24/05/2017, 14:06

Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Phan tich doan trich Le get thuong – Đề bài: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu là cái tên khi nhắc đến chúng ta không thôi ngưỡng mộ trước tài năng của ông. Nguyễn Đình Chiểu như một ngôi sao sáng trên nền văn học của nước ta. Với ...

Phan tich doan trich Le get thuong – Đề bài: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu là cái tên khi nhắc đến chúng ta không thôi ngưỡng mộ trước tài năng của ông. Nguyễn Đình Chiểu như một ngôi sao sáng trên nền văn học của nước ta. Với những quan điểm tích cực cùng với những thể loại phong phú Nguyễn Đình Chiểu không chỉ thành công với văn tế mà còn thành công với thể loại truyện thơ. Trong tác phẩm ...

– Đề bài: .

Nguyễn Đình Chiểu là cái tên khi nhắc đến chúng ta không thôi ngưỡng mộ trước tài năng của ông. Nguyễn Đình Chiểu như một ngôi sao sáng trên nền văn học của nước ta. Với những quan điểm tích cực cùng với những thể loại phong phú Nguyễn Đình Chiểu không chỉ thành công với văn tế mà còn thành công với thể loại truyện thơ. Trong tác phẩm truyện thơ ấy chúng ta có thể biết đến đoạn trích lẽ ghét thương thể hiện những tâm tư tình cảm của ông quán trọ, đồng thời nó cũng thể hiện lẽ ghét thương của nhà thơ.

Lẽ ghét thương được trích từ truyện lục vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích nói lên sự ghét và sự thương của ông bán quán nước. Hoàn cảnh để ông lão bày tỏ lẽ ghét thương của mình là khi bắt gặp Lục Vân Tiên cùng với Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thi thố với nhau. Đến khi Trịnh Hâm và Bùi Kiềm thua thì lại chấp nhận mà đổi cho bên Lục Vân Tiên gian lận. Chính vì thế ông quán thấy bất bình và lên tiếng thể hiện sự ghét thương của bản thân mình. Có. thể nói ở đây ta thấy tác giả đã nhờ ông quán kia nói lên cái sự ghét thương của bản thân mình. Ông quán kia không phải là người không hiểu biết mà thật ra ông cũng đã từng học rất nhiều nhưng vì chán ghét cảnh quan trường thi cử cho nên ông quyết định làm một ông già bán nước mà thôi. Điều đó thể hiện tâm tưởng của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và của những bậc nho sĩ nói chung. Họ đều chán ghét cảnh quan trường thi cử với những bất bình chanh chấp mà trở về làm những người nông dân bình thường để có một cuộc sống tuy thanh đạm nhưng rất đỗi bình yên.
Bốn câu thơ đầu ông quán lên tiếng khi thấy những bất bình của cuộc thi giữa bốn người sĩ tử kia. Vì lòng dạ ngay thẳng vốn đã rời bỏ chốn thi cử từ lâu nhưng khi thấy sự ngang ngược của Trịnh Hâm, Bùi Kiệm nên ông mới cất lời nói mà thôi:

“Quán rằng: “Kinh sử đã từng”,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

phan tich le ghet thuong cua nguyen dinh chieu

Đến đây chúng ta thấy ông quán bắt đầu thổ lộ những điều mà mình ấp ủ bấy lâu. Hiện tại là một ông quán nước thật đấy thế những xưa kia khi ông còn trẻ ông cũng là một người dùi mài kinh sử và dấn thân vào những cuộc thi. Thế nhưng hiện tại đã khiến cho ông bày tỏ nỗi xót xa, nỗi ghét thương trong lòng mình. Chính vì cuộc thi họa xướng của bốn người kia khiến cho ông Quán phải bật cười mà khuyên Vân Tiên nên biết chọn bạn mà chơi. Vậy nên ông quán đã thể hiện điều đó trong bốn câu thơ đầu.

Chính bởi thấy ông quán đã dùi mài kinh sử là bậc tiền bối đi trước ắt hẳn là có nhiều kinh nghiệm cho nên Lục Vân Tiên thể hiện sự ham học hỏi và tôn trọng của người đi trước của mình qua việc hỏi về lẽ ghét thương ở trên đời này:

“Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?””

