Suy nghĩ về bài thơ Đường tắt của Đặng Chân Nhân
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về bài thơ Đường tắt của Đặng Chân Nhân Nếu như để phân tích những nghệ thuật hay những bài thơ hay thường thì chúng ta hay tìm về những nhà thơ với những bài thơ cũ ngày xưa mà không mấy để ý đến những nhà thơ và những bài thơ hiện đại bây giờ. Trong những các nhà thơ ...
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về bài thơ Đường tắt của Đặng Chân Nhân Nếu như để phân tích những nghệ thuật hay những bài thơ hay thường thì chúng ta hay tìm về những nhà thơ với những bài thơ cũ ngày xưa mà không mấy để ý đến những nhà thơ và những bài thơ hiện đại bây giờ. Trong những các nhà thơ hiện đại có muôn vàn phong cách, muôn vàn cái hồn trong thơ ca thế nhưng thơ Đặng Chân Nhân vẫn cứ toát lên những vẻ đẹp của riêng mình. Tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy chính là ...
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về bài thơ Đường tắt của Đặng Chân Nhân
Nếu như để phân tích những nghệ thuật hay những bài thơ hay thường thì chúng ta hay tìm về những nhà thơ với những bài thơ cũ ngày xưa mà không mấy để ý đến những nhà thơ và những bài thơ hiện đại bây giờ. Trong những các nhà thơ hiện đại có muôn vàn phong cách, muôn vàn cái hồn trong thơ ca thế nhưng thơ Đặng Chân Nhân vẫn cứ toát lên những vẻ đẹp của riêng mình. Tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy chính là bài thơ Đường tắt của anh. Bài thơ được viết năm anh mới có 15 tuổi bài thơ hay ở chỗ là “làm thơ để viết lên những suy nghĩ của mình”
Mở đầu bài thơ đường tắt nhà thơ đã vẽ lên hai con đường mà cuộc sống này luôn đặt ra cho bạn:
“Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào”
Về nghệ thuật thì nhà thơ trẻ chọn cho mình thể thơ tự do để nhằm thoải mái nhất bày tỏ những cảm xúc suy nghĩ trong mình. Hai con đường ấy đối lặp nhau và ở đây có lẽ con đường ngắn kia là con đường tắt mà nhà thơ đang nói tới. Con dường dài kia chỉ được nhà thơ nói đến có hai câu nhưng nó vừa là mở đầu nó lại vừa là ý nghĩa mà nhà thơ muốn thể hiện trong cách chọn đường đi của chúng ta trong cuộc sống. Ai trong chúng ta sống mà không muốn được thành công, chính vì thế ai cũng mong ngóng nó và mong muốn đạt được nó một cách nhanh nhất. Chính vì thế mà chúng ta hay có xu hướng tìm con đường ngắn nhất để đi. Tất nhiên con đường ấy không chỉ nhanh hơn con đường dài và ít chướng ngại vật hơn. Có người chọn cho mình con đường ngắn bằng nhưng nịnh nọt của bản thân với những cấp lãnh đạo, chọn cho mình những cái “ô dù” trong xã hội để thành công. Thế nhưng nhà thơ đặt ra vấn đề ở đây là đường ngắn hay con đường tắt ấy có quý giá không?. Có thể khẳng định một điều rằng con người ta khi nhanh chóng đạt được một điều gì đó trong cuộc sống thì sẽ thấy không có ý nghĩa và rất nhanh chán, không trân trọng.
Đến những câu thơ tiếp theo nhà thơ thê hiện những cái tai hại của con đường ngắn ấy đối với mỗi người:
“Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai. ”
Một chữ nhưng được xếp đứng một dòng riêng biệt như thể hiện cái trạng thái đối lập của việc đi con đường ngắn dễ đi ấy. Nhà thơ thể hiện những cảm xúc suy nghĩ của bản thân mình rằng khi chúng ta chọn con đường ấy để đặt chân lên thì chúng ta sẽ bỏ qua nhiều thứ. Đó chính là kinh nghiệm, sự mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, nó cũng không làm cho bạn tốt hơn. Chinh vì thế nó là một con đường sai. Chỉ có trải qua một con đường dài thì chúng ta mới thấy hết được những quý giá của thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Nếu mọi thứ cho ta một cách dễ dàng như thế thì ta không những không cảm thấy trân trọng mà còn không có một chút kinh nghiệm mạnh mẽ nào. Ở đời “sông có lúc người có khúc” không dám đương đầu trải qua những khó khăn của cuộc sống đi con đường ngắn ấy đến khi không thể đi trên con đường ấy nữa thì chắc chắn bạn sẽ không đủ sức đi trên không đi được trên con đường dài của cuộc đời.
Không những thế con đường ngắn kia còn đem lại những hậu quả khác nữa, nhà thơ như thấy được muôn mặt của cuộc sống và quy luật của con người chúng ta là vẫn đi trên con đường tắt kia:
“Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?”
Nêu lên nhưng tai hại ấy rồi tác giả lại bật lên một chữ “nhưng” nữa thể hiện sự đối lập giữa sự ý thức và hoạt động của con người. Biết rằng không có kinh nghiệm thế nhưng con người chúng ta vẫn quyết định bước trên con đường ấy. Trên con đường ấy là dấu chân của những kẻ lừa dối nịnh nọt để trở nên thành công, dấu chân của kẻ trộm để thành người giàu có. Những thứ ấy nếu đi trên con đường dài thì khó nhọc lắm mới có thể làm nên vậy mà trên con đường tắt kia lại nhanh đến như vậy. Thế nhưng liệu rằng chúng có bền hay không?. Tác giả để câu thơ kết mang tính chất gợi mở cho người đọc tự suy nghĩ. Có thể nói trong cuộc sống hiện tại liệu rằng những tên ăn trộm kia có thể ngồi an nhiên hưởng những thứ mình cắp được không?. Công an để yên cho chúng chăng. Không hề, tài sản một khi không do bàn tay mình kiếm ra thì không bao giờ bền cả. Rồi những người nịnh nọt lừa dối kia không có thực lực khi cái “ô dù” kia về vườn thì liệu rằng các cấp có để yên cho tên ấy ngồi trên những chức vụ mà bản thân hắn không xứng không. Nói tóm lại những thứ trên con đường tắt ấy không bao giờ bền cả.
Trong cuộc sống của chúng ta mọi người thường khuyên nhau rằng trước những sự việc cần tìm con đường đi ngắn nhất để giải quyết. Ở đây chúng ta không nên nhầm tưởng con đường ngắn nhất này là con đường tắt mà nhà thơ nói đến. Con đường ngắn là con đường tối ưu nhất chứ không phải nịnh nọt để thành công. Thế nhưng quy luật ở đời cho chúng ta thấy rằng những con đường ngắn không bao giờ dành cho những người chín chắn thật thà cả. những kinh nghiệm những bài học đều phải trải qua những thời gian dài mới có thể biết hết được. Chính vì thế con đường tắt mà nhà thơ muốn nói tới chính là con đường không nên đi.