Nghị luận bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến
Nghi luan bai tho Thu dieu cua Nguyen Khuyen – Đề bài: Em hãy viết bài văn Nghị luận Thu điếu của Nguyễn Khuyến (SGK 11 tập 2). Nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta không thể nào không nhắc đến chùm thơ thu của ông. Trong chùm thơ thu ấy có ba bài thơ thôi nhưng lại mang đến tất cả những cảnh mùa ...
Nghi luan bai tho Thu dieu cua Nguyen Khuyen – Đề bài: Em hãy viết bài văn Nghị luận Thu điếu của Nguyễn Khuyến (SGK 11 tập 2). Nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta không thể nào không nhắc đến chùm thơ thu của ông. Trong chùm thơ thu ấy có ba bài thơ thôi nhưng lại mang đến tất cả những cảnh mùa thu trên làng cảnh quê hương Việt Nam. Đặc biệt trong đó có bài thơ thu điếu không những mang đến cho ta cảnh vật mùa thu mà còn mang đến những tâm trạng của nhà thơ và thú ...
– Đề bài: Em hãy viết bài văn Nghị luận Thu điếu của Nguyễn Khuyến (SGK 11 tập 2).
Nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta không thể nào không nhắc đến chùm thơ thu của ông. Trong chùm thơ thu ấy có ba bài thơ thôi nhưng lại mang đến tất cả những cảnh mùa thu trên làng cảnh quê hương Việt Nam. Đặc biệt trong đó có bài thơ thu điếu không những mang đến cho ta cảnh vật mùa thu mà còn mang đến những tâm trạng của nhà thơ và thú câu cá mùa thu.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy tiếng. Theo như đặc điểm của thể thơ này thì mấy câu đầu chuyên về tả cảnh còn những câu thơ về sau thì nghiêng về tả tình. Tóm lại bằng những hiệu quả của thể thơ này thì Nguyễn Khuyến đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thu và một bức tranh tâm trạng của người đang câu cá.
Trước hết là hai câu đề, hai câu thơ ấy có thể nói là những tả cảnh đẹp tiêu biểu của mùa thu. Bằng những cảm nhận của cảm giác trực quan Nguyễn Khuyến đã mang đến một bức tranh tuyệt vời của mùa thu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Đúng là mùa thu câu cá, ngay mở đầu bài thơ Tam Nguyên Yên Đổ đã dựng lên một cảnh ao thu lạnh lẽo mà trong trẻo đến mức có thể thấy đáy của nó. Chính vì câu cá cho nên tác giả nhắc đến ao cá trước sau đó mới có bầu trời thu. Mùa thu đến không chỉ in dấu mình trên bầu trời cảnh vật mà nó còn in trên dòng nước của ao cá kia. Trên mặt ao người câu cá vẫn đang ngồi đợi cá cắn câu mà ngắm nhìn cái trong veo của nước. Nước ao ấy không có mà trong xanh như mùa hè mà nó mang một màu trong trắng trong trẻo. Có thể là bầu trời thu kia đã làm cho màu của nước trở nên như thế. Và cũng trên mặt ao ấy cái se lạnh của mùa thu làm cho không gian thêm phần lạnh lẽo hơn. Trên cái bao la sâu thẳm của ao nước thì một chiếc thuyền câu bé tẻo teo trên xuất hiện. Nhà thơ thể hiện sự nhỏ bé của chiếc thuyền hay cũng chính là con người trữ tình trong cái rộng lớn của không gian nơi đây. Phải chăng nhà thơ đang thể hiện tâm trạng lạc lõng, lạnh lẽo cô đơn của bản thân mình qua sự nhỏ bé của con thuyền ấy. Hai chữ “tẻo teo” gợi cho ta sự nhỏ bé vô cùng của con thuyền, dường như trong bức tranh thu ấy con thuyền chỉ như một dấu chấm to hay có thể là to hơn dấu chấm một chút mà thôi.
Như vậy nhà thơ không bắt đầu vẽ bức tranh thu bằng một bầu trời trong trẻo, cũng không làm dấu hiệu thu bằng hương ổi như nhà thơ Hữu Thỉnh mà tập trung vào miêu tả những màu sắc không khí lạnh lẽo của ao thu.