Lục Vân Tiên thể hiện sự khiêm tốn của mình cũng là muốn nghe ông quán truyền đạt những kinh nghiệm của bản thân để học hỏi. Lục Vân Tiên nói chưa hiểu lắm về thương hay ghét cho nên muốn ông quán có thể chỉ dạy cho mình. Không biết rằng lẽ ghét thương ở đời thể hiện như thế nào.
Khi ấy ông quán sẵn sàng nhận lời mà thể hiện những lẽ ghét thương của bản thân mình. Trước tiên ông nói về ghét trước, bởi cái sự ghét luôn khiến cho người ta thấy khó chịu chứ không yêu mến như sự thương:

“Quán rằng: "Ghét việc tầm phào
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm. ”

Ông quán thẳng thắn thể hiện quan điểm của bản thân mình. Ông ghét truyện tầm phào trong cuộc sống thường trực, chuyện tầm phào là những truyện vu vơ hão huyền không có ý nghĩa gì. Một câu thơ có đến ba từ “ghét” điệp đi điệp lại thể hiện sự căm ghét của ông quán với những truyện vô nghĩa trên đời. Không những thế những từ ghét ấy kết hợp với những tính từ như “cay”, “đắng” rồi sau đó là ghét vào tận tâm càng thể hiện sự ghét của ông lão. Đối với một con người ngay thẳng và biết thời thế như ông thì có thể nói những việc làm tầm phào kia khiến cho ông cảm thấy ghét vào tận tâm can của mình.

Thế rồi ông nêu lên những việc tầm phào ấy trong những câu thơ tiếp theo:

“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bể dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quí phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân. ”

Có thể thấy hai câu thơ một cứ là biểu hiện của những việc làm tầm phào và câu thứ hai là kết quả hay chính là việc làm tầm phào ấy. Ông quán hay chính là tác giả như đang kể tội những hôn quân làm cho cuộc sống nhân dân phải điêu đứng đau khổ. Nói tóm lại rằng ông quán kia yêu thương nhân dân và ghét những gì, những ai làm cho những người nông dân phải khổ. Nào là đời Kiệt, Trụ vì mê nhan sắc mà để nhân dân sống cảnh nghèo khổ. Đời U, Lệ thì xảy ra nhiều chuyện để cho cuộc sống nhân dân lầm than muôn phần. Rồi lại đời Ngũ bá làm cho nhân dân nhọc nhằn, đời Thúc quý phân tranh đất nước khiến cho cuộc sống nhân dân rối ren đau khổ. Như vậy có thể thấy rằng chính những lời tố cáo kia thể hiện quan điểm lẽ ghét của ông quán. Ông ghét những gì có hại cho cuộc sống của nhân dân.

Nói hết phần ghét cay, ghét đắng với giọng điệu như căm thù uất hận ấy đến lẽ thương trên đời nhịp thơ trùng lại trìu mến hơn. Nếu như những câu thơ ghét kia hùng hồn bao nhiêu thì đến câu thơ thương lại nhẹ nhàng, nhơ thương người xưa bấy nhiêu:

“Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông
Thương thầy Nhan Tử dở dang.
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”

Đó là những cái tên của những vị dan tướng ngày xưa, hàng loạt những cái tên được ông quán nhắc đến với sự tôn trọng nhớ thương. từ Khổng Tử, Nhan Hồi, Đổng Trọng Thư, Gia Cát Lượng, cho đến Đào Tiềm, Hàn Dũ, Chu Hi, Trình Di, Trình Hiệu đời Đường-Tống, tất cả đều là những cái tên nổi tiếng trong lịch sử. Ông thương họ bởi vì họ là những người tài giỏi trung quân thế nhưng lại có cuộc sống vô cùng dở dang. Tóm lại những người ấy là những người lý tưởng đức độ và tài năng đều sẵn có vì thế cho nên ông quán thương cho họ.

Từ những lẽ ghét thương ấy đến hai câu thơ kết bài ông quán như tổng kết lại cái lẽ ghét thương của mình:

“Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”

Tất cả những triều đại khiến cho ông quán ghét kia hay là những người tài giỏi ông quan thương thì đều là những con người được ghi tên vào lịch sử với những tội ác, những chiến công thật sự. Chính vì thế mà ông quán như thể hiện được sụ uyên thâm của mình về kinh sử. Tuy ông không còn đi thi nữa nhưng ông vẫn nhớ rất rõ và cứ mỗi lần ông xem qua kinh sử thì lại nửa ghét nửa thương.

Như vậy qua đây nhà thơ đã xây dựng thành công nhân vật ông quán để thể hiện quan điểm của mình. Nói cách khác quan điểm lẽ ghét thương của ông quán gián tiếp thể hiện quan điểm và lẽ ghét thương của tác giả. Thương là thương những người có tài có đức, ghét là ghét những việc làm vô nghĩa, những việc làm có hại cho cuộc sống của nhân dân. Ta thấy lấp lánh một tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ ở đây.

0