28/05/2017, 21:03

Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường

Đề bài: Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số trường phổ thông hiện nay. GỢI Ý A. Về kĩ năng – Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một hiện tượng xã hội. – Nêu rõ quan điểm đánh giá về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số nhà trường phổ ...

Đề bài: Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số trường phổ thông hiện nay. GỢI Ý A. Về kĩ năng – Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một hiện tượng xã hội. – Nêu rõ quan điểm đánh giá về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số nhà trường phổ thông hiện nay. – Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điểm sâu săc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ...

Đề bài: đang diễn ra ở một số trường phổ thông hiện nay.

GỢI Ý 

A. Về kĩ năng

– Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một hiện tượng xã hội.

– Nêu rõ quan điểm đánh giá về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số nhà trường phổ thông hiện nay.

– Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điểm sâu săc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… 

B. Về kiến thức

1. Giải thích thế nào là bạo lực học đường?

– Bạo lực: những mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới đụng độ, va chạm mạnh mẽ.

– Bạo lực học đường: nhũng mâu thuẫn xảy ra trong phạm vi trường học.

2 Những biểu hiện và thực trạng của vấn đề bạo lực học đường 

a. Những biểu hiện:

 – Sự xích mích giữa các học sinh với nhau hoặc học sinh với giáo viên.

– Giao tiếp với nhau bằng những lời lẽ thiếu văn hoá dẫn đến xô xát và đánh nhau.

– Một số kéo bè kéo cánh, nhờ sự giúp đỡ từ phía ngoài, sử dụng hung khí khi đánh nhau: dao, côn…

b. Thực trạng:

– Diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến ở một số trường phổ thông.

– Đã được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng (Học sinh cần nêu dẫn chứng cụ thể). 

3. Nguyên nhân và giải pháp

a. Nguyên nhân

– Các em tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin mang tính bạo lực: phim ảnh, trò chơi (qua mạng internet, băng đĩa…)

– Sự buông lỏng trong việc quản lí của gia đình, nhà trường, các tổ chức ban ngành liên quan.

– Thiếu những sân chơi lành mạnh, bổ ích.

–  Áp lực học tập căng thẳng…

b. Giải pháp

– Tăng cường công tác quản lí giáo dục học sinh, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, các ban ngành xà hội.

– Tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

– Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu ngoại khoá với nhiều chuyên đề xoay quanh việc giáo dục đạo đức học sinh.

– Học sinh tập trung vào việc học, tìm thấy niềm vui, hứng thú đối với môn học.

4. Thái độ của bản thân trước vấn đề bạo lực học đường

– Đây là vấn đề cần dẹp bỏ bởi nó gây ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của học sinh, ảnh hưởng đến tinh thần học tập, tổn thương tình cảm, tạo làn sóng lo sợ trong xã hội. Đồng thời đây chính là mầm mống cho những hành vi tội ác. Nó làm mất đi vẻ đẹp và sự uy nghiêm của môi trường giáo dục.

– Lời khuyên cho các bạn học sinh: cần kiềm chế bản thân, không được nóng nảy, biết bình tĩnh xử lí các sự việc, khi cần có thể nhờ đến người lớn: thầy cô, bố mẹ giải quyết, góp ý giúp.

* Lưu ý:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý trên. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, đưa ra và giải quyét vấn đề một cách sâu sắc, có mở rộng liên hệ, thể hiện người viết có vốn sống phong phú.

DƯƠNG VĂN MƯU

GV. THCS Thụy Lôi – Tiên Lữ – Hưng Yên

Từ khóa tìm kiếm

  • suy nghĩ của em về bạo lực học đường
  • suy nghi cua em ve bao luc hoc duong
  • suy nghi ve bao luc hoc duong
  • suy nghi cua em ve van de bao luc hoc duong
  • suy nghĩ về bạo lực học đường
  • hịên tuợng bạo lực học đừơng
  • suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường
  • suy nghĩ về vấn đề bạo lực học đường
  • Suy nghi ve hien tuong bao luc hoc duong
  • suy nghi ve tinh trang bao luc hoc duong
0