Đến hai câu thơ tiếp theo chúng ta lại được đắm chìm trong sự hấp dẫn của cảnh vật nơi đây. Và đặc biệt chúng ta cũng thấy được sự chuyển động của mùa thu trên ao cá ấy:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”
Nói là chuyển động nhưng thật sự phải nói là cố gắng nhìn lắm thì mới có thể phát hiện ra được. Mùa thu vốn nhẹ nhàng như thế nên nó luôn hội tụ tất cả những gì gọi là nỗi niềm của con người. trên ao cá ấy những con sóng cũng xuất hiện tuy nhiên nó không phải là cái sóng dữ dội mà nó chỉ “gợn tí”. Một chữ sóng gợn thôi cũng đã đủ làm cho ta thấy được sự im ắng đến chuyển động cũng như không huống chi ở đây nhà thơ lại dùng đến ba từ là “ hơi gợn tí”. Có thể thấy nhà thơ đã quan sát tinh tế lắm mới miêu tả được như thế. Sóng mang màu xanh biếc và sự chuyển động của sóng còn lá thì sao. Trong bức tranh mùa thu ấy Nguyễn Khuyến đã điểm thêm chiếc lá vàng trước gió nhè nhẹ của mùa thu mà khẽ đưa vèo. Ở đây ta thấy lạ vì “vèo” thường dùng để chỉ trạng thái nhanh chứ không phải chậm như thế kia. Có thể nói Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ đó để thể hiện ý đồ nghệ thuật của bản thân mình. Chiếc lá vàng kia rơi nhẹ thật nhưng nó chao nghiêng rồi lượn lượn mấy vòng như là lao đầu xuống thì tác giả gọi nó là vèo chứ không phải là nó rơi nhanh.
Như vậy hai câu thơ này đã mang đến cho chúng ta thêm những hình ảnh và sự chuyển động của những hình ảnh ấy. Vậy là bức tranh thiên nhiên không chỉ có màu sắc hình ảnh mà còn có cả những không khí những chuyển động đậm chất mùa thu.
Hai câu thơ trên với những chuyển động nhẹ nhàng khép lại để nhường cho hai câu thơ tiếp bật lên:
“Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”
Lại là những màu sắc hình ảnh của mùa thu nhưng trong cái cảnh thu ấy lại thấy được cái tình thu của lòng người. Bây giờ tác giả không quan sát những vật trên mặt ao nữa mà nhìn lên trên phía bầu trời với những đám mây lơ lửng. Nhà thơ như ngắm nhìn màu trời của mùa thu. Những đám mây thì lơ lửng trên cao nhẹ nhàng lắm còn bầu trời khoác lên mình màu xanh ngắt yêu làm sao. Nhìn lên bầu trời rồi nhà thơ lại nhìn xuống dưới những ngõ trúc quanh co của làng quê mà không thấy bất cứ một ai cả. Có thể nói đến hai câu thơ này không gian không chỉ bó hẹp trong cái ao thu kia nữa mà nó mở rộng lên cả không gian của bầu trời và ngõ trúc. Ấy thế mà không có bất cứ một tiếng động của một chú chim nào hay một tiếng đi của bước chân người. Không gian càng rợn ngợp bao la hơn như đang dần nuốt lấy cái cô đơn của nhà thơ.
Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ, đó là sự cô đơn lạc lõng buồn khi không có ai bầu bạn, buồn vì tuy về ở ẩn rồi nhưng tâm trạng không thấy khá hơn. Nỗi lo cho nhân dân bấy lâu nay không bao giờ nguôi nhưng lại bất lực không thể giúp gì.
Kết thúc bài thơ và dòng tâm trạng của mình Nguyễn Khuyến lại trở lại với những hình ảnh của một cụ già ngồi câu cá, ngồi đợi cá cắn câu:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Trạng thái “tựa gối ôm cần” cho thấy sự buồn chán của nhà thơ, có lẽ nhà thơ không phải ngồi ở đó để câu cá mà ngồi ở đó trong tư thế của người trầm tư đang suy nghĩ về một vấn đê gì đó. Không phải không có cá cũng không phải cá không cắn câu mà nhà thơ tay thì ôm cần nhưng đầu lại không nghĩ đến việc câu cá. Còn những con cá kia lại đớp động dưới chân bèo. Những hình ảnh thơ vô cùng gần gũi với làng cảnh Việt nam và cũng rất đặc trưng cho thu bởi hình ảnh nhẹ nhàng. Cuối cùng thì kết lại bài thơ cũng có những âm thanh tuy là rất nhỏ của tiếng cá.
Tóm lại qua bài thơ ta thấy được một bức tranh thu có đầy đủ màu sắc âm thanh, hình ảnh, chuyển động thế nhưng màu sắc ấy chỉ là những màu nhẹ nhàng, âm thanh ấy chỉ là những âm thanh nhỏ nhẹ, hình ảnh chuyển động ấy gần như là không. Và cảnh dường như mang tâm trạng của nhà thơ. Đó chính là tâm trạng lo lắng cho nhân dân, buồn trước cuộc đời không như ý mong muốn của mình.