm trọng.
Nước tiểu bệnh loét vú là một chứng chủ yếu của bệnh tỵ trùng (còn gọi là bệnh giun chỉ ) (1) ((1) Giun chỉ là loại kỳ sinh trùng ký sinh trong máu, thể rất nhỏ gây ra tắc nghẽn mạch bạch huyết và phù cũng ở các tổ chức.Màu nước tiểu trắng như sữa bò là do đường ruột hấp thu dịch loét vú (dịch thể mỡ sau khi bị sa vông hoá) chỉ có thể ngược dòng đến ống lâm ba của hệ tiết niệu làm chúng trướng lên và vỡ, khiến dịch loét vú tràn vào nước tiểu mà xuất hiện đái ra mủ.
Nước tiểu do loét vú phát ra theo từng trận. Trong nước tiểu này có hồng cầu, gọi là chứng loét vú huyết niệu. Trong máu và nước tiểu bệnh nhân mắc bệnh này có khi tìm thấy sợi tơ non. Đó là ấu trùng giun chỉ
Nước tiểu muối hay phát sinh ở trẻ em, thường gặp về mùa đông. Tiểu tiện có màu nước vo gạo phần nhiều là trong nước tiểu có nhiều muối phôt phát hoặc muối u rat, sau khi đái các muối đó dễ trầm lắng (kết tủa). Nếu tiểu tiện vào cái bình nóng thì lập tức biến ra trong suốt. Đái muối thuộc loại hiện tượng sinh lý bình thường, không cần chữa cũng khỏi, mấu chốt là nên uống nhiều nước lã đun sôi để nguội.
Ngoài tiểu tiện màu trắng ra, có người ở miệng niệu đạo lưu xuất niêm dịch màu trắng . Sao lại không xét sự cố này? Đương nhiên, nước tiểu trắng và miệng niệu đạo chảy ra niêm dịch trắng là hai sự cố có tính chất khác nhau  nhưng đồng dạng là niệu đạo bài tiết ra dịch thể màu trắng, tạm thời quy chúng là chứng “nước tiểu trắng”. Nếu tiến hành phân tích, có thể giám biệt được. Nam giới trưởng thành ngẫu nhiên có niêm dịch theo nước tiểu bài xuất ra là điều bình thường, là vì niệu đạo nam giới là đường thông chung để bài xuất  nước tiểu và bài xuất tinh dịch. Khi xung quanh tính dục cơ thể kích thích tiền liệt tuyến ở sau biểu đạo nơi cổ bàng quang làm xuất dịch của tiền liệt tuyến cũng màu trắng  từ niệu đạo mà ra ngoài. Nhưng nếu thường xuyên có niêm dịch trắng từ miệng niệu đạo bài xuất hoặc khi bài tiết niêm dịch kèm theo các chứng khác thì là không bình thường, nguyên nhân thường gặp là:
+ Viêm tiền liệt tuyến
Thường gặp ở thanh niên chưa kết hôn, có quan hệ nhất định với nghiện rượu, gặp lạnh, quá độ thủ dâm, xung đột tình dục. Thường là khi xung đột tình dục hoặc buổi sáng sớm có ít chất phân tiết từ miệng niệu đạo chảy ra hoặc đính đóng ở miệng niệu đạo
+ Bệnh lậu
Do là sinh hoạt tình dục không sạch hoặc đi vệ sinh chung bồn và công cụ dùng nước, hoặc cùng tắm rửa với bệnh nhân lại. Đó là một loại bệnh phong tình (do tình dục)
Nói chung, sau khi nhiễm bệnh 2- 3 ngày có thể phát bệnh. Sơ phát thì miệng niệu đạo sưng đỏ, có niêm dịch dính màu trắng tràn ra. Buổi sáng, khi rời giường, vật  dính có thể đóng vẩy làm tắc miệng niệu đạo. Khi đã phát hiện nên kịp thời điều trị  nếu không thì hậu hoạn vô cùng.
+ Viêm niệu đạo không có lậu khuẩn
Đây là một loại bệnh rất lưu hành. Theo thống kê nước ngoài ước tính có đến 50%. Bệnh này hay phát ở thanh niên dưới 25 tuổi. Biểu hiện điển hình là niệu đạo ngứa, đái luôn, đái gấp, đái đêm. Miệng niệu đạo có niêm dịch dính chảy ra. Nhưng không ít bệnh nhân nhất là bệnh nhân nữ thiếu chứng trạng điển hình làm trì hoãn việc chữa trị khiến cho nguồn bệnh xâm nhập tử cung, vòi trứng, dẫn đến viêm khung chậu tạo thành chứng vô sinh nữ.
 
c. Nước tiểu vàng
 
Là nước tiểu màu vàng hoặc vàng sẫm. Nguyên nhân là:
-Ăn cà rốt, dùng thuốc hạch hoàng tố (Prolan B), đại hoàng, thuốc “ly đặc linh” , các thuốc Đông tây dược làm cho nước tiểu biến thành tình huống vàng. Khi thôi dùng thuốc thì chứng đó tiêu trừ, miễn phải bận tâm. Chứng phát sốt thường gặp, hoặc bệnh nhân có chứng bệnh thổ tả nên nước ra theo mồ hôi và phân tiện bài xuất, do đó nước tiểu giảm và cô đặc nhưng niệu sắc tố không biến đổi, như vậy màu nước tiểu rất vàng là rõ nét.
Ngoài ra, có loại nước tiểu màu vàng như trà đặc, không phải do nguyên nhân nói trên, mà là do gan và túi mật có bệnh. Nguyên là đởm trấp bài tiết ra ngoài thông thường thường có hai đường: Một đường theo nước tiểu mà ra, một đường theo đường ruột mà ra. Khi gan và túi mật có bệnh, đường bài xuất qua ruột bị cắt đoạn nên chỉ còn cách bài xuất qua đường nước tiểu. Nước tiểu vì có hàm lượng đởm trấp tăng cao mà biến ra màu vàng sẫm. Bệnh viêm gan thời kỳ đầu chưa xuất hiện hoàng đản, chúng ta có thể thấy nước tiểu có màu vàng như nước trà đặc. Đó là tín hiệu của bệnh viêm gan.
Ngoài ra nước tiểu có màu vàng vẩn đục là biểu hiện hoá mủ ở cơ quan tiết niệu.
 
d. Nước tiểu màu lam
 
Hay gặp ở các chứng mắc loạn, ban chẩn, thương hàn chứng cao canxi huey6t1 nguyên phát và chứng trúng độc vitamin D. Nhưng nước tiểu có màu này lại có quan hệ với sự dùng thuốc, không phải do bệnh gây ra, như dùng thuốc lợi tiểu có chất benzen và một số thuốc khác. Khi thôi dùng thuốc thì triệu chứng hết. Các chứng do dùng thuốc gây ra màu lam trong nước tiểu thuộc hiện tượng bình thường, miễn phải bận tâm.
 
e. Nước tiểu màu lục (xanh lá cây)
 
Khi nhiễm trực khuẩn bệnh hoá mủ xanh thì nước tiểu màu lục. Khi chất đởm hồng tố đọng lâu trong nước tiểu cũng sinh màu lục vì nó bị oxy hoá thành đởm lục tố.
 
f. Nước tiểu màu xanh nhạt
 
Hay gặp ở người uống nhiều biệt dược có chứa Magnésium và kẽm (Zn).
 
g. Nước tiểu màu xanh tối
 
Nguyên nhân giống như nước tiểu màu lam.
 
h.Nước tiểu màu đen
 
Nước tiểu màu đen tương đối ít gặp, thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh tán huyết như bệnh nhân sốt rét ác tính. Y học gọi đó là bệnh hắc niệu nhiệt là một chứng rất nghiêm trọng  trong loại sốt rét ác tính. Trong huyết tương của bệnh nhân này có nhiều oxy tự do (duly) nên huyết sắc tố đỏ bị oxy hoá theo nước tiểu bài  xuất, tạo thành màu đen pha màu đỏ tối.
Theo báo cáo tư liệu nước ngoài: bệnh nhân bị  trận đái ra chất hồng đản bạch (một thứ đạm của hồng cầu). Sau khi vận động cũng có nước tiểu màu nâu đen, đồng thời kèm theo cơ nhục vô lực, có thể phát triển dần thành tê liệt.
Ngoài ra, nước tiểu đen có thể thây trong trường hợp trúng độc aceid carbonic. Trường hợp có khối u hắc sắc tố cũng sinh niệu hắc toan.
 
i. Nước tiểu màu nâu cọ (màu xì dầu)
 
Hay gặp ở bệnh viêm thận cấp, viêm gan hoàng đản cấp tính, bỏng có diện tích rộng, thiếu máu do tán huyết, truyền máu không đúng loại, thậm chí sau khi vận động quá mạnh, nước tiểu cũng có màu như xì dầu.
Sau khi ngủ dậy thấy nước tiểu màu nâu cọ. Đó là đặc trưng của bệnh đái ra chất huyết hồng đản bạch (chất đạm ở trong hồng cầu). Nếu sau khi ăn phải  đậu thanh tàm , phát sinh nước tiểu màu xì dầu nên cảnh giác bệnh thanh tàm đậu. Bệnh nhân thường kém sức, đau đầu, lợm giọng, da và mắt phát vàng, nên đến y viện cấp cứu đề phòng bất trắc
 
j. Nước tiểu đỏ
 
Nước tiểu đỏ quá nửa là trong nước tiểu có hồng cầu. Y học gọi là huyết niệu. Nếu đái ra quá ít máu, thì chỉ có thể dùng kính hiển vi soi tìm tế bào hồng cầu gọi là trường hợp  “kính hạ huyết niệu”, Nếu xuất huyết nhiều, thì dùng mắt thường cũng thấy nước tiểu có màu máu (nói chung trong 100cc nước tiểu có lượng máu có lượng máu quá 1ml thì mắt thường cũng thấy nước tiểu biến đỏ).
Nói chung ở người khoẻ mạnh thì không có hoặc có lúc có hồng cầu ở thể vi lượng (1-2 cái).
Trong nước tiểu thường hay xuất hiện hồng cầu thì nên chú ý cảnh giác vì đó là tín hiệu bệnh toàn thân, hoặc có quan hệ tiết niệu hoặc phụ cận tiết niệu.
Nguyên nhân của đái máu rất phức tạp. Có đến hàng trăm thứ bệnh dẫn đến chứng đái ra máu chẩn đoán không phải là dễ dàng. Chẳng qua, chỉ cần bạn quan sát kỹ càng. Nói chung, người ta cũng có thể là dựa vào các triệu chứng kèm theo khi đái ra máu và chứng trước và sau khi đái ra máu. Về phương diện  sắc trạch, hình trạng … thì sơ bộ cũng phán đoán tính chất bệnh.
- Một là, kết hợp các chứng trạng đoán ra tính chất huyết niệu, Nếu đái máu kèm theo chảy máu mũi, răng lợi chảy máu, chảy máu ngoài da, điều này có khả năng là xuất huyết toàn thân, ví dụ giảm tiểu cầu, bệnh tử điến dị ứng, bệnh huyết hữu, thậm chí bệnh nặng là bạch huyết … Tiểu tiện ra máu chẳng qua cũng chỉ là một trong những biểu hiện của một bệnh xuất huyết toàn thân.
Khi đái máu kèm theo phát sốt, các đốt khớp sưng đau, tổn thương ở da, tổn thương nhiều cơ quan, có khả năng là bệnh của tổ chức liên kết (như bệnh hồng ban lang sang toàn thân, viêm da động mạch kết tiết …).
Khi đái ra máu kèm theo cao huyết áp, phù thũng, đái ra anbumin, phần nhiều là bệnh viêm cầu thận. Khi đái máu kèm theo eo lưng và bụng đau lăn tăn khó chịu, đái gấp, đái luôn luôn, đau khi đái, phần nhiều là cảm nhiễm hoặc lao hệ tiết niệu.
Đái máu kèm theo eo lưng trướng đau hoặc một bên bụng đau thắt có khả năng nhiều nhất là sỏi thận, sỏi niệu quản, đặc biệt là đau trên giường quằn quại không yên, phần nhiều là bệnh sỏi niệu quản.
Đái máu kèm theo đi đái không thoải mái, tốn sức, tiểu tiện ra từng giọt, ở nam giới tuổi cao phần nhiều là tuyến tiền liệt phì đại, ở tuổi trung niên nghĩ đến bệnh hẹp niệu đạo, sỏi niệu đạo hoặc u bàng quang.
Sau chấn thương dẫn đến đái máu, bất luận là có tổn thương trực tiếp bộ phận sinh dục ngoài hay không, nói chung phần nhiều là do tổn thương hệ tiết niệu.
Sau khi vận động mạnh, hoặc lao động t hể lực mạnh xuất hiện đái máu, nên nghĩ đến các khả năng là: Sa thận, sỏi đường tiết niệu, hoặc đái máu do vận động (ở nam giới phần nhiều là sỏi hoặc vận động mạnh, ở nữ giới phần nhiều do sa thận hoặc có sỏi).
Người trung lão niên xuất hiện đái máu mà không đau, hoặc đái máu mà không xuất hiện bất kỳ chứng trạng nào, thì đó là tín hiệu quan trọng về khối u hệ tiết niệu, nên đề cao cảnh giác, là vì ung thư hệ tiết niệu hay phát từ 40- 60 tuổi, chứng trạng xuất hiện sớm nhất là đái máu mà không đau. Ung thư hệ tiết niệu có thể phát sinh ở các bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang, biệu đạo.
Vì bàng quang là kho tích trữ nước tiểu, thời gian tiếp xúc nước tiểu dài, vì vậy so với các bộ phận khác trong hệ tiết niệu, thì bàng quang dễ sinh ung thư nhất. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư bàng quang thấp, tỷ lệ tái phát cao. Nguyên nhân là chứng đái máu xuất hiện ở ung thư thận và ung thư bàng quang có thể lúc có lúc không, làm cho một số bệnh nhân tưởng rằng căn bệnh đã qua khỏi. Thực ra, đó  chỉ là một “giả tượng”. Không ít bệnh nhân vì thế mà lo là cảnh giác, vì vậy mà chẩn đoán nhầm và bỏ lỡ thời cơ chữa trị, làm cho ung thư chuyển sang thời cuối. Cho nên người trung lão niên nếu xuất hiện chứng đái ra máu không đau, nên kịp thời đến Y viện kiểm tra để minh xác chẩn đoán và điều trị sớm.
Ngoài ra chứng tử điến dị ứng, xuất huyết lưu hành, nhiệt tính, hệ tiết niệu và cơ quan phụ cận như ruột thừa, trực tràng, kết tràng, tử cung, buồng trứng, có bệnh cũng dẫn đến đái ra máu.
- Hai là, dựa vào tính chất trước và sau khi đái máu mà phán đoán. Mới bắt đầu đái đã có máu và sau khi đái thì  không có, biểu hiện là  là bệnh ở tiền niệu đạo. Khi mới đái, nước tiểu trong, khi kết thúc mới ra máu, biểu hiện bệnh ở hậu niệu đạ và cổ bàng quang., Một lần đi đái, từ đầu chí cuối đều thấy ra máu, biểu thị bênh ở bàng quang, niệu quản hoặc thận (1) ((1) Có một cách thử rất khoa học là khi bệnh nhân tiểu tiện cho họ đái vào 3 cái cốc lần lượt là: Cốc đầu, cốc giữa, và cốc cuối. Sau đó thầy thuốc quan sát xem tính trạng màu nước tiểu ra sao có thể phán đoán tính chất bệnh, Cách thử ấy là phép thử 3 cốc.
- Ba là: Căn cứ sắc trạch của huyết niệu, phán đoán tính chất huyết niệu. Huyết niệu màu nâu hoặc xuất hiện sắc trạch dạng mây khói, đó là khả năng bộ vi xuất hiện từ mức độ niệu quản trở lên, là bệnh lý ở phần cao, trái lại màu huyết niệu đỏ nhạt hoặc đỏ tươi, thì bộ phận xuất huyết ở thấp hơn, có khả năng là ở bàng quang.
- Bốn là: Dựa vào hình trạng xuất huyết phán đoán tính chất huyết niệu. Trong huyết niệu nếu đục, có huyết khối, nếu là hình dải học tơ nhỏ thì bộ vị xuất huyết có thể là thận tạng hoặc niệu quả. Nếu có huyết khối hình cầu, thì huyết niệu tính là mặt trong bàng quang.
- Năm là: Dựa vào số tuổi phán đoán tính chất huyết niệu.Trẻ em đái máu thường gặp ở bệnh viêm cầu thận, anbumin, trụ niệu.
Thanh thiếu niên và trung niên huyết niệu thường gặp ở các bệnh cảm nhiễm. Nữ giới hay gặp ở sỏi, chấn thương, lao, viêm thận, dị vật …
Còn huyết niệu do viêm niệu đạo và viêm tiền liệt tuyến phần nhiều là huyết niệu thấy qua kính hiển vị huyết niệu ở người già thường gặp ở bệnh khối u, bệnh tiền liệt tuyến tăng sinh …
Cuối cùng, có một điểm cần chú ý là: Nước tiểu biến sang màu đó, không nhất thiết đều là huyết niệu cả, còn khả năng là do uống các tân dược hoặc do các nguyên nhân khác dẫn tới, ví dụ uống thuốc tả lị có nhóm acidcacbonic, đại hoàng, các thuốc chống lao như Rimifon và các thuốc khu trùng, tẩy giun sán … đều có thể làm nước tiểu biến thành màu đỏ.
 
2. Quan sát tính trạng nước tiểu
 
a. Nhìn bọt
 
Trong nước tiểu có bọt thời gian dài không hết biểu thị khả năng đái ra anbumin. Điều này là do trong nước tiểu có chất đạm, sức căng bề mặt lớn, làm cho bọt trong nước tiểu không dễ tan đi, Gặp tình huống này nên đến Y viện làm hoá nghiệm. Nếu đi viện chưa tiện, thì trước hãy ở nhà làm một thí nghiệm giản đơn như sau: Cho nước tiểu vào ống pha lê, hơ ống ấy trên ngọn lửa cho tăng nhiệt độ. Nếu thấy có chất anbumin (như lòng trắng trứng). Vón đọng lắng xuống biểu thị trong nước tiểu có chất đạm, Chất đạm tăng nhiều, chất vón đọng càng tăng.
Anbumin trong nước tiểu tăng cao thường gặp nhất ở bệnh viêm thận, cũng hay gặp ở bệnh gan nước tiểu người bệnh gan hay có bọt màu vàng, thời gian tổn lưu kéo dài.
 
b. Xem độ trong suốt
 
Nước tiểu khi bài tiết có dạng vẩn đục. Sau khi để yên cho lắng xuống, thì quá nửa là chất muối. Ngoài vấn đề liên quan đến thức ăn , chú ý xem có kèm theo vật thể giống hạt cát không. Nếu là có thì đó là sỏi. Nước tiểu có dạng mủ tục, quá nửa là vật hình sợi, gọi là nùng niệu (nước đái mú) là trưng triệu cảm nhiễm của hệ tiết niệu.
 
c. Ngửi mùi
 
Nước tiểu mới bài xuất đã có mùi ammoniac chứng tỏ nước tiểu này trong cơ thể đã bị phân giải, đó là biểu hiện viêm bàng quang hoặc nước tiểu tồn đọng.
Nếu nước tiểu có mùi thơm táo tây thường gặp ở bệnh tiểu đường trúng độc toan hoặc trạng thái đói lả. Loại nước tiểu này thường làm kiến bâu đến.
Nếu nước tiểu có mùi thối, rửa ranh hôi thường gặp ở viêm bàng quang và viêm thận có mủ. Bệnh nhân có bệnh rõ bàng quang kết tràng thì trong nước tiểu có mùi phân phối.
Khi ăn tỏi, hành củ, hoặc dùng thuốc có mùi vị đặ thù thì trong nước tiểu cũng có thể có mùi đặc thù của các chất ấy. Điều cần chú ý ở đây là phân biệt mùi vị trong nước tiểu nên dùng nước tiểu mới đái ra. Nước tiểu để quá lâu, do có vi khuẩn phát triển, niệu tố bị phân giải, sản sinh mùi ammônic sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quan sát.
 
3. Quan sát biến đổi lượng nước tiểu
 
Niệu lượng của người lớn bình thường một ngày đêm ước độ từ 1000- 2000m. Nước tiểu nhiều ít có quan hệ đến nước uống, thức ăn và nhân tố khí hậu. Mùa hè mồ hôi nhiều thì nước tiểu ít, mùa đông mồ hôi ít thì nước tiểu nhiều. Khi có bệnh, nước tiểu cũng có nhiều, có ít. Một ngày đêm tiểu tiện vượt quá 2400ml gọi là đái nhiều (đa niệu) ít dưới 500ml gọi là đái nhiều (thiểu niệu). Niệu lượng một ngày dưới 200ml trở xuống gọi là chứng vô niệu.
- Đa niệu: Đa niệu chia làm hai loại hình:
Đa niệu sinh lý và đa niệu bệnh lý. Đa niệu sinh lý thường gặp ở người uống nước nhiều, hàn lãnh kích thích, uống rượu, uống trà, dùng thuốc lợi tiểu hoặc ăn các món ăn có tác dụng lợi tiểu. Đa niệu bệnh lý thường gặp ở bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo nhạt …
Bệnh tiểu đường là một bệnh do chuyển hoá hrmone tuyến nội tiết thường gặp. Bệnh nhân vì không đủ chất insulin do tuyến tuỵ đảo chế tạo, làm cho đường huyết lên cao, gây rối loạn chuyển hoá nước và chất điện giải mà xuất hiện chứng đái nhiều. Bệnh này thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên, thích ăn đồ ngọt mà béo phì. Đặc điểm của bệnh là uống nhiều, ăn nhiều và đái nhiều. M6t5 ngày đêm niệu lượng có thể từ 3000- 10.000 ml. Do là đai nhiều mất nước, vì vậy uống nước cũng nhiều.
Chứng đái tháo là do thuỳ sau của thuỳ thể dưới não công năng giảm sút, kích tố chống lợi tiểu phân tiết kém sút dẫn tới bệnh này. Bệnh này gặp ở thanh thiếu niên, có đặc điểm là đái nhiều, tỷ trọng nước tiểu xuống thấp, phiền khát uống nước nhiều, một ngày đêm niệu lượng có thể từ 4000- 6000 ml thậm chí 10.000 ml, hạn chế uống nước, niệu lượng vẫn khôn giảm sút, lại còn xuất hiện miệng khát muốn uống, toàn thân kém lực, đau đầu. Đó là chứng trạng mất nước. Nếu cấp đủ lượng nước uống, chứng trạng tạm thời hoãn công năng thận bình thường.
Ngoài ra, đa niệu còn gặp ở bệnh viêm thận, khi công năng cô đặc nước tiểu bị chướng ngại, bệnh thuỷ thũng niêm dịch (phù cứng) bệnh to đầu ngón chân tay và các u bướu não tuỷ.
Điều cần chú ý là: Còn có một loại đa niệu không do bệnh tiểu đường hoặc u não dẫn tới, mà thường là do tổn thương tinh thần mà ra. Bệnh này y học gọi là: “bệnh phiền khát” do tinh thần là loại bệnh về chức năng. Chứng trạng chủ yếu của bệnh này giống như bệnh đái tháo do tỷ trọng nước tiểu và áp lực thẩm thấu. Khi hạn chế uống nước thì tỷ trọng nước tiểu tăng cao, đồng thời niệu lượng cũng giảm đi, nhưng tiêm hormone tuyến thuỳ thể dưới não thì hiệu quả không rõ nét. Bệnh này lấy tâm lý trị liệu làm chủ Thường là không thuốc mà khỏi.
-Đái đêm: Người bình thường đái ban ngày nhiều hơn đái ban đêm. Nói chung người ta đái đêm 1- 2 lần niệu lượng 300- 400 ml hoặc không đái đêm. Nếu ban đêm số lần đi đái nhiều hơn tới 4- 5 lần hoặc hơn nữa, niệu lượng vượt quá lượng đái ban ngày, tỷ trọng nước tiểu cũng thấp hơn (dưới 1,01) Y học gọi là chứng đáy đêm (dạ niệu). Đái đêm cũng chia làm hai loại hình là đái đêm sinh lý và đái đêm bệnh lý.
Đái đêm thường do khi ngủ uống nhiều nước, uống trà, uống cà phê, ăn dưa hấu … hoặc do uống thuốc lợi tiểu dẫn tới. Đái đêm bệnh lý thường gặp ở các bệnh như: Bệnh thận, công năng tim giảm, cao huyết áp, tiểu đường, đái tháo …
-Bệnh thận dẫn tới đái đêm
Nếu công năng cô đặc của ống thận bất toàn do viêm thận mạn tính tạo thành và bệnh nhân phù thũng về ban đêm nằm ngửa, lực hồi lưu của dịch thể phù thũng gia tăng, hình thành chứng đái đêm.
-Công năng tim bất toàn dẫn đến đái đêm.
Ban ngày bệnh nhân hoạt động nhiều, chứng bất túc của công năng tim hiện rõ nét, lưu lượng máu xuống thấp,  lượng nước tiểu. Ban đêm bệnh nhân ngủ, công năng tim tương đối được nâng cao, nên niệu lượng gia tăng. Vì vậy chứng đái đêm thường là dấu niệu sớm của bệnh suy tim (IC).
-Bệnh tiểu đường và bệnh đái tháo dẫn tới đái đêm:
Hai bệnh này không chỉ đái đêm nhiều, ban ngày cũng đái nhiều. Nguyên nhân đã nói ở các điều trước.
Đái đêm nhiều  còn khả năng do nhân tố tâm lý tạo thành. Bệnh nhân mất ngủ thì tinh thần ở trạng thái căng thẳng dẫn tới tim đập nhanh hơn, lượng tuần hoàn máu gia tăng thì lượng đái đêm cũng tăng.
Ngoài ra, dái đêm còn có quan hệ đến tuổi tác. Rất nhiều cụ già có hiện tượng đái đêm tăng. Đó là sự lão hoá vì tuổi cao: trọng lượng thận, lượng huyết lưu có xu thể  ngày một giảm. Từ 30 tuổi bắt đầu, đến 60 tuổi công năng dần dần xuống thấp, 80 tuổi chỉ bằng một nửa của người 40 tuổi. Vì ống thận của người già biến đổi tính co lại và giãn ra, dẫn tới công năng cô đặc nước tiểu giảm sút. Phần lớn nước tiểu được bài xuất ra ngoài cơ thể. Nên xuất hiện chứng đái nhiều và đái đêm. Nguyên nhân dẫn đến người già đái đêm có rất nhiều, trước kia người ta chỉ biết là do tiền liệt tuyến tăng sinh , bệnh tiểu đường, viêm bể thận mạn tính, bệnh động mạch vành tim, đa niệu do nhân tố tinh thần dẫn tới đái đêm. Nhưng các nghiên cứu nhất gần đây chứng tỏ rằng: nguyên nhân thường gặp nhất là chứng sơ hoá tiểu động mạch thận. Bệnh này phần nhiều phát sinh từ 50 tuổi trở lên, và hay ở bệnh nhân cao huyết áo kéo dài. Vì vậy dự phòng và chuẩn trị cao huyết áp, phòng béo phì, vận động hợp lý, ngủ đủ giấc, duy trì tinh thần làm chậm suy lão, cải thiện công năng thận. Người già đái nhiều hoặc đái đêm cần uống nhiều nước nhưng nói chung từ 8 giờ tối về sau thì nên uống ít để tránh đái nhiều.
-Đái ít: Đái ít giống như đái nhiều, cũng chia làm 2 loại hình là: Đái ít sinh lý và đái ít bệnh lý.
Đái ít sinh ly thường gặp ở người uống nước quá ít, ăn muối quá nhiều. Đái ít bệnh lý thường gặp ở người viêm thận cấp và công năng thận suy do  các nguyên nhân.
-Viêm thận cấp tính: Bệnh nhân thường là trước có cảm mạo, đau họng hoặc viêm aminđan. Trong 1- 3 tuần xuất hiện lượng tiểu tiện giảm, màu sẫm và vẩn đục, có lúc như màu trà đỏ (día máu) đồng thời bệnh nhân phù thũng, thường xuất hiện ở đa mí mắt, da đầu và bộ mặt trước, rõ nét về sáng sớm, buổi trưa giảm dần, nhưng chân sưng lại dần dần gia tăng, bệnh nặng thì toàn thân phù thũng, thậm chí xuất hiện tràn dịch m&agrave
Nguồn: Ông Văn Tùng
0