Phân tích hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội vàng của Xuân Diệu
Đề bài: Phân tích Hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội vàng của Xuân Diệu Nếu như nhắc đến Quang Dũng ta nhớ ngay đến Tây Tiến thì nhắc đến Xuân Diệu ta nhớ ngay đến thi phẩm Vội Vàng. Thi phẩm ấy đã thể hiện những phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, đồng thời nó ...
Đề bài: Phân tích Hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội vàng của Xuân Diệu Nếu như nhắc đến Quang Dũng ta nhớ ngay đến Tây Tiến thì nhắc đến Xuân Diệu ta nhớ ngay đến thi phẩm Vội Vàng. Thi phẩm ấy đã thể hiện những phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, đồng thời nó cũng thể hiện được những quan điểm của thi sĩ có cặp mắt non xanh biếc rờn về mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Thật vậy qua thi phẩm này ta thấy được những quan niệm của ...
Đề bài: Phân tích Hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội vàng của Xuân Diệu
Nếu như nhắc đến Quang Dũng ta nhớ ngay đến Tây Tiến thì nhắc đến Xuân Diệu ta nhớ ngay đến thi phẩm Vội Vàng. Thi phẩm ấy đã thể hiện những phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, đồng thời nó cũng thể hiện được những quan điểm của thi sĩ có cặp mắt non xanh biếc rờn về mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Thật vậy qua thi phẩm này ta thấy được những quan niệm của nhà thơ về ba vấn đề trên.
Trước tiên nhà thơ thể hiện sự yêu cuộc sống của bản thân mình qua bốn câu thơ đầu:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Điệp từ “tôi muốn” kết hợp với điệp từ “cho” đã thể hiện được sự ham muốn đoạt quyền tạo hóa để giữ lại những hương sắc trời ban của nhà thơ. Có thể thấy Xuân Diệu yêu đời một cách cuồng nhiệt cuống quýt biết bao. Nhà thơ muốn thay tạo hóa để tắt nắng đi để không làm bạc mất đi những màu sắc của thiên nhiên cảnh vật đất trời còn những buộc gió lại cho hương thơm trên cõi trân thế này không bay đi. Qua đây ta thấy được một tấm lòng yêu cuộc sống đến cuống quýt cuồng nhiệt của Xuân Diệu. Nhà thơ như sợ rằng không thể nào tận hưởng hết những thanh sắc của trời ban nên muốn đoạt quyên tạo hóa để giữ lại.
Thế rồi nhà thơ yêu đời đến cuồng nhiệt ấy bắt đầu vẽ lên một thiên đường trên mặt đất một bữa tiệc trần gian như để minh chứng cho lý do tại sao thi sĩ lại muốn đoạt quyền tạo hóa:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
………. .
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Bức tranh thiên đường ấy có màu hạnh phúc của những cặp đôi mới cưới với tuần trăng mật của mình. Rồi lại là màu hoa của đồng nội xanh rì, cành lá phơ phất… Chính những màu sắc và cảnh sắc thiên nhiên ấy đã thể hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng hay cũng chính là những hạnh phúc đang ngập tràn trong trái tim của đôi lứa. Tình yêu như phần nào được nhắc đến ở đây qua hình ảnh của những “ong bướm” rồi “yến anh” thế nhưng vẫn còn khá mờ nhạt. Ở những câu thơ này nhà thơ chỉ nhằm thể hiện được cái nhìn của mình về những cảnh vật của thiên nhiên cuộc sống.
Hình ảnh mùa xuân được thể hiện ở đây qua hình ảnh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Mùa xuân ở đây được nhà thơ cảm nhận qua hình ảnh của tháng giêng đầu năm mới. Hình ảnh thơ vô cùng mới mẻ và táo bạo thể hiện cái hay của thơ mới. Nhà thơ không ví sự hấp dẫn của tháng giêng như những cảnh sắc thiên nhiên mà ví với bờ môi căng mọng quyến rũ của người con gái. Có thể nói Thơ Mới phát triển hơn khi lấy con người làm chuân mực cho cái đẹp. Mùa xuân ấy được nhà thơ cảm nhận bằng vị giác và cảm giác ngọt ngào. Dùng tính từ ngon cho tháng giêng như thể hiện mùa xuân đẹp đẽ đến mức mà làm cho người nghệ sĩ cảm nhận được cái vị của nó. Hẳn là người say đắm tình yêu lắm thì ông hoàng thơ tình Xuân Diệu mới thể hiện được những cảm xúc ấy.
Đến những câu thơ tiếp theo thì ba vấn đề mà Xuân Diệu quan tâm nhất trong đời mình được hiện lên một cách đầy đủ nhất:
“ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
Xuân kia là mùa xuân của đất trời hay chính là mùa xuân của tuổi trẻ. Nếu là nghĩa của mùa xuân đương tới có nghĩa là nó cũng đang qua, còn non rồi cũng sẽ già. Nếu là xuân của tuổi trẻ thì cũng có nghĩa là xuân qua xuân lại nó đuổi cái tuổi tác đi. Tuổi trẻ lại là khoảng thời gian cho tình yêu vậy mà nó lại bị thời gian của những mùa xuân mang đi. Vì thế cho nên nhà thơ cảm thấy lo âu trước sự thật phũ phàng ấy. Thời gian luôn là nghịch lý của tuổi trẻ và tình yêu. Ở đây nhà thơ đã sử dụng điệp từ nghĩa là thể hiện sự định nghĩa của nhà thơ về thời gian mùa xuân của tuổi trẻ. Xuân kia hiện hữu ngay đấy nhưng thời gian cũng sẽ mang nó kéo theo tuổi trẻ tình yêu cũng đi theo. Và khi những mùa xuân của con người trôi hết thì nghĩa là nhà thơ hay chính con người chúng ta cũng mất. Lòng nhà thơ mong muốn sống như mà lượng trời hay chính tạo hóa kia lại cho cuộc sống của con người chật hẹp bởi giới hạn cuộc đời. Nói làm chi vì xuân thiên nhiên đất trời vẫn đó, vẫn chảy trôi vô hạn không tính ngày tháng tồn tại, không sợ mất đi còn cuộc đời con người và tình yêu con người lại không thể nào tuần hoàn. Nó bị giới hạn, có hạn chứ không vô hạn. Chính vì thế mà nhà thơ cảm thấy bâng khuâng khi thiên đường trên mặt đất kia vẫn còn mãi còn bản thân mình thì lại không còn nữa.
Chính vì sự nghịch lý giữa tuổi trẻ và tình yêu mùa xuân Xuân Diệu như nhìn thấy sự chia phôi trong chính những cảnh vật năm tháng và ông quyết định sống vội vàng cuống quýt:
“Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt. . . .
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa. . .
Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm, ”
Sự chia ly ấy thể hiện qua hình ảnh tháng năm rớm vị chia phôi chính vì thế mà sông núi như than thầm tiễn biệt. Đến cơn gió xinh kia ngày nào thì thầm trong lá biếc không biệt hờn chi mà buồn cũng phải bay đi. Chim cũng như nhận ra sự quý trọng sự sống tuổi trẻ của mình mà thi nhau hót sợ độ phai tàn sắp đến. Từ đó nhà thơ cũng giục giã chính bản thân mình để sống cho thỏa hết tất cả những gì là thanh sắc trời ban để mai này không hối hận.
Đoạn thơ cuối nhà thơ thể hiện sự cuống quýt của bản thân mình để tận hưởng hết tất cả những thanh sắc của cuộc đời:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Bằng tất cả những hành động cũng như động từ mạnh tính từ diễn tả sự đủ đầy Xuân Diệu thể hiện sự cuồng nhiệt quấn quýt của mình. Nhà thơ như muốn ôm chọn vào lòng mà cắn xé tất cả những gì đẹp nhất của màu xuân, của sự sống mơn mởn, mây đưa gió lượn. tình yêu và những chiếc hôn.
Để rồi chếnh choáng, no nê đến mức độ muốn cắn. Xuân rõ ràng không phải là màu hồng nhưng nhà thơ đang nhìn nó bằng con mắt màu hồng nên nó nghiễm nhiên mang màu sắc ấy.
Qua đây ta thấy được sự ý thức giữa mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu của Xuân Diệu. Thi sĩ ấy không chỉ say đắm trong tình yêu mà còn say đắm trong cảnh thiên nhiên đất trời. Nhà thơ đã giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát nhất về thời gian tuyến tính vô hạn và sự hữu hạn của tuổi trẻ và tình yêu và chính vì thế mà nên trân trọng cuộc sống của mình đặc biệt là tuổi trẻ và tình yêu.