Phân tích tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương. Là một trong số ít những nhà thơ nữ thời trung đại Hồ Xuân Hương luôn là cái tên mà người ta nhắc đến. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ nôm. Những tác phẩm của Hồ Xuân Hương không chỉ thể hiện nỗi lòng của bà ...
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương. Là một trong số ít những nhà thơ nữ thời trung đại Hồ Xuân Hương luôn là cái tên mà người ta nhắc đến. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ nôm. Những tác phẩm của Hồ Xuân Hương không chỉ thể hiện nỗi lòng của bà với xã hội trọng nam khinh nữ, bênh vực người phụ nữ mà còn thể hiện được tinh thần phục hưng trong đó. Tinh thần phục hưng là gì?. Nếu như đã biết đến Hi lạp hẳn chúng ta ...
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương.
Là một trong số ít những nhà thơ nữ thời trung đại Hồ Xuân Hương luôn là cái tên mà người ta nhắc đến. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ nôm. Những tác phẩm của Hồ Xuân Hương không chỉ thể hiện nỗi lòng của bà với xã hội trọng nam khinh nữ, bênh vực người phụ nữ mà còn thể hiện được tinh thần phục hưng trong đó.
Tinh thần phục hưng là gì?. Nếu như đã biết đến Hi lạp hẳn chúng ta biết đến nền văn học phục hưng phương Tây. Có thể nói phục hưng là bộ phận văn học thể hiện những quan điểm mới mẻ về con người, đề cao cái bản năng của con người, khám phá cơ thể con người. Những nhà văn nối tiếng của thời ấy như Xếch xipia, boccaccio…Những nhà văn nhà kịch ấy đã đem đến những quan điểm mới mẻ về bản năng của con người. Không những thế tinh thần phục hưng còn thể hiện qua những ngành như hội họa nữa. Và ở Việt Nam nhà thơ Hồ Xuân hương cũng thể hiện tinh thần phục hưng, cái nhìn mới mẻ và đề cao bản năng của con người.
Chúng ta thường biết đến thơ Xuân Hương có hai nét đó chính là “thanh” và “tục”. Những cái thanh thì không nói làm gì nhưng chính những cái “tục” kia thể hiện tinh thân phục hưng trong thơ của bà chúa thơ Nôm này.
Thơ Hồ Xuân Hương có người khen cũng có có người chê. Nhưng tựu chung lại thì thơ của bà có những cái dâm và tục. Chính những thứ ấy mang dáng hình của tinh thần phục hưng. Nó đề cao cái bản năng cái tự nhiên của con người. Với Hồ Xuân Hương bà đề cao cái tự nhiên ấy. Cơ thể người đàn ông hay cơ thể người phụ nữ trong thơ bà thể hiện rõ điều đó. Người ta hiểu thơ bà qua cái nghĩa đen của câu chữ rồi lại xuất hiện ngay sau đó cái nghĩa bóng ám chỉ điều gì. Không phải đầu óc người đọc đen tối mà dựa vào văn cảnh thì quả thật khó cho người ta nghĩ khác được. Thơ Xuân Hương là vậy đây thanh mà tục tục mà thanh.
Về những bậc nam nhi thì thơ Xuân Hương có những câu thơ như:
“con cò mấp máy suốt đêm thâu”
“một suốt đâm ngang thích thích mau”
rồi lại đến những câu thơ khác như :
“chày kình tiểu để suông không đấm”
Có thể nói trong văn cảnh của từng bài thơ mà người đọc cảm nhận được những vần thơ kia như thể hiện cái cơ quan sinh dục của người đàn ông. Không biết tại sao nhưng Xuân Hương để ngữ cảnh như thế người đọc không thể hiểu theo ý nghĩa khác được.
Đến những người phụ nữ cũng thể, những bộ phận đẹp và kín nhất trên người phụ nữ cũng được Xuân Hương thể hiện trong thơ của mình. Nào là:
“lược trúc chải cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông”
Chưa cần đến những lời miêu tả cụ thể ấy thế mà thơ Hồ Xuân Hương cứ thể mang những cơ thể của người phụ nữ đang ngủ say ra phô bày trước mắt mọi người. Đôi gò bồng đảo kia chính là bầu ngực của người con gái. Không phải Xuân Hương dâm tục mà ở đây bà muốn tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ đó chính bầu ngực để hở khi ngủ say. Thế rồi trong bài thơ cái quạt Xuân Hương lại viết:
“Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
…………
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”
Hay trong bánh trôi nước “thân em vừa trắng lại vừa tròn” , quả mít “da nó sù sì múi nó dày” hoặc bài thơ giếng nước:
“cầu trắng phau phau đôi ván ghép
nước trong leo lẻo một dòng thông
cỏ gà lún phún leo quanh mép
cá diếc le te lách giữa dòng”
chính bởi những dòng thơ ấy mà người ta hiểu đến cái ý nghĩa thứ hai trong thơ Hồ Xuân Hương nhưng không phải vì thế mà người ta gán cho bà “bệnh hoạn”. Thơ Xuân Hương không cố tình nói đến những điều đó. Tuy nhiên ở khía cạnh văn học mà nói thì thơ Hồ Xuân Hương mặc nhiên coi chuyện ấy là bình thường. bà lấy thơ ca để mô tả cơ thể của người phụ nữ. Có thể nói bà coi những gì bà nói lên trong thơ về người đàn bà là quá tự nhiên bình thường. ở đây ta thấy trong suy nghĩ của Xuân Hương cũng mang một tinh thần phục hưng rồi.
không chỉ dừng lại ở ý nghĩa nói lên cơ quan sinh dục của người nam nhi và người con gái thơ Xuân Hương còn có những câu thơ khiến cho người ta thấy được cả “chuyện nam nữ” ở đây:
“trai du gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”
Câu thơ là cả những ngụ ý khiến cho người ta hiểu nhầm, những động tác kia khiến cho người ta liến tưởng đến trượt ba lê thế nhưng câu thơ kia lại làm cho người đọc nghĩ đến những chuyện “nam nữ”.
Không ai có thể bênh vực cho những dòng thơ ấy, cũng không ai là không nghĩ như thế nếu không đọc tên nhan đề thì làm sao có thể hiểu đúng cái ý thơ Xuân Hương muốn nói. Nhưng cái chuyện “nam nữ” ở đây thật sự quá lộ liễu. Đó phải chăng chính là tinh thần phục hưng trong thơ bà.
Về nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương thì bà chọn những từ nói lái, nói lõm để nói ý lên những chuyện kia. Chính vì cách nói ỡm ờ ấy mà khiến cho trí tưởng tượng của người đọc được phát triển. Những câu nói lái ấy vô tình làm cho người đọc hiểu ra cái nghĩa thứ hai.
Như vậy qua đây ta thấy được thơ Hồ Xuân Hương mang đậm tinh thần phục hưng. Chủ nghĩa tự nhiên cứ thế xuất hiện trong thơ bà. Có thể nói sống trong xã hội như thế mà Xuân Hương có một tinh thần ấy thì quả thật là rất tiến bộ so với thời ấy rồi